Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/06/2017, 14:51 PM

Giao lưu tại Đại học Vienna về văn hóa Phật giáo Tây Tạng

Thứ ba, ngày 20/06/2017, phái đoàn Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) đã kết thúc buổi giao lưu giữa Đại học Vienna - Trường đào tạo cổ kính nhất nước Áo về văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

Chuyến viếng thăm này nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về lịch sử và thực tế về Tây Tạng thông qua các bài thuyết trình và giao lưu đối thoại.

Với hình ảnh và tài liệu, Giáo sư Hạc Thế Nguyên (郝世元), Trưởng khoa Dân tộc học, thành viên Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), trưởng phái đoàn đã thuyết trình về văn hóa Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Vienna trong chuyến viếng thăm đầu tiên của họ.

Bài thuyết trình của Giáo sư Hạc Thế Nguyên đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả địa phương.

Tiến sĩ Rudolf Schneider tại trường Đại học Vienna phát biểu: “Lần đầu tiên tôi biết có nhiều chương trình phát thanh và truyền hình, báo chí, thậm chí các ứng dụng điện thoại di động có sẵn bằng các ngôn ngữ Tây Tạng”. Tiến sĩ Rudolf Schneider nói thêm rằng hình thức giảng dạy và trao đổi trực tiếp với các học giả từ Trung Quốc sẽ giúp loại bỏ những thành kiến trong suy nghĩ của một số người phương Tây.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Giáo sư Richard Trappl, Viện trưởng Viện Khổng Tử tại Đại học Vienna bày tỏ hy vọng sẽ tổ chức được thêm những cuộc giao lưu trao đổi như vậy để có thể đưa các học giả và giới tinh hoa Trung Quốc và Áo xích gần lại với nhau. Từ đó phần nào xóa đi những hiểu lầm và hợp tác trên sự tin tưởng lẫn nhau để tình cảm giữa hai nước càng thêm sâu sắc.

Giáo sư Richard Trappl lần đầu tiên viếng thăm Tây Tạng vào năm 1982, lần thứ hai vào năm 2014 đã chứng kiến những thay đổi lớn ở Tây Tạng, đặc biệt là sự phát triển trong hạ tầng cơ sở, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn văn hóa.

Giáo sư Richard Trappl nói: “Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những di sản văn hóa bí ẩn độc nhất của nó là những lời kêu gọi, và hầu hết chúng ta đều quan tâm đến việc bảo tồn sinh thái và bảo tồn văn hóa ở Tây Tạng.

Vân Tuyền (Nguồn: Tân Hoa Xã)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm