Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/04/2014, 08:42 AM

Giới thiệu sách phục vụ Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2014 tại Việt Nam

Nhận dịp đại lễ Phật đản - vesak Liên Hợp Quốc 2014 tổ chức tại Viêt Nam (từ ngày 8 - 10/5/2014 tại chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình). Chúng tôi giới thiệu đến quý vị cuốn sách  Buddist Temples in Viet Nam và cuốn Chùa Việt Nam.

Sách CHÙA VIỆT NAM tác giả: Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự - Phạm Ngọc Long, biên tập: Lê Văn Lan - Nguyễn Duy Chiếm.

Cuốn sách gồm 3 phần chính.

Phần một bao gồm công trình nghiên cứu của Gs.Hà Văn Tấn về toàn cảnh các ngôi chùa Việt Nam qua các thời kì lịch sử và trong đời sống văn hóa dân tộc cũng như đặc điểm Phật giáo và văn hóa tâm linh của dân tộc được thực hiện ở các ngôi chùa.

Phần hai: Hình ảnh và tiểu dẫn về lịch sử hình thành và phát triển của các ngôi chùa tiêu biểu khắp đất nước, giới thiệu cảnh quan sinh hoạt, kiến trúc…của các ngôi chùa.

Phần ba: Danh sách các ngôi chùa được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia. 

Cuốn Chùa Việt Nam được hội xuất bản Việt Nam đánh giá là công trình ấn phẩm đẹp và hay nhất năm 2008 và đã đoạt 2 giải vàng sách hay, sách đẹp năm 2010 
 
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI 
CHÙA VIỆT NAM in lần thứ 5

Điểm nổi bật trong lần in này là bổ sung nghiên cứu và giới thiệu Những ngôi Chùa trên quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa - một phần đất nước thiêng liêng từ nghìn xưa, có Trời Phật, Thánh Thần bảo hộ, che chở và Chùa Hang tỉnh Thái Nguyên, thuộc loại hình chùa miền núi đặc sắc, nâng tổng số chùa được khảo cứu lên 122 ngôi trong cả nước.

Tác giả: Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự – Phạm Ngọc Long. 
Biên tập: Lê Văn Lan – Nguyễn Duy Chiếm.

Sách dày 538 trang, khổ 22 x 26cm, in trên giấy couche’ bìa cứng với 1.100 ảnh màu, ảnh đen trắng, 20 bản vẽ…. Nhà xuất bản Thế Giới – 2013.
      
Theo Giáo sư Hà Văn Tấn “Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu công nguyên. Trong khoảng thời gian đó, các ngôi chùa đã dần dần mọc lên trong các thời gian khác nhau và trên các không gian khác nhau ở Việt Nam. Cho đến lúc mỗi làng có một ngôi chùa . Chùa Việt Nam là nơi thờ Phật, và trong nhiều trường hợp thờ cả thần…Khảo sát những ngôi chùa đó, chúng ta không những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam …”
 
Sách Chùa Việt Nam gồm 3 phần:

Phần  I:

Tổng luận về Chùa Việt Nam của Gs.Hà Văn Tấn gồm 3 chương: 
 
1 - “Chùa Việt Nam: một cái nhìn chung”: trình bày các kiến thức chung quanh ngôi chùa Việt Nam: từ  khái niệm về chùa đến công việc xây chùa, từ việc chọn đất xây chùa đến  các kiểu chùa và cách bài trí tượng thờ trong chùa.

2 - “Chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”: trình bày diễn biến của một ngôi chùa Việt Nam từ lúc khởi đầu từ đầu Công nguyên, vốn hãy còn là các giả thiết đến dấu tích tháp Nhạn (Nghệ An) thế kỷ VII - IX, từ các cột kinh Phật thế kỷ X ở Hoa Lư cho đến tình hình xây dựng chùa tháp thời Lý, thời Trần, thời Mạc, thời Trung hưng, từ các ngôi chùa ở phía Bắc cho đến các ngôi chùa ở Trung Bộ, Nam Bộ.

3 -  “Chùa Việt Nam trong đời sống văn hoá cộng đồng” trình bày vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hoá Việt Nam, trong đó mỗi ngôi chùa cổ vừa là một bảo tàng lắng đọng quá khứ, một bảo tàng sống khi nó vẫn hàng ngày tham gia vào đời sống văn hoá cộng đồng, khi mà chùa chiền là nơi siêu độ cho các linh hồn, nơi tiến hành các nghi lễ gắn bó chặt chẽ với việc cầu mưa, nơi diễn ra các lễ hội, các nghi lễ cổ truyền.

Phần II:

Giới thiệu 122 ngôi chùa tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước qua các thời kỳ: từ đầu Công nguyên, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Nguyễn đến những ngôi chùa mới phục dựng gần đây như chùa Non (Hà Nội), chùa đang trong giai đoạn hoàn thiện như chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Thanh Long (Bình Phước)… Đặc biệt, những ngôi chùa trên Quần đảo Trường Sa, không chỉ biểu hiện các tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở vùng xa xôi này của đất nước, mà còn biểu hiện tình yêu nồng nàn của nhân dân với con người và thiên nhiên của vùng đất đầu sóng ngọn gió này, gắn liền với ý thức quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Tổ quốc.

Mỗi một ngôi chùa có một phần viết tóm tắt lịch sử. Kèm theo đó là các bản vẽ, ảnh minh hoạ đẹp về di tích và di vật.

Với 1.100 bức ảnh nghệ thuật của các tác giả: Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, với sự cộng tác của các tác giả khác, đặc biệt là của Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương Tích, Hà Nội, sẽ đưa bạn đọc đến những “ngôi chùa đang sống thật sự giữa các cộng đồng làng xã Việt Nam”.

Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh, lúc suy, nhưng cho đến nay ngôi chùa vẫn có một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hóa của người Việt Nam.

Phần III:

Danh sách 773 ngôi chùa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 ). 

Nhận xét của PGS.TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện khảo cổ học về cuốn sách: “Chùa Việt Nam là một công trình khoa học phổ cập kiến thức đạt trình độ cao. Nó vừa khoa học, vừa hấp dẫn, vừa trí tuệ, vừa công phu. Chắc chắn đây là cuốn sách có sức sống lâu bền trong đời sống khoa học cũng như đời sống tinh thần của những bạn đọc yêu mến văn hóa dân tộc”.

Nguyễn Văn Kự
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm