Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/09/2014, 15:50 PM

Góc nhìn truyền thông từ vụ "đốt tượng Phật"

Giới Phật giáo chúng ta càng hết sức cẩn trọng với truyền thông, “phàm làm việc gì cũng nghĩ đến hậu quả của nó”, nên nghĩ tới những phản ứng ngoài ý muốn đối với những sự kiện được đưa lên truyền thông.

Nghi lễ?

Sau khi bài “Đốt Phật” của chúng tôi được đăng tải trên trang Phật tử Việt Nam, báo Giác Ngộ số 761 đã đăng bài “Nhiều ý kiến về việc “phần hóa”- đốt thánh tượng tại chùa Viên Giác” của các tác giả Diệu Nghiêm, Quảng Hậu, Như Danh.

Bài viết có chiều dài đặc biệt, hơn 3 trang báo, sau khi dẫn lại ý kiến mà tôi đã nêu trong bài “Đốt Phật”,  như “phản cảm”, “không thể chấp nhận”…, đã dành một phần ghi lại ý kiến của Thượng tọa Thích Đồng Văn, trụ trì chùa Viên Giác, dưới tựa nhỏ “Ý kiến của người trong cuộc”.

Đây là việc làm đáng quý, vì đã tạo cơ hội cho người trong cuộc trình bày ý kiến, điều mà chúng tôi không làm được trong bài viết của mình. Vì vậy, bài trên báo Giác Ngộ đã làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề.

Trong phát biểu của mình, Thượng tọa Thích Đồng Văn đã dẫn một quyển sách cổ chứng minh rằng đây là một nghi lễ, việc đốt tượng Phật, mà thầy gọi là “phần hóa” chỉ là làm một lệ xưa.

Đọc kỹ đoạn văn ghi lại lời phát biểu của Thượng tọa Thích Đồng Văn, chúng tôi thấy rằng ý kiến của mình và Thượng tọa hầu như không khác gì nhau. Trong bài viết của mình, chúng tôi đã coi đây là một nghi lễ, căn cứ vào ảnh chụp ghi nhận thái độ thành kính của phật tử đứng xung quanh.

Vấn đề mà tôi đặt ra không phải là nhằm vào chính nghi lễ như ở một bài viết của một tác giả khác, mà chỉ nhằm vào việc truyền thông đối với nghi lễ này.
Vị "thầy" châm lửa - ảnh Facebook
Nghi lễ và việc truyền thông nghi lễ là 2 việc khác nhau, chúng ta cần phân biệt.

Báo Giác Ngộ đã đặt đoạn văn sau đây trong box nền màu xanh dương: “Đối với hầu hết phật tử bình thường, hình tượng Đức Phật, chư vị Bồ tát, Thánh Tang… là đối tượng của tín ngưỡng, lễ lạy cầu nguyện. Đó là những hình tượng thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nên khi thấy hình ảnh một vị tăng châm lửa đốt tượng, hầu hết đều tỏ ra bức xúc, cho đó là “phản cảm”, không thể chấp nhận được, nhất là nó được diễn ra trong một ngôi chùa thuộc GHPGVN”.

Ở đây, chúng ta đọc thấy cụm từ “khi thấy hình ảnh”. “Khi thấy hình ảnh” là kết quả của một hoạt động truyền thông.

Như vậy, nếu đây là một nghi lễ, thì vấn đề theo cách nhìn của chúng tôi không phải ở nghi lễ, mà chính là ở khâu truyền thông về nghi lễ.

Truyền thông về nghi lễ “phần hóa”

Cụ thể, việc truyền thông ở đây là tổ chức đông người tham dự chụp ảnh, quay phim, đưa lên mạng internet.

Việc truyền thông như vậy đã biến cuộc lễ trong nội bộ một ngôi chùa, có thể coi là việc riêng của ngôi chùa đó, thành việc chung, một sự kiện mà công chúng truyền thông trong và ngoài nước đều biết.

Thượng tọa Thích Đồng Văn cũng xác nhận điều này: “Tất cả những việc tôi làm, cả về quy cách tạo tượng, nghi thức phụng tống Phật thánh… không phải tự tôi bày ra mà đều có căn cứ theo các sách xưa như "Thích Ca hành táng, Bảo đảnh hành trì"… Điều khác là về thời gian cử hành và có sự tham dự của Phật tử”.

Chính “điều khác” đó đã tạo nên sự cố. “Điều khác” đó đã biến một nghi lễ thành một sự kiện truyền thông. Mà sự kiện truyền thông thì không thể theo chủ quan của người tổ chức nghi lễ nữa.

Trong hoạt động truyền thông, các khác thường mới là tin tức, mới trở thành sự kiện truyền thông. Việc chùa an vị Phật, tu bổ tượng Phật… không phải là tin tức. Nhưng tượng Phật cháy là tin tức. Hơn nữa, chính một vị tăng “châm lửa đốt tượng” mới là tin nóng. Ở phương Tây, người làm báo đều nắm rõ định nghĩa sau đây về tin: Chó cắn người không phải là một tin, nhưng người cắn chó là một tin!

Ở trường hợp đốt Phật, thì chính những hình ảnh vị tăng châm lửa đốt tượng Phật, tượng Phật cháy bùng, hủy hoại thành tro tàn được đưa lên mạng mới là nguyên nhân gây phản ứng. Nó là một cái boomerang truyền thông, một thứ công cụ khi tung ra thì nó sẽ quay lại người làm cái việc tung ra đó.

Tôi nghĩ, có lẽ Thượng tọa trụ trì chùa Viên Giác không lường được tác động của việc truyền thông sự kiện đốt tượng Phật, nên đã tự gây ra phiền phức, trở thành tâm điểm của sự chỉ trích, phê phán. Vì chính thầy đã tạo nên một hoạt động truyền thông quá HOT: tăng sĩ châm lửa tượng Phật, tượng Phật bùng cháy phừng phừng.

Tôi vẫn thường nghĩ đồng bào phật tử thường chất phác, dễ dãi, thì đây chính là ví dụ. Thượng tọa Đồng Văn chỉ nghĩ là làm một buổi lễ theo “lệ xưa”, sách cũ, mà không nghĩ đến tác hại của sự kiện truyền thông đốt tượng Phật, gây bùng phát phản ứng trong cộng đồng phật tử.

Nếu một cuộc lễ như vậy, không phải đốt 2-3 tượng Phật mà dù đốt cả chục tượng, chỉ diễn ra trong nội bộ nhà chùa, hạn chế phật tử (như lễ tụng giới) không chụp ảnh để rồi đưa lên mạng, thì chắc chắn, nó không thành một sự kiện truyền thông, không tạo ra phản ứng truyền thông bất lợi.

Vì vậy, giới Phật giáo chúng ta càng hết sức cẩn trọng với truyền thông, “phàm làm việc gì cũng nghĩ đến hậu quả của nó”, nên nghĩ tới những phản ứng ngoài ý muốn đối với những sự kiện được đưa lên truyền thông.

Hơn nữa, ngoài việc tự cẩn trọng còn phải đề phòng những người cố ý tập kích truyền thông vào Phật giáo, như việc họ chạy theo chụp hình một ni sư đi xe tay ga để đưa lên báo trong hoàn cảnh bình phẩm rất cay độc. Thực ra, tu sĩ có đi xe tay ga thì cũng chẳng có gì lạ, nhưng khi truyền thông hâm nóng nó lên bằng bối cảnh thì lại là việc khác.

Như vậy, cần cẩn trọng ở cả 3 việc: tự mình truyền thông, người khác truyền thông, và người khác khai thác truyền thông theo ý đồ của họ.

Đọc những lời Thượng tọa Đồng Văn giải bày, chúng ta có thể hiểu thầy, nhưng truyền thông nghiệt ngã như vậy đó. Truyền thông vô cùng nhạy cảm và thiên biến vạn hóa.

Thiết nghĩ là vạn bất đắc dĩ có “phần hóa”, thì dù là nghi lễ, thì cũng nên kín đáo, tổ chức riêng tư, không quay phim chụp ảnh, thì chắc chắn sự việc chỉ là nghi lễ, không thành một sự kiện truyền thông, một “breaking news” và sẽ không tạo nên những tác động ngoài ý muốn.

Minh Thạnh

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm