Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/02/2013, 11:12 AM

Gs.Ts Kiều Thu Hoạch: Hiểu rõ văn hóa truyền thống thì lễ hội sẽ ý nghĩa hơn nhiều

Nhìn rộng ra, thì cũng chẳng có gì quá khó hiểu về thực trạng lễ hội nay. Hãy thử tưởng tượng ra hình ảnh của trò chơi con lắc, khi chúng ta kéo quá lệch những con lắc về một bên rồi thả tay ra, nó sẽ chao đảo cho đến khi lấy lại được cân bằng

Là nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian, GS.TS Kiều Thu Hoạch có một góc nhìn khác hẳn về thực trạng lễ hội hiện nay. Theo ông, bản thân của hai từ lễ hội đã thể hiện đầy đủ bản chất của văn hóa dân gian, tín ngưỡng tâm linh. Vì vậy cần phải tôn trọng di sản mà chúng ta đang có. 



                                                                                                          Lễ hội đầu năm 

Thưa ông, nhiều năm trở lại đây vấn đề quản lý lễ hội, và thực trạng lễ hội đầu xuân  luôn là câu chuyện khiến cả xã hội quan tâm. Người ta bàn nhiều đến việc làm thế nào để trả lễ hội về đúng nghĩa của nó, trong đó nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng cần phải trả lễ hội về cho cộng đồng, tức là cộng đồng phải là chủ thể của lễ hội. Quan điểm của ông thế nào?


     GS.TS Kiều Thu Hoạch 
 - Điều này thì rõ quá rồi chứ. Tôi cũng cho rằng những nhà quản lý văn hóa, cụ thể là Sở VHTT&DL các địa phương không thể làm thay người dân trong việc tổ chức lễ hội. Ở đâu mà người dân là chủ thể của lễ hội, là linh hồn của lễ hội thì ở đó lễ hội mới mang đúng màu sắc và ý nghĩa của nó. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là cũng cần phải có sự điều tiết quản lý, chứ không thể để lễ hội phát triển một cách tự do thái quá.

Vậy theo ông, việc quản lý lễ hội sẽ phải như thế nào?

- Phải nhìn nhận thế này, có thời kỳ chúng ta qui lễ hội vào phạm trù mê tín dị đoan, cấm đoán, thậm chí bưng bít hoạt động lễ hội…nay lại mở cửa cho lễ hội phát triển thì nó sẽ tự bung ra thôi. Và đi kèm theo đó là những hệ lụy mà người ta vẫn gán cho những tên gọi như thương mại hóa lễ hội, tiêu cực trong lễ hội, quá tải lễ hội…

Tôi không đồng tình lắm với những quan điểm đó. Vì sao thế, lễ hội xưa nay vẫn thế, vẫn đông đúc, rộn ràng và cũng có đủ các trò vui giải trí, trong đó có cả đánh bạc. Mà đã là cuộc chơi thì có thắng, có thua, có om sòm, í ới….Người ta vẫn quan niệm phải thắng cuộc đầu năm thì mới là vận may. Lễ hội nay là lễ hội của nhịp sống hiện đại nên nó cũng phải chảy theo dòng thời cuộc. Nhưng tôi tin chắc rằng giờ chẳng ai dại gì mà đánh bạc to ở lễ hội. Nếu có thì đó chỉ là những trò vui giải trí…

Nhìn rộng ra, thì cũng chẳng có gì quá khó hiểu về thực trạng lễ hội nay. Hãy thử tưởng tượng ra hình ảnh của trò chơi con lắc, khi chúng ta kéo quá lệch những con lắc về một bên rồi thả tay ra, nó sẽ chao đảo cho đến khi lấy lại được cân bằng. Tôi tin là như thế. 

Nhưng để có sự cân bằng ấy, tôi cho rằng khâu quản lý lễ hội không thể hành chính hóa bằng sự quản lý của nhà nước được. Mà phải cần tới sự vào cuộc của cả 3 bên: nhà khoa học, nhà quản lý và sự tham gia của người dân. Cứ như hiện nay tức là chúng ta chưa có được sự phối kết hợp này.

Thưa ông, có những ý kiến cho rằng không nên quan hóa lễ hội, cụ thể hơn là quan chức thì không được đi dự lễ hội?

- Tôi nghĩ nói như thế là hơi quá đà, thái quá. Quan chức khi đi lễ hội thì cũng là dân, là người đi lễ thôi. Chúng ta phải nhìn nhận lễ hội ở góc độ văn hóa dân gian, tín ngưỡng tâm linh. Người ta đi lễ là thể hiện tín ngưỡng văn hóa, không nên có sự phân biệt như vậy. 

Như ông đã nói, để quản lý lễ hội tốt hơn thì cần có sự vào cuộc của cả ba phía. Nhưng đến hẹn lại lên, mỗi mùa lễ hội, vô số những tiêu cực lại phát sinh như chặt chém du khách, chèo kéo… Đã có những cố gắng nhất định để lập lại trật tự lễ hội, song xem ra thật khó để giải quyết triệt để?

- Tôi nghĩ đây là phạm trù ý thức. Giải quyết tốt vấn đề này, tức là phải tuyên truyền, vận động để người dân tự giác làm cho hình ảnh của lễ hội đẹp hơn lên thì sẽ dần khắc phục được.

Nhân nói về vấn đề ý thức, tôi cũng muốn bàn thêm thế này, ngày trước không một ai dám trộm cắp thứ gì đó của đình, chùa, miếu mạo, vì trong tâm thức của họ đó là chốn linh thiêng lắm. Xưa, nhiều cổng làng, đình, chùa đều có chữ Hạ mã, tức là xuống ngựa. Ai muốn qua những cổng ấy để vào trong cũng phải xuống ngựa bất kể quan hay dân. Nay, tuy người đi lễ nhiều, nhưng họ cũng vô tình không chú trọng tới những điều linh thiêng ấy. Chính vì thế mà nạn trộm cắp của đình, của chùa mới nhiều như thời gian qua. Dưới góc nhìn của tôi, tôi chỉ thấy buồn vì không ít người đi lễ và những người bàn về chuyện lễ hội hôm nay - chưa thấy hết được ý nghĩa của những giá trị văn hóa truyền thống.

Trân trọng cảm ơn ông!


Tác giả: Hương Lê/Nguồn: www.daidoanket.vn 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm