Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/03/2014, 15:44 PM

Gyatongpa: Bộ Kinh Bát Nhã viết tay nổi tiếng của Bhutan

Cuốn sách này (gọi đúng gọn là Gyatongpa) là một trong những bộ Kinh nổi tiếng nhất của Phật giáo Tạng truyền, được chấp bút vào thời Gangtey Đệ nhị là Tulku Tenzin Legpai Dhondup (1645-1726). Truy nguyên nguồn gốc của Kinh Gyatongpa cũng giống như các bản sao lục lời dạy về Trí tuệ Bát Nhã – có từ thời đức Phật còn tại thế.

Khi Michael Hawleu, giáo sư Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), xuất bản cuốn sách lớn nhất thế giới: Bhutan – Cuộc phiêu lưu tới vương quốc cuối cùng trên dãy Himalaya, có lẽ ông không biết rằng trong một ngôi chùa xa xôi ở Bhutan hiện đang lưu giữ cuốn sách còn nặng hơn cuốn sách khổng lồ nặng 60 kg của ông.

Cuốn sách này là thảo bản viết tay gồm tám ngàn kệ tụng Trí tuệ Bát Nhã (Maha Prajnaparamita), được lưu giữ trong tu viện Gangtey, nặng 80 kg với vẻ đẹp tuyệt vời, tạo nhiều cảm xúc thiêng liêng cho người nhìn thấy.
 
Cuốn sách này (gọi đúng gọn là Gyatongpa) là một trong những bộ Kinh nổi tiếng nhất của Phật giáo Tạng truyền, được chấp bút vào thời Gangtey Đệ nhị là Tulku Tenzin Legpai Dhondup (1645-1726). Truy nguyên nguồn gốc của Kinh Gyatongpa cũng giống như các bản sao lục lời dạy về Trí tuệ Bát Nhã – có từ thời đức Phật còn tại thế.

Sau khi đức Phật nhập Niết bàn, người ta tin rằng bản Kinh được cất giấu dưới Long Cung, sau đó được Bồ tát Long Thụ (Nàgàjuna) bậc đại sư người Ấn sống ở thế kỷ thứ II trước Tây lịch mang trở lại thế giới loài người. Tuy nhiên, các học giả hiện đại lại cho rằng đây là câu chuyện huyền thoại và bản Kinh có lẽ được soạn thảo vào khoảng từ năm 100 trước Công nguyên tới năm 100 sau Công nguyên ở Nam Ấn. Dù có nguồn gốc thế nào đi nữa thì Kinh Gyatongpa cũng đã được truyền bá khắp thế giới, từ Trung Hoa tới Việt Nam, từ Mông Cổ tới Indonesia, từ Hàn Quốc tới châu Mỹ. Kinh Gyatongpa đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, được nhiều học giả Phật giáo và các bậc đại sư chú giải.

Kinh Gyatongpa là tác phẩm triết học về Trí tuệ Bát Nhã, là nghi thức hành trì Đại thừa để tinh lọc và chuyển hóa nhận thức của con người về cuộc sống và thế giới. Kinh Gyatongpa đưa ra thông điệp chính: con người nên có ước nguyện trở thành một vị Bồ tát, người đã giác ngộ luôn sẵn sàng cứu độ mọi chúng sinh.

Đề cập tới những chủ đề cơ bản về trí tuệ và từ bi nên kinh Gyatongpa và các kinh khác về trí tuệ Bát nhã được coi là giáo lý trọng tâm của Phật giáo Đại thừa và có ý nghĩa rộng lớn. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi bản Gyatongpa dười triều đại Gangtey cực kỳ tinh tế, đượcthực hiện bằng vàng và bạc, tô điểm cầu kỳ, bìa làm bằng gỗ và lụa quý, xứng đáng với lời ca tụng của Karma Delek, chuyên gia bản thảo viết tay Tây Tạng: “Gyatongpa là bản kinh Phật giáo được trình bày đẹp nhất và phổ biến nhất.

Sự tôn kính bản kinh Gyatongpa và các bản văn Trí tuệ Bát nhã còn được thể hiện dưới các hình thức khác. Tshewang Dargey, một cụ già ở Ura than vãn: “Thời xưa, chỉ những gia đình có đủ bộ kinh Trí tuệ Bát nhã mới được treo cao lá cờ trước thềm nhà để vinh danh sự hiện diện của cuốn sách linh thiêng. Ngày nay, người ta treo cờ trước nhà mà chẳng có ngụ ý gì hết”.

Nhưng không chỉ kinh Gyatongpa mới xứng đáng được tôn kính và thờ phụng. Khenpo Tshewang Sonam, một học giả Bhutan xuất chúng đã khuyên: “ Do tất cả các bản kinh đều chứa đựng những lời dạy quý báu của đức Phật và con đường hành trì dẫn tới giác ngộ nên chúng ta phải tôn kính tất cả các bản kinh”.
 
Cũng như người Ấn Độ và Trung Hoa cổ, Phật giáo Bhutan coi Gyatongpa là bảo vật linh thiêng. Bảo tháp tượng trưng cho trí tuệ giác ngộ của đức Phật, còn Gyatongpa là hiện thân lời đức Phật dạy. Gyatongpa không chỉ đơn giản là Kinh sách dùng để tụng đọc mà còn là thánh thư có uy lực lớn. Vì thế, người ta đã rất cẩn trọng chế tạo ra bản kinh có tiêu chuẩn mỹ thuật và độ chính xác cao.

Bản kinh này được lưu trữ và bào vệ trong chính điện của ngôi chùa, được Tăng chúng và Phật tử thờ phụng, thường nhiễu quanh và đảnh lễ năm vóc sát đất. Từ nơi đó, bản kinh tỏa phúc lành ra khắp không gian. Thỉnh thoảng, bản kinh được đưa đi diễu hành xuyên qua thung lũng để ban phúc lành cho các vùng đất xung quanh và xua tan thiên tai.

Bên cạnh sử dụng vào mục đích nghi lễ Phật giáo, những bộ kinh như Gyatongpa còn được các học giả nghiên cứu nghiêm túc, đưa vào chương trình giảng dạy trong tự viện được coi là tài liệu dẫn chiếu tham khảo.

Đối với phật tử,các bản kinh chứa đựng những lời dạy của đức Phật và việc sử dụng đúng đắn những lời dạy này phụ thuộc vào việc nghiên cứu học thuật và thực hành nội dung cuốn sách.

Đọc và suy ngẫm là bước quan trọng trong quá trình tu tập của phật tử. Nghi lễ chỉ đơn giản là phương tiện để đạt giác ngộ. Vì thế, các bộ kinh được coi là những lời dạy uyên thâm để tụng đọc, tư duy và là nguồn cảm hứng thăng hoa , tràn đầy trí tuệ Giác ngộ.

Phật giáo không chỉ có một bản kinh duy nhất như Kinh Thánh của đạo Thiên Chúa hay kinh Koran của đạo Hồi. Cho đến ngày nay, những lời kinh vẫn đang được thực hành rộng rãi trong đời sống của Phật tử trên dãy Himalaya. Như lời giáo sư David Germano, Đại học Virginia, đã nói: Văn hóa Phật giáo Himalaya là văn hóa của các lời kinh Phật.

Kinh Gyatongpa tuy rất đồ sộ nhưng mới chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng Đại tạng kinh Phật giáo. Để tóm tắt quan điểm về bản kinh của vương quốc Phật giáo Bhutan, có thể nói rằng bản kinh là hiện thân của đức Phật dưới dạng văn tự. Một trong số những lời huyền ký cuối cùng của đức Phật: “Trong vòng 500 năm cuối cùng, Ta sẽ trở lại dưới hình thể những con chữ” đã thể hiện sự mầu nhiệm, tính thiết thực của các bản Kinh Phật giáo.

Tác giả: Sơn Nam
Nguồn: Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 48 năm 2008
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm