Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/03/2016, 09:41 AM

Hà Nội: TT.Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề "Lộ trình giác ngộ"

Chiều ngày 06/02/Bính Thân (14/03/2016), tại chùa Tương Mai, Hà Nội, sư thầy Trụ trì Thích Đàm Thu đã tổ chức Lễ Quy y cho trên 200 phật tử và tổ chức Pháp hội thuyết Pháp do TT.Thích Chân Quang đảm trách với đề tài LỘ TRÌNH GIÁC NGỘ đã thu hút hơn 5000 phật tử ở một số tỉnh miền Bắc và thành phố Hà Nội về tham dự.

Đúng 18h00”, tại Chánh điện lễ Quy y Tam bảo chính thức bắt đầu. 

Trong buổi lễ Quy y, ĐĐ.Thích Khải Tế và ĐĐ.Thích Khải Thanh đã thay mặt cho Thầy Bổn sư là TT.Thích Chân Quang, Phó Ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN, trụ trì Thiền Tôn Phật Quang trang nghiêm truyền tam Quy, ngũ Giới và Bảy lời nguyện cho quý đạo hữu phật tử các giới.
 
Ở đây, điều đáng trân trọng, đáng quý mà chúng ta phải tôn vinh, đó là tinh thần hoằng pháp lợi sinh của Sư thầy Thích Đàm Thu. Bằng cái tâm từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha, không bị giới hạn và không vướng mắc, sư thầy trụ trì đã nhiều năm thỉnh TT.Thích Chân Quang làm thầy bổn sư – đứng chủ lễ Quy y Tam bảo và đặt pháp danh cho những đợt quy y có từ hơn 200 đến 700 hoặc đến gần cả 1000 phật tử các giới tại chùa của mình. Đồng thời, hàng tháng còn tổ chức Pháp hội thuyết Pháp với số lượng phật tử tham dự gần 5000 nghìn người, và con số này luôn dao động trên hoặc dưới chứ không có thấp hơn ở con số hàng bốn nghìn, trong đó đa số là thanh niên đến nghe Pháp rất chăm chú. 

Với một Pháp hội được trẻ hoá như thế, cho thấy thanh niên hiện nay rất quan tâm đến Phật pháp, đến giáo lí tốt đẹp của Phật giáo. Và chính tại ngôi chùa này, họ đã học được những đạo lý Phật dạy hữu ích, giúp cho việc tu tập của họ không bị lạc vào đường mê lối rẽ mà có bước đi đúng đắn, vững vàng trên đạo lộ giải thoát. Do đó, chùa Tương Mai ngày càng thu hút quần chúng phật tử đến với chùa rất đông đảo là vậy. 
 
Cái triết lý sống  “Tâm không bám chấp vào đâu” của sư Thầy Thích Đàm Thu, thầm nghĩ không ngoài mục đích tận tâm tận lực vào sự nghiệp phụng sự đạo pháp, phụng sự chúng sinh. Đó còn là tinh thần đồng sự của đạo Phật rất đẹp. 

Trên tinh thần đó, hôm nay đúng 18h30”, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học cho các Phật tử xa gần, TT.Thích Chân Quang đã quang lâm Bổn tự, tiếp tục ban bố Pháp thoại cho đồng bào thính chúng với đề tài: LỘ TRÌNH GIÁC NGỘ 

Trên lộ trình giác ngộ, đầu tiên ta phải nhận thức về vô ngã; thứ hai là thường suy nghiệm, quán chiếu về vô ngã; thứ ba là hình thành đạo đức và công đức.

Nói về nhận thức về vô ngã, Thượng toạ cho rằng: Lộ trình giác ngộ là con đường đi đến sự giác ngộ. Ai là người khát khao, có ý thức, có lý tưởng đi tìm sự giác ngộ thì thứ nhất là những người nghĩ mình còn đang si mê, tăm tối, vô minh nên muốn vượt khỏi thân phận thầm thường của con người. Thứ hai là những người tuy không nghĩ mình ngu si, nhưng họ tin rằng sự giác ngộ là một điều cao siêu, cực kì đáng để họ hi sinh cuộc đời này và nhiều kiếp sau nữa để đi tìm. Nếu mức độ hiểu của ta về giác ngộ không sâu sắc thì động cơ, động lực, sức mạnh, lý tưởng để ta đi tìm sự giác ngộ cũng rất yếu. Do vậy, ta sẽ dễ dàng bỏ con đường này mỗi khi có những niềm vui ở đời lôi kéo. Ngược lại thì ta sẽ hình thành một lý tưởng rất lớn – lý tưởng cho ta đủ sức mạnh để khước từ, đánh đổi, hi sinh những niềm vui thế gian vốn dĩ quyện chặt trong máu, trong tim, trong tâm hồn chính mình.
 
Muốn đi trên lộ trường giác ngộ chông gai như thế thì nhận thức về mục tiêu giác ngộ của ta phải rất rõ ràng, nhưng hiểu về vô ngã – một trạng thái mà chúng ta chưa chứng đến là việc cực kì khó khăn.

Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng ta chỉ nói một khía cạnh nhỏ nhưng là cốt tủy của giác ngộ đó là vô ngã. Chúng sinh đều mắc bệnh chấp ngã, đều thấy có một cái “tôi” rõ ràng, rất khác biệt với người khác. Từ cái “tôi” đó, vô số tâm lý như tham muốn, tham lam, thèm khát, thù hận, yêu thương, kiếm tìm... cứ bao quanh, bám chặt để tạo thành một bản ngã gần như “bất khả hủy diệt”. Và Thượng toạ đã dùng nhiều ví dụ để chứng minh cho luận cứ này.

Nhân đây, Thượng toạ cũng phân tích cái trạng thái dứt sạch, thoát khỏi bản ngã là như thế nào. Chúng ta hiểu: Khi vật chất bị chia nhỏ ra đến gần như tan hết, vật chất không trở thành hư vô mà trở thành năng lượng. Người ta đã chế tạo ra bom hạt nhân dựa vào nguyên tắc vật lý này. Cũng vậy, khi ta tu để mỗi ngày bớt đi tham, sân, ích kỷ, bỏ bớt dần dần rồi đến mức hết sạch bản ngã… lúc đó ta không còn là ta nữa mà đã trở thành pháp giới vũ trụ thênh thang này. 

Nếu ta là vũ trụ, ta sẽ có tình yêu thương của vũ trụ, ta là tất cả chúng sinh, chúng sinh là ta, không nói yêu thương mà thương yêu tràn ngập. Thứ hai, ta là toàn thể vũ trụ này với cái biết và trí tuệ thấu suốt. 

Với con người, cả vũ trụ là những khối đất đá vô tri. Còn với những vị A La Hán, cả vũ trụ này là một khối biết, một khối tâm, một khối trí tuệ, một khối cảm ứng, không phải là những thiên thể vô tri bay lẩn quẩn với nhau. Cả quá khứ, hiện tại, vị lai nằm chung trong một chỗ của cái biết này. Đó là cái biết tự nhiên, cảm ứng, không dựa vào tai mắt.

Người vẫn còn chấp ngã mà đã ý thức về vô ngã được gọi là một bậc Thượng căn. Trong cuộc sống, họ luôn tự nhắc mình về vô ngã, quán chiếu về trạng thái vô ngã, ý niệm vô ngã, tức“Thân chẳng phải là ta/ Tâm chẳng phải là ta/ Chẳng có gì là ta” thì tự tâm hồn, cuộc đời họ đi về hướng giác ngộ. Lúc đó, có hai điều hiện ra là đạo đức và công đức. 

Có phúc nghĩa là gì? Nghĩa là người được quyền có nhiều sự lựa chọn. Đây là định nghĩa rất căn bản. Và thông qua nhiều câu chuyện kể, Thượng tọa đã chứng minh phúc nhiều hay ít đã quyết định cuộc sống của họ được chọn lựa hay không chọn lựa. Và người có phúc rất lớn, khi mất đi rồi, họ có quyền lựa chọn sinh về cõi trời hay quay xuống cõi người, nếu chọn cõi người họ vẫn luôn có quyền chọn lựa giữa rất nhiều điều. Nếu chọn những niềm vui tạm bợ của thế gian làm tâm loạn lên, làm bản ngã khởi động trở lại, họ sẽ mất đạo đức và cũng có nghĩa mất luôn công đức. Vì thế, người khôn ngoan sẽ chọn con đường tiếp tục giúp họ diệt trừ bản ngã. Thiền định chính là phương pháp diệt trừ bản ngã. Đó là lý do một người muốn đi tìm sự giải thoát giác ngộ, vô ngã thì buộc phải tu tập thiền định, không còn con đường nào khác. 
 
 
Nếu đi đúng trên con đường Phật đạo, sẽ có ngày phước báo của chúng ta tràn ngập. Khi đó, những điều thù thắng lần lượt hiện ra: dung nhan rực rỡ, gia sản, quyền uy lớn, thông minh đĩnh ngộ, trí tuệ sắc bén... làm ta tăng lại bản ngã. Lúc này đòi hỏi nơi ta một bản lĩnh, trí tuệ lớn hơn nữa để ta đấu với cái phước của mình, đừng để tăng lại bản ngã mà phí đi bao nhiêu kiếp tu hành.

Khó vượt qua nhất là trường hợp những người khi phước quá lớn, có quyền chọn lựa để về những cõi trời rồi thì thường họ không bao giờ muốn trở lại cõi người nữa. Với con mắt của một bậc Thánh, tất cả những điều của chúng sinh đều không đáng để đắm luyến. Nên những vị Bồ tát thị hiện xuống với cuộc đời này là những vị cực kì vĩ đại. Họ đã đến với cõi chúng sinh “ngũ trược ác thế”, đến với thế giới ô uế và ác độc mà vẫn chấp nhận chịu đựng, chấp nhận bao nhiêu sự hủy báng, nhục mạ, oan ức để nở nụ cười yêu thương, đem ánh sáng đạo pháp với cuộc đời.

Cũng vậy, khi đã hiểu được lộ trình giác ngộ này, nếu tu hành đúng hướng, chắn chắn có ngày ta sẽ đạt được phước báo vô tận, đạt được sự lựa chọn rộng rãi. Lúc đó hãy nhớ quay lại với chúng sinh, nơi cõi đời ô trượt này để yêu thương, hi sinh, phụng sự, giáo hóa không ngưng nghỉ. 

Tóm lại, Thượng toạ luôn gợi mở cho các phật tử những quan điểm mới về những điều tưởng như rất cũ, hầu mang lại một hướng đi đúng, để giúp cho mọi người có được sự chuyển hóa sâu sắc và lâu bền trong tu tập. Nhờ vậy, các phật tử từng bước học được những kinh nghiệm quý giá của người đi trước.

Tuê Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm