Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 01/03/2014, 11:28 AM

Hai chùa lớn, hai cách đón tiếp phật tử!

Cuối năm 2013, tôi định đi thăm một vài ngôi chùa lớn mới xây dựng ở Tp.HCM và vùng lân cận để viết bài về kiến trúc chánh điện chùa Phật giáo Việt Nam (PGVN) thế kỷ XXI, nhằm rút ra một số bước tiến mới của PGVN trong việc xây dựng tự viện, lấy chất liệu tiếp tục viết loạt bài “Diện mạo kiến trúc Phật giáo cho Tp.HCM”.

Thật bất ngờ, ở 2 ngôi chùa thuộc loại chính điện lớn nhất Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã nhận được 2 kiểu đón tiếp phật tử hoàn toàn khác biệt, hết sức tương phản.

1. Đến một ngôi chùa mới xây bề thế ở Quận 2 Tp.HCM, tôi có cảm giác đến với một cơ quan công quyền đầy quyền uy và quan cách

Chùa lộng lẫy, uy nghi như một phủ đệ vương gia, làm khách đến có phần e dè. E dè hơn khi đón ở cổng không phải là nhà sư, hay chú tiểu, mà là những người mặc sắc phục bảo vệ, cầu vai, quân hàm, đội nón kiểu quân đội, với vẻ mặt khá lạnh, khắt khe.

Những người bảo vệ đó làm đúng công việc của họ là gác cổng, giữ xe, còn khi được hỏi thì trả lời ngắn gọn, làm khách có khi lúng túng.

Thấy có người cầm nhang bước vào chùa bị gọi lại để phổ biến vị trí cắm một cách căng thẳng, chúng tôi không dám bước vào ngay mà trình báo mục tiêu thăm chính điện của mình với bảo vệ. Đứng báo cáo nội dung mục đích đến chùa trước vọng gác bảo vệ, tôi hồi tưởng cảm giác khi đến một trại lính thăm một người bạn, hay như đã thường làm trước đây là đến liên hệ các Đài truyền hình tỉnh. Có điều ở nhà chùa không xét hỏi hay lưu giữ giấy tờ tùy thân như các cơ quan đó. Tuy  nhiên, nét mặt của người trực cổng ở mọi nơi cũng đều như nhau: đanh, lạnh và trả lời cụt lủn.

Về nguyện vọng lễ Phật chánh điện thì bị bác bỏ ngay: “Bây giờ không được”, “Chờ tới 5 giờ thì có thể”, “Phải có áo choàng”… Từ “áo choàng” làm tôi đoán anh bảo vệ trực cổng không theo đạo Phật, vì trong đạo Phật không ai gọi áo tràng là “áo choàng”. Từ “áo choàng” khiến tôi gợi nhớ những lần xin vào phòng cấp cứu ở bệnh viện một cách khó khăn…

May mà người bạn tôi có mang theo áo tràng. Thôi thì đã đi xa, cũng ráng đợi để vào thăm ngôi chùa lộng lẫy này một lần cho biết, dù phải chờ gần 2 giờ. Tôi xin được phép đi dạo trong khuôn viên chùa thì được bảo vệ trực cổng duyệt “đồng ý”.

Nhưng khi chỉ đi đến hông chùa thì có người đuổi theo ngăn lại, không cho đi tiếp ra phía sau, nói “khu vực cấm”. Tôi hỏi lại là sao không để bảng và tại sao cấm, thì được trả lời “có rắn”, dù đường nhựa phong quang, sạch sẽ, tít tắp.

Tôi nghĩ chắc chùa cũng có lý do nào đó riêng tư để cấm kỵ người ngoài hay có lẽ sẽ thấy điều gì đó không hay nên trở ra ngay. Sau khi lễ tượng Phật Bà lộ thiên, chúng tôi lây lất ngồi chờ bên hiên hàng giờ.

Gần 5 giờ, thấy người đến tụng Kinh, sắp hàng, bạn tôi tay cầm áo tràng đến xin một vị sư lên lễ Phật, thì câu trả lời là đến không đúng ngày, chính điện không mở cửa, chỉ được vào lạy tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở tầng trệt mà thôi.

Thế là nguyện ước lễ Phật ở chính điện chùa không thành. Chúng tôi lũi thũi ra về. Nhà bạn tôi cách chùa có lẽ gần 20km. Trước khi về, tôi có hỏi qua về việc phật tử gặp thầy trụ trì, thì được đáp lại bằng một nụ cười khó hiểu “Khó lắm!”. Tôi chợt nhớ đến “khu vực cấm”…

2. Đầu năm 2014, mùng 10 Tết, tôi đến thăm một ngôi chùa ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, được giới thiệu là có tượng Phật chính điện lớn nhất Việt Nam. Chùa hình như không có cổng rào. Trong chùa có bãi giữ xe, nhưng ô tô chúng tôi được chạy vào thẳng bên trong trên những đường nội bộ khá rộng như trong một cư xá.

Chính điện chùa chưa hoàn tất nhưng đã đưa vào sử dụng. Chánh điện vô cùng rộng rãi, nên vì chưa vào được chánh điện chùa mới xây ở quận 2, đối với tôi đây là chánh điện lớn nhất Việt Nam, tất nhiên, với tượng Phật trong chính điện cũng lớn kỷ lục, mà tôi lần đầu tiên nhìn thấy.

Lúc đó, trong chính điện có khoảng 10 người. Hai vị sư mời tất cả ngồi trước Phật đài, hướng dẫn đọc tam Quy y, tiếp theo các vị sư tụng Kinh phúc chúc đầu năm (khoảng gần 15 phút). Mỗi người được tặng một tấm lịch khổ lớn in hình tượng Phật tại chùa, một bao lì xì đỏ tiền mặt có 1000 đồng.

Tôi có hỏi thăm thầy trụ trì, thì được cho gặp ngay. Thầy tặng tôi 2 cuốn sách Phật học. Cuộc gặp không lâu vì có đoàn chờ đợi. Mỗi người đều được mời một chai nước suối lạnh khi thầy tiếp kiến.

Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm nội viện, nghe nói diện tích hơn 30 mẫu, xe chạy giữa một khu làng am cốc thất, thỉnh thoảng có một vị sư áo vàng sẫm đi trên đường, hay ẩn hiện sau những rặng cây xanh tươi.

Tôi kể lại với người bạn đã cùng đi chùa ở trên, thì được an ủi “có lẽ vì Tết”. Tôi thì mong ngược lại, không vì gì cả mà tất cả chùa chiền đều nồng hậu đón phật tử mọi lúc, mọi nơi

Minh Thạnh

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm