Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/06/2014, 09:03 AM

Hải Dương: Xót thương cựu TNXP bệnh tật bủa vây, nướng ngô nuôi con ngớ ngẩn

Câu chuyện đẫm nước mắt giữa chúng tôi và cô Uy thường xuyên bị ngắt quãng bởi tiếng kêu ú ớ đòi ăn, kêu đói của Tuyết. Nhìn đứa con bị bệnh tội nghiệp đòi ăn, cô Uy lại khóc nức nở. Bệnh tình của con không khỏi, không có tiền trả nợ, gia đình cô đành gán ngôi nhà do tổ tiên để lại.

Chiến tranh đã đi quan gần 40 năm, đất nước đã yên bình và phát triển. Nhưng đâu đó trong xã hội này vẫn còn những số phận không gặp may mắn. Họ không chỉ là những người góp phần vào chiến thắng của dân tộc, mà còn là nhân chứng của cuộc chiến tranh. Họ là những người thanh niên xung phong (TNXP) không tiếc máu sương, tuổi thanh xuân, sức trẻ và cuộc đời cho cuộc cuộc đấu tranh và kiến thiết đất nước.

Đáng ra những con người ấy phải được xã hội chăm lo, quan tâm, được sống no đủ. Nhưng cuộc đời đâu có vậy, bản thân họ bị bệnh tật hành hạ, con cái họ bị nhiễm chất độc da cam, phải sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật, túng quẫn. Và mỗi khi nhắc đến cựu TNXP Nguyễn Thị Uy (59 tuổi) ở thôn Quang Rực, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang (Hải Dương) ai cũng rơi nước mắt và cảm thương. 
 Ngô là nguồn thức ăn duy nhất mỗi khi cô không đi làm thuê được.
Con đường nhỏ lầy lội sau cơn mưa rào đầu hè cuối tháng 6 dẫn chúng tôi đến gia đình cô Uy tại thôn Quang Rực. Mới đến đầu ngõ, chúng tôi như thắt từng khúc ruột khi chứng kiến cảnh người mẹ nghèo đang nướng ngô cho người con gái bị bệnh thần kinh ăn. Nhìn những giọt mồ hôi ướt đẫm của người mẹ nghèo, ánh mắt ngây dại đòi ăn và ánh lửa leo loét được nhóm lên từ thân cây ngô ướt mang theo những luồng khói mù mịt khiến cho cảnh nghèo càng nơi đây trở nên u ám hơn.
Mẹ con cựu TNXP Nguyễn Thị Uy rất cần những tấm lòng hảo tâm
Cái nghèo và bệnh tật khiến cho cô Uy bất lực và thương con
Ánh mắt ngây dại, vô hồn đáng thương của em Tuyết
Vừa bóc từng hạt ngô cho con ăn và gạt vội những giọt mồ hôi lấm lem bám trên trán, cô Uy nói trong nước mắt: “Mấy hôm nay bệnh của cháu lại tái phát, co giật suốt ngày, tôi không có thời gian đi làm thuê được nên nhà chẳng có gì cho cháu ăn. Suốt ngày cháu chỉ kêu đói, kêu đau. Xin được mấy bắp ngô nướng cho cháu ăn qua ngày. Nhìn con, tôi bất lực”.

Trong câu chuyện dài và đẫm nước mắt của cô Uy, chúng tôi như chết lặng trước những điều không may đã đeo đẳng cuộc đời cô. Nhìn người phụ nữ nghèo tuổi 59 mà ai cũng xót xa. Năm 1977, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cô Nguyễn Thị Uy lúc đó vừa trong 20 tuổi hăng hái viết đơn tình nguyện tham gia lực lượng TNXP làm nhiệm vụ khai hoang, xây dựng cầu đường tại đơn vị C9- Đoàn 701, Đắc Uy- Kon Tum.

Trong những ngày tháng lao động vất vả giữa rừng thiêng nước độc ấy đã chắp cánh cho tình yêu giữa cô và chú Nguyễn Thanh Hoá. Rồi niềm vui của đôi vợ chồng TNXP được nhân đôi khi lần lượt 4 người con (1 trai, 3 gái) của cô chú chào đời. Tưởng chừng niềm vui ấy sẽ được toại nguyện, nhưng cuộc sống đâu có ai biết trước được điều gì xảy ra. Nơi vợ chồng cô Uy khai hoang là chiến trường năm xưa mà đế quốc Mỹ thả chất độc hoá học, nên bản thân vợ chồng và 4 người con sinh ra đều bị nhiễm chất độc da cam.

Do bị nhiễm chất độc da cam, năm 1982 chú Hoá bị bệnh thần kinh, suốt ngày đi lang thang, đập phá đồ đạc và nói nhảm. Thương chồng và các con bị bệnh, năm 1995 cô và gia đình chuyển về quê sinh sống. 
 
Lật dở bệnh án của con, cô Uy như thắt từng khúc ruột
Trở về mảnh đất sinh ra mình, cuộc sống của gia đình cô càng trở nên khó khăn hơn khi cùng một lúc cô phải nuôi 6 miệng ăn và chữa bệnh cho chồng và các con. Để có tiền chữa bệnh cho chồng và 4 người con. Cô bán mảnh đất trên 200 m2 của tổ tiên để lại. Tiền mất, nhưng bệnh của chồng không khỏi. Năm 1995 chồng cô qua đời để lại 4 người con bệnh tật thơ dại và người mẹ nghèo sức kiệt nương tựa vào nhau. Chia sẻ về 4 người con xấu số của mình, cô nói trong tiếng khóc: “Con mình cũng như con người ta, tại sao con của họ lại thông minh, khoẻ mạnh, con mình thì lại ốm đau, bệnh tật thần kinh…”. 

Người con trai lớn của cô là anh Nguyễn Thành Lập sinh năm 1980. Lúc mới sinh ra anh bị co giật, da tím tái, khó thở, không biết nói, không biết đi, suốt ngày chỉ biết nằm một chỗ và nước rãi chảy đầy miệng. Đến năm 1999 anh qua đời. Cũng giống như anh trai, hai em Nguyễn Thị Lành (sinh năm 1985), Nguyễn Thị Anh (sinh 1990) trên người xuất hiện nhiều u, hạch và ngớ ngẩn và người con gái thứ ba Nguyễn Thị Tuyết (26 tuổi) bị bệnh thần kinh từ lúc mới sinh ra.

Bà Bùi Thị Nhung (69 tuổi) hàng xóm cho biết: “Ở làng Quang Rực này, không ai khổ như gia đình cô Uy. Cả gia đình 6 người đều bị nhiễm chất độc da cam, chồng chết, con chết, đến nơi ở cũng không có nữa. Nghĩ mà thương, mà tủi.” 
 Đến chỗ đặt di ảnh thờ chồng, thờ con cũng không có
Câu chuyện đẫm nước mắt giữa chúng tôi và cô Uy thường xuyên bị ngắt quãng bởi tiếng kêu ú ớ đòi ăn, kêu đói của Tuyết. Nhìn đứa con bị bệnh tội nghiệp đòi ăn, cô Uy lại khóc nức nở. Bệnh tình của con không khỏi, không có tiền trả nợ, gia đình cô đành gán ngôi nhà tổ tiên để lại. Hiện nay hai mẹ con cô Uy đi ở nhờ trong căn nhà cấp bốn trật trội và nguy cơ đổ bất cứ lúc nào.

Do vậy, đến chỗ thờ chồng và con trai cô Uy cũng không có. Cuộc sống của hai mẹ con cô Uy gặp rất nhiều khó khăn, ngày nào khoẻ, em Tuyết không phát bệnh, cô còn đi gánh gạch thuê. Hôm nào Tuyết phát bệnh cô ở nhà chăm Tuyết, có hôm nhà không có gì ăn, một già, một trẻ cõng nhau đi xin quanh vùng. Cũng vì thương con và nghèo, nên bản thân cô Uy gần 10 năm nay bị bệnh u nang buồng trứng, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính và u mắt cô đều cắn răng chịu đựng để mong có tiền mua thuốc cho con.

Chiến tranh đã đi qua, hoà bình đã lập lại. Nhưng nỗi đau của cuộc chiến ấy vẫn còn đang đeo đẳng chúng ta. Vẫn biết đất nước ta còn nghèo, còn khó khăn, nên chế độ cho cựu TNXP sau 30/4 chưa được Nhà nước quan tâm. Lúc này đây, hai mẹ con cô Uy rất cần được bữa no, cần có được ít tiền để chữa bệnh. 

Mọi sự giúp đỡ hai mẹ con cô Uy xin gửi về: Cô Nguyễn Thị Uy, xóm 9, thôn Quang Rực, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 0974572247.

Đức Tùy
Đông Xuyên – Ninh Giang – Hải Dương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bến Tre: Học sinh mắc bệnh hiểm nghèo cần được giúp đỡ

Ủng hộ 08:53 05/11/2018

Con đường từ trung tâm xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) về nhà em Từ Văn Quốc, 15 tuổi (ngụ ấp 7, người dân địa phương quen gọi là ấp Cồn Cao) rất gian nan, xung quanh chỉ là đồng nước và cây mắm, cây bần.


Bạc Liêu: Bệnh nhân Lê Thanh Huyền rất cần được trợ giúp

Ủng hộ 09:00 01/10/2018

Từ nguồn http://phatgiao.org.vn/song-dep/201807/Bac-Lieu-Mot-thanh-nien-bi-tai-nan-trong-luc-lao-dong-that-thuong-tam-31226/, chúng tôi vượt hơn 80km để đến tận nhà bệnh nhân sau khi được xuất viện, ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết: Hiện tại, gia đình anh Huyền vẫn còn thiếu hơn 14 triệu đồng tiền viện phí, bệnh viện cho về nhà vì vết thương tạm ổn. Song những ngày qua, anh bắt đầu đau nhức lại vì đã hết thuốc.

Thương quá! Thảo ơi…

Ủng hộ 10:47 21/09/2018

Chia sẻ mong ước cùng chúng tôi, Thảo rất lạc quan: “Con mong được lắp ghép chân tay giả để không làm khổ mọi người xung quanh. Lớn lên con sẽ học bác sỹ để chăm sóc người bệnh khó khăn, bất hạnh như con”.

Sóc Trăng: Một gia đình cần trợ giúp hoàn thiện nhà ở

Ủng hộ 16:06 12/03/2018

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Mùa mưa sắp đến thì cả gia đình anh chị sẽ rất khó khăn, rất mong những tấm lòng hảo tâm, chia sẻ để giúp gia đình sớm hoàn tất căn nhà và anh Đông cũng yên tâm làm ăn sinh sống nuôi vợ con.

Xem thêm