Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/10/2016, 12:44 PM

Hải Phòng: Đúc chuông chùa An Biên; ủng hộ miền Trung

Sáng 25/09/Bính Thân (25/10/2016) tại chùa An Biên (chùa Vẻn, số 244 Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận Lê Chân, Tp.Hải Phòng) đã diễn ra Đại lễ đúc Đại hồng chung nặng 1,8 tấn sẽ được treo tại tầng trên cùng của Đại bảo tháp kinh luân trong khuôn viên chùa.

Chùa An Biên phát tích từ dân làng Vẻn, Đông Triều, Quảng Ninh, nơi đã sinh ra Nữ Tướng Lê Chân, nay là Thần Thành Hoàng của Tp.Hải Phòng. Trước đây, ngôi chùa được các bậc tiền bối cùng dân làng xây cất trên nền đất trung tâm thành phố (nay là nhà hát lớn thành phố), để tưởng niệm vị thủ lĩnh, một nữ tướng tài ba của dân tộc sau thời của Hai Bà Trưng. Năm 1913, thực dân Pháp đô hộ đã di dời chùa cùng dân làng đến khu vực Trại Cau. Nay thuộc phố Tô Hiệu, Trại Cau, Lê Chân, Hải Phòng. Trải qua nhiều thời kỳ, chùa vẫn duy trì tín ngưỡng truyền thống dân gian, thờ Phật và thờ Nữ tướng Lê Chân.

Qua bao thăng trầm của không gian và thời gian đã làm cho cơ sở vật chất của ngôi chùa này xuống cấp. Trước thực trạng ấy, nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa trong sự nghiệp hoằng truyền Chính pháp của Lịch đại Tổ sư dày công bồi đắp ngôi chùa này và với ước nguyện góp phần xương minh đạo pháp và sự phát triển bền vững của Giáo hội cũng như thành phố Hải Phòng, Chư tôn đức trong chốn trụ xứ cùng phật tử và nhân dân hiện đang trùng tu lại ngôi chùa với nhiều hạng mục và công trình khác nhau với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, là hạng mục bảo tháp và đuc đại hồng chung, đại bảo tháp của chùa đang được hoàn thiện dần. Hôm nay, nhân duyên hội đủ, thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Chư tôn đức tăng, ni trong chốn trụ xứ cùng các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các Phật tử và nhân nhân địa phương tổ chức Đại lễ đúc Đại hồng chung nặng khoảng 1,8 tấn. Sau khi đại hồng chung được hoàn thành sẽ được treo trên gác chuông của đại bảo tháp Kinh Luân tạo nên một công trình tháp Phật giáo đặc sắc mang đậm nét của văn hóa Phật Giáo Việt Nam.

Đã từ lâu, hình ảnh ngôi chùa, âm thanh của tiếng chuông đã trở thành biểu tượng tâm linh của những người con Việt. Nét đẹp ấy khắc sâu trong tâm khảm của họ, cho dù đi đâu, hay ở bất cứ phương trời nào, thì hình ảnh và âm ba ấy luôn đồng hành, gợi cảm để nhắc nhở, thôi thúc họ nhớ về cội nguồn của chính mình.

“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng, 
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung, 
Mái chùa che chở hồn dân tộc, 
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Không những thế, biểu tượng ấy còn là liều thuốc thần dược, xoa dịu và xoá tan bao nỗi khổ đau nhọc nhằn mà cuộc sống xô bồ, vội vã, ganh tỵ, bon chen của đời thường đầy cạm bẫy này đem lại. Khi hồi chuông gióng lên, chấn động sâu trong tâm thức của con người, bao trần cấu, não phiền đều rơi rụng, thức tỉnh lòng người trở về với thực tại, một thực tại mầu nhiệm và an nhiên của tâm hồn. Qua đó chúng  ta thấy được rằng, tiếng chuông đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người. Sự màu nhiệm của tiếng chuông mang lại không chỉ dành cho những người còn sống được trở về với bản tâm thanh tịnh, Phật tính vốn có của mình mà nó còn làm thức tỉnh những người đã khuất, khi tiếng chuông vang lên thì cảnh giới địa ngục cũng phải ngừng nghỉ để lắng nghe âm thanh huyền diệu, âm thanh của sự giải thoát đó. Chính vì vậy, việc đúc chuông là một việc làm vô lượng công đức, trời người đều tán than, ai nấy cũng đều hân hoan.

Cũng trong dịp này, BTS GHPGVN quận Lê Chân đã ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung với số tiền là 30 triệu đồng. HT.Thích Quảng Tùng đã nhận số tiền ủng hộ này và số tiền này sẽ được Ban Từ thiện Xã hội T.Ư chuyển tới đồng bào miền Trung ruột thịt vào trung tuần tháng 11 tới đây, với tổng số tiền từ thiện khoảng một tỷ đồng.
 
HT.Thích Quảng Tùng nêu lên ý nghĩa của việc đúc Đại hồng chung, ý nghĩa của tiếng chuông chùa cũng như tán thán công đức của Chư tôn đức tăng trong chốn trụ xứ chùa An Biên, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các phật tử, các thiện tín gần xa đã đóng góp tịnh tài, tịnh vật cúng dàng cho việc phúc này. Hòa thượng cũng hy vọng sau khi chuông được hoàn thành sẽ có tiếng kêu vang xa, xoa tan đi mọi phiền não của chúng sinh, đồng thời làm đẹp thêm kiến trúc, không gian của ngôi chùa cổ An Biên vốn đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm nay.

Trước khi kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức tăng ni, các phật tử và nhân dân địa phương đã làm lễ dâng hương, bạch Phật, lễ chú nguyện, lễ sái tịnh rót đồng đúc đại hồng chung chùa An Biên trong không khí trang nghiêm thành kính, đại hoan hỷ nhân sự kiện Phật giáo trọng đại này.
 

Nguyễn Thành Trung
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm