Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/04/2018, 06:40 AM

Hàn Quốc: Đăng kí lễ hội Ngày Phật Đản là di sản văn hóa nhân loại

Giám đốc Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Hàn Quốc Kim Jong-jin (김종진), người có kế hoạch đăng ký Lễ hội Nhiên Đăng (연등회 - năm nay tròn 1.200 năm tuổi) vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đã nộp đơn đăng ký lên trụ sở UNESCO vào ngày 31/03/2009. Cục Di sản Văn hóa cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa ra các bản thảo di sản văn hóa phi vật thể cùng với Viện Bảo tồn Nhiên Đăng hội (연등회 보존위원회) và các bộ liên quan”.

“Nhiên Đăng hội” (연등회) là một nghi lễ Phật giáo diễn ra trong Đại lễ Phật Đản (부처님) thường niên vào ngày 08 tháng 04 âm lịch. “Nhiên Đăng hội” (연등회) có ý nghĩa thắp sáng thức tỉnh thế giới, cống hiến và hy sinh để đưa chân lý đến với thế giới. Ngoài những ý nghĩa trên “Nhiên Đăng hội” còn được gọi là “Liên Hoa Đăng hội”. Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho sự thanh tịnh và thoát tục, là loài hoa thiêng liêng của Phật giáo và đã xuất hiện trong quyển kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”. Đây là văn hóa Phật giáo được tiếp nối kể từ khi Phật giáo du nhập tới đây, tính đến nay đã trải qua hơn 25 thế kỷ. 
 
Lễ hội “Nhiên Đăng hội” hay “Liên Hoa Đăng hội” ở Hàn Quốc vào ngày Phật Đản bắt nguồn từ câu chuyện “빈자일등-貧者一燈- binjaildeung” (cây đèn của người nghèo). Trong Phật giáo, mọi người con Phật đều biết câu chuyện “Bà lão cúng đèn”. Đức Phật đã dạy rằng: Việc làm ấy tuy nhỏ nhưng với tâm nguyện cao quý của một bà lão nghèo, thì ngọn đèn ấy là hào quang công đức của một vị Phật tương lai. Làm phúc không quản chi kẻ giàu người nghèo, chỉ cần có tâm chân thành thì ai cũng có thể làm được. Đây cũng là tư tưởng bình đẳng trong nhà Phật.
 
Như câu chuyện trên vừa dẫn, ngọn đèn lão mù ăn xin mãi mãi là ánh quang minh Như Lai, luôn tỏa chiếu nơi tăm tối để soi sáng nhân gian. Chân Hưng vương (진흥왕-眞興王, 540-576), vị vua thứ 24 của Tân La, một trong Tam quốc (Triều Tiên) đã tổ chức Nhiên Đăng hội (연등회)  hay Bát Quan hội (팔관회-八關會). Trong triều đại Tân La Thống nhất,  Nhiên Đăng hội được tổ chức lần đầu tiên tại Hoàng Long tự (황룡사-皇龍寺), Guhwang-dong,  Gyeongju-si, Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc.

Từ đầu triều đại Cao Ly (918-1390), Nhiên Đăng hội (연등회) hay Bát Quan hội (팔관회-八關會) được chia thành hai lễ hội lớn, bởi thời này Phật giáo đã trở thành quốc đạo. Bức tranh Phật với kích thước lớn được trưng bày ngoài trời trong những lễ hội. Theo lịch sử Hàn Quốc: Vào những ngày Sóc (ngày đầu tháng), Vọng (ngày cuối tháng) vào tháng hai hoặc tháng ba âm lịch, là những ngày kiết tường. Khi đó, đức vua sẽ tuyên bố: “Muốn cho trăm họ được một năm thịnh vượng,  nông dân được mùa trúng tiết, nông nghiệp luôn phong phú thì từ cung điện tới vùng nông thôn, hãy thắp sáng mỗi chiếc đèn hoa sen màu sắc khác nhau”, và sau đó tổ chức một bữa tiệc vui để mọi người cùng ca hát và nhảy múa. 
 
Năm 1245, Cao Ly Cao Tông (고려 고종-高麗 高宗) năm thứ 32, vị vua thứ 23 của triều đại Cao Ly bắt đầu tổ chức Lễ Nhiên Đăng hội (연등회) vào ngày Phật Đản (ngày sinh truyền thống của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mồng 08 tháng 04 âm lịch). Điều đó đã được lưu truyền đến ngày hôm nay và trở thành truyền thống văn hóa dân gian Hàn Quốc.
 
Theo chính sử của Cao Ly, vào khoảng từ năm 1449-1451, Cao Ly Cung Mẫn Vương (고려 공민왕-高麗 恭愍王) đã ban hành sắc lệnh cho treo biểu ngữ “Nhiên Đăng hội (연등회-燃燈會)” vào ngày kính mừng đại lễ Phật Đản mồng 08 tháng 04 âm lịch. Và hoạt động này tiếp tục được thực hiện trong suốt thời gian trị vì của các vị minh quân phật tử.
 
Khoảng thời gian Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị Triều Tiên  (Joseon), họ đề nghị triều đình ngừng tài trợ các sự kiện này, nhưng dân gian vẫn theo thông lệ và quyết tâm lưu giữ truyền thống tốt đẹp này. Theo một số ghi chép lịch sử, trước ngày mồng 08 tháng 04 âm lịch, sẽ cắt giảm các dải giấy để làm lồng đèn, treo biểu ngữ, và sau đó diễu hành quanh thành phố, thu thập tài trợ gạo và tiền từ bá tánh phật tử. Sau đó sẽ sử dụng tịnh tài để làm lồng đèn kính mừng ngày Phật Đản.
 
Vào những ngày diễn ra lễ hội, nhiều người đã xin nghỉ việc để đến các cơ sở tự viện Phật giáo, và ngay đêm đó mỗi hộ gia đình sẽ treo lồng đèn, tùy theo thành viên của mỗi gia đình cũng như khả năng tài chính của mỗi người sẽ thắp số lượng lồng đèn tương ứng. Ban đêm, những người đàn ông và phụ nữ mang lồng đèn đi diễu hành xung quanh thành phố.  Vào thời điểm đó, người dân thành phố Seoul sẽ leo lên núi Nam Sơn (Namsan) để xem đèn lồng chiếu sáng. Điều này trở nên nổi tiếng đến nỗi người già ở vùng nông thôn luôn tự nhủ: “Một trong những điều họ mong muốn suốt cuộc đời là được đến xem đèn lồng từ đỉnh Namsan”.
 
Vào đầu thế kỷ 20, Hàn Quốc bị đàn áp văn hóa, trong thời gian chiếm đóng của đế quốc Nhật Bản, vẫn giữ lại nghi lễ truyền thống tắm tượng  Phật, và tiếp tục thực hiện lễ Nhiên Đăng hội (연등회-燃燈會) cũng như đi diễu hành. Tại trung tâm thành phố Seoul, trong không gian mở phía trước của Ngân hàng Triều Tiên (Joseon) và trong công viên Jangchundan, (nay là công viên Tapgol), người dân vẫn đặt bàn hương án, kết hoa tươi, trang nghiêm đặt tượng đức Phật sơ sinh, dùng nước hoa thơm và cùng nhau thực hiện nghi lễ tắm tượng Phật vào buổi sáng sớm. Ban đêm, người dân cầm lồng đèn đi diễu hành quanh các nơi Chongno-Euljiro-Gwanghwamun (trung tâm) với các biểu tượng nổi tiếng của Phật giáo như: voi trắng, bảo tháp, chùa v.v…
 
 
Sau ngày giải phóng đất nước năm 1945, với những xúc cảm sâu sắc của mình, người dân vẫn tiếp tục tổ chức lễ Nhiên Đăng hội (연등회-燃燈會), và đi diễu hành từ Trường Đại học Phật Giáo Đông Quốc (Dongguk) cùng Euljiro Avenue đến Tổ đình Tào Khê cổ tự (Jogyesa) (trụ sở của Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc) trong-dong (phía Vắc trung tâm thành phố Anguk, gần cung điện).
 
Năm 1975, Lễ Phật Đản là ngày lễ hội quốc gia. Vào buổi tối năm đó, người dân tổ chức rước một chặng đường dài từ Yeoeuido Plaza trong thành phố đến Tổ đình Tào Khê cổ tự (Jogyesa). Đây là một sự kiên đáng ngạc nhiên cho nhân dân và cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc.

Năm 1996, phong tục này đã trở thành một điểm thu hút văn hóa nổi tiếng tại thành phố Seoul. Lễ Nhiên Đăng hội (연등회-燃燈會) cùng với các buổi diễu hành bắt đầu được đầu tư với quy mô hoành tráng và rực rỡ sắc màu. Vào các tối cuối tuần, trong tuần lễ Kính mừng ngày Phật Đản sinh, để thích nghi với một đất nước công nghiệp hóa, và cũng phù hợp với phật tử mỗi ngôi chùa, lễ hội thường được tổ chức vào lúc hoàng hôn tại Sân vận động Đông Đại Môn (Dongdaemun). Sự kiện văn hóa này, nay được gọi là "Lễ hội Nghệ thuật Phật giáo - Street Festival" như một phần của Lễ Nhiên Đăng hội (연등회-燃燈會 hay Lotus Lantern Festival).

Bên cạnh đó, Ủy ban Bảo tồn Lễ hội “Nhiên Đăng hội” hay “Liên Hoa Đăng hội” ở Hàn Quốc vào ngày Phật Đản cũng có những nỗ lực nhằm duy trì truyền thống như xây dựng một hệ thống tổ chức mang tính quốc gia và quốc tế trong tương lai. 
 
Di sản văn hóa bảo tồn Lễ hội “Nhiên Đăng hội” hay “Liên Hoa Đăng hội” ở Hàn Quốc vào ngày Phật Đản được tổ chức với mục đích ứng dụng cao quy định “được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và nó luôn được tái tạo để đáp ứng với lịch sử và môi trường. Từ đó, tạo dựng một bản sắc văn hóa và tính liên tục trong việc tổ chức lễ hội nêu trên trong cộng đồng cũng như khái niệm di sản phi vật thể của công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO”.

Ngay cả khi đệ đơn xin vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO công nhận, thì trước mắt vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được thực hiện thông qua hội thảo để Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ thông qua công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Sau khi Ban Thư ký xem xét và có được sự kiểm tra của cơ quan thẩm định, Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể phiên họp thứ 15 sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm 2020. Từ đây, đại hội đồng sẽ quyết định có đưa Lễ hội “Nhiên Đăng hội” hay “Liên Hoa Đăng hội” ở Hàn Quốc vào ngày Phật Đản vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO.
 
Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO là nơi giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên được mô tả  trong Công ước Di sản thế giới năm 1972. Hàn Quốc phê chuẩn Công ước Di sản thế giới UNESCO vào ngày 14/09/1988, và các địa điểm của Hàn Quốc đủ điều kiện để xét công nhận di sản thế giới. Tính đến tháng 06 năm 2016, Hàn Quốc có tổng cộng 12 di sản thế giới, trong đó có 11 di sản văn hóa và 01 di sản thiên nhiên. 

Ba địa điểm đầu tiên của Hàn Quốc được công nhận là Tổ đình Pháp Bảo Hải Ấn tự (Haeinsa), Thạch Quất Am (Seokguram), Phật Quốc tự (Bulguksa); và Tông Miếu (Jongmyo), đều được ghi vào danh sách tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Di sản thế giới, diễn ra tại Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1995. Đảo núi lửa Jeju và các ống nham thạch là di sản tự nhiên duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của Hàn Quốc được công nhận. Trong đó, di sản mới nhất được công nhận là Khu vực lịch sử Bách Tế, được thêm vào danh sách vào năm 2015. 

Bên cạnh đó, 19 di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc cũng đã được UNESCO công nhận, góp phần nâng cao giá trị văn hóa của Hàn Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế. Những di sản đó bao gồm: Tế lễ Tông Miếu và nhạc tế lễ Tông Miếu; múa vòng tròn Ganggangsullae cầu mong cho vụ mùa bội thu; Arirang, bài dân ca mang tính biểu tượng của Hàn Quốc; kimjang, mùa muối kimchi với số lượng lớn để chuẩn bị cho mùa đông; và Nongak (nông nhạc), âm nhạc của người nông dân Hàn Quốc. 

Tài sản gắn liền với lịch sử 5.000 năm của Hàn Quốc hiện đã trở thành một phần di sản của nhân loại. Ngày nay, người dân và Chính phủ Hàn Quốc vẫn đang nỗ lực để bảo tồn và nâng cao hơn nữa những giá trị trong di sản của mình để đóng góp tích cực vào nền văn hóa thế giới.
 
“Nhiên Đăng hội” hay “Liên Hoa Đăng hội” ở Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sẽ được tổ chức vào tháng 05 tới, tại trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đây không chỉ là lễ hội lớn nhất thế giới với hình thức này, mà còn là “1 trong 10 lễ hội tuyệt vời nhất thế giới trong năm 2018”.

Một trong những điểm nổi bật của lễ hội có tuổi đời 1.200 năm này là cuộc diễu hành đèn lồng, diễn ra vào ngày 12/05/2018. Trong suốt cuộc diễu hành, sẽ có hơn 100.000 đèn lồng và hoa đăng được chuyển tới đám đông công chúng dự khán.

Vào ngày hôm sau, một sự kiện văn hóa đặc sắc khác sẽ diễn ra tại Tổ đình Tào Khê (Jogyesa): Với sự tham gia của hơn 100 gian hàng, du khách sẽ có cơ hội đặc biệt khi được trải nghiệm nền văn hóa Hàn Quốc, như làm hoa sen, đèn lồng, đồ gốm truyền thống, vẽ các hoa văn Phật giáo và tranh dân gian. Ngoài ra, còn có chương trình dạy thiền định và các buổi trình diễn truyền thống, cùng với đồ chay được phục vụ cho tất cả mọi người.

Vân Tuyền (Nguồn: PG Korea)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm