Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 19/01/2015, 13:29 PM

Hàn Quốc: Đông Quốc đệ nhất Già lam Huỳnh Hạt Sơn môn Trực Chỉ tự

Ngôi cổ tự Jikjisa (Trực Chỉ tự), ở chân núi Hwangaksan tọa lạc 95, thôn Jikjisa-gil, phường Daehang-myeon, Tp.Gimcheon-si, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc. Được thành lập vào đầu thế kỷ thứ V, năm 418 (năm thứ 2 của triều đại vua Nulji, triều đại Silla). Do Thiền sư Ado khai sơn.

 
Ngôi cổ tự Jikjisa (Trực Chỉ tự) còn được tôn vinh “Đông Quốc đệ nhất Già lam Huỳnh Hạt Sơn môn”. Ngôi danh lam cổ tự này là một trong những tự viện quan trọng của Thiền phái Tào Khê, được bình chọn một trong 20 top Danh lam cổ tự Hàn Quốc. 
 
 
Lối kiến trúc của ngôi Đại Già lam này rất hài hòa, hoàn hảo, với những thung lũng bao quanh rừng thông xanh tươi, những tán lá mùa thu rất ngoạn mục, đặt biệt hấp dẫn du khách thập phương hành hương. 

Điện Birojeon (Điện Tỳ Lô) còn lưu giữ khoảng một nghìn tượng Phật cổ và một củ Dong nghìn năm tuổi. 

Daeungjeon Hall (Đại hùng Bảo điện), một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của triều đại Joseon.
 
Trải bao thăng trầm cùng Quốc gia dân tộc Hàn Quốc, ngôi Danh lam cổ tự này đã bị phá hủy bởi những chiến tranh năm 1590. Sau đó có cơ hội phục dựng lại từ năm 1610 đến khoảng năm 1670. Là một trong những ngôi Danh lam cổ tự được bảo tồn lâu đời nhất.
 
Ngôi Cổ tự ban đầu đơn sơ, khoảng năm 645, dưới thời trị vì của Nữ hoàng Seondeok (r. 632-647), Luật sư Jajang (Từ Tạng-590-658) đã đủ duyên xây dựng quy mô lên đến khoảng 40 tòa nhà gỗ.
 
 
Những bậc Danh Tăng kiệt xuất nhất liên quan đến ngôi Già lam Cổ tự này như Đại sư Sa Myeong (Tứ Minh Đường-1544-1610). Ngài mồ côi từ bé, xuất gia thụ giới tại Bản tự Trực Chỉ. Sau đó Ngài cầu pháp với Thiền sư Seosan (Tây Sơn-1520-1604). 
 
 
Đại sư Sa myeong (Tứ Minh Đường) cùng Sư phụ  Seosan (Tây Sơn Thiền sư) tuyển mộ năm nghìn hàng nghìn tăng sĩ chiến binh hỗ trợ Anh hùng Phật tử Li Sunsin (Lý Thuấn Thần), Tổng Tư lệnh Hải Quân, để kháng chiến chống quân Nhật Bản xâm lược. 
 
 
 
Theo sau cuộc chiến bại của Nhật Bản, Thiền sư Seosan (Tây Sơn) cùng đệ tử là Đại sư Sa myeong (Tứ Minh Đường) đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 và hai thầy trò đã hoàn tất sứ mạng của mình với một bản hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Triều Tiên.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm