Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/01/2015, 14:32 PM

Hàn Quốc: Kỷ niệm 103 năm ngày sinh Tổ sư Thượng Nguyệt Viên Giác

Chủ nhật, ngày 18/01/2015 (28/11/Giáp Ngọ), tại Tổ đình Cứu Nhơn tự (Guinsa), Tiểu Bạch Sơn (Sobaeksan), Quận Đan Dương (Danyang-gun), phía Bắc đảo Chung Thanh Bắc (Chungcheongbuk-do), Chư tôn đức tăng, ni và phật tử, bá tánh thập phương long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 103 năm Sinh nhật Tổ sư Thượng Nguyệt Viên Giác, hơn 20 nghìn người vân tập tham dự lễ.

Tổ sư Thượng Nguyệt hiệu Viên Giác khôi phục Thiền phái Thiên Thai, Hàn Quốc vào thế kỷ 20, bắt đầu một phong trào Phật giáo mới qua ba phương châm:  

-  Phật giáo yêu nước
-  Phật giáo phổ biến
-  Phật giáo áp dụng trong cuộc sống hàng ngày
 
Tông phái này chủ trương cho các Tự viện vào ban ngày ngoài việc học kinh điển, còn phải công tác lao động để tự túc kinh tế nhà chùa,  và ban đêm họ dành cho thực hành khổ hạnh công phu tu tập theo Thiền quán của Thiên Thai Tông.

Hiện nay gần 200 ngôi chùa trực thuộc chi nhánh của Tông phái Thiên Thai và có  hơn hai triệu người theo Tông phái này. Hiện Thiền phái Thiên Thai có nhiều Trường Đại học góp phần giáo dục đào tạo nhân tài cho đất nước, có những ngôi Tự viện sức chứa hàng vạn người.
 
 
Tông phái Thiên Thai dùng Kinh Pháp Hoa làm Tông chỉ: “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”.

Tất cả pháp vốn chẳng có tự tánh. Chủng tử Phật do nhân duyên sanh khởi. Pháp nào trụ theo ngôi pháp đó. Cũng như ngọn đèn mỗi giây mỗi khác; ngọn đèn giây thứ nhứt trụ theo ngôi pháp giây thứ nhất, ngọn đèn giây thứ nhì trụ theo ngôi pháp giây thứ nhì; pháp sanh trụ ngôi sanh, pháp diệt trụ ngôi diệt,... Tướng thế gian luôn luôn thường trụ như thế. 
 
 
Muốn thấu suốt nghĩa "thế gian tướng thường trụ"thì phải chứng ngộ tự tánh mới được…

Nữ Tổng thống phật tử Park Geun-hye (Phác Cận Huệ) chia sẻ: “Thiền phái Thiên Thai Kỹ niệm 103 năm sinh nhất Tổ sư Thượng Nguyệt Viên Giác,  người khôi phục Thiền phái, chúng ta nương theo lòng vị tha của Tổ sư Thượng Nguyệt Viên Giác để trở thành mẫu số chung cho sự sống tự do, tiên phong trong sự phát triển xã hội bằng cách khôn ngoan và sự thống nhất đất nước”.

 Tiểu sử
Tổ sư Thượng Nguyệt Viên Giác
(1911-1974)

Tổ sư pháp danh Thượng Nguyệt, pháp hiệu Viên Giác, tục danh Pak jundong (Phác Chuẩn Đông (박준동-朴準東), sinh ngày 28 tháng 11 năm Tân Hợi (22/12/1911), sinh quán tại thành phố Miryang, tỉnh Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc. Vốn sinh trưởng trong gia đình dòng dõi quân đội.

Thân phụ của Ngài là cụ ông Bak Yeongjin (Phác Vĩnh Trấn박영진-朴永鎭), và Mẫu thân là cụ bà Kim Ssi (김씨-金氏). 

Túc duyên chủng tử Đại thừa Pháp khí, Bồ đề nẩy mầm, Bát nhã đơm hoa, năm lên 15 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia, thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh. Sau đó Ngài vân du tham học các nơi như Ngũ Đài Sơn, Phổ Đà Lạc Già Sơn, Nga Mi Sơn, Trung Quốc, Tây Tạng… 

Năm 1946, sau khi được ý chỉ Phật pháp,  bước đầu Ngài chỉ xây dựng một Am tranh làm nơi ẩn dật khiêm tốn của mình để tu hành, và khi Ngài tỏ ngộ tự tâm đắc thành Chánh quả, bắt đầu giảng dạy những gì Ngài đã đạt được, và vô số người kính ngưỡng mộ tìm kiếm đến lễ bái xin quy y học đạo.

Chiến tranh ngày 25 tháng 6 năm 1950, Ngài hóa duyên hoằng pháp tại Ma Cốc Tự, tỉnh Chungcheongnam-do,  Hàn Quốc, nơi đây Ngài đã thể hiện tâm từ bi cứu trợ người tị nạn chiến tranh và trị bệnh ác tính cho dân, hiệu quả trong chữa lành cơn bệnh hiểm nghèo, Ngài được tôn vinh Thần Tăng.

Sau khi chấm chiến tranh, Ngài hoát nhiên đại ngộ Chỉ Quán Thiên Thai (止觀天台), Không Tam muội (空三昧) vào ngày 28 Tháng 12 năm 1962. 

Từ đó, Ngài khôi phục Thiền phái Thiên Thai, có đến hàng chục nghìn tín chúng quy hướng theo Hội Tam Quy Nhất (會 三 歸 一),  Viên Dung Tam Đế (圓融 三諦) như Pháp Hoa Giáo Chỉ (法華敎旨) với ý tưởng  Chân Tục Bất Nhị (眞俗不二).

Ngài khôi phục ngôi Cứu Nhân Tự, trung tâm hành chính của hơn 140 ngôi chùa trực thuộc chi nhánh của Tông phái Thiên Thai và hiện nay có khoảng hai triệu người theo Tông phái này và đã trở thành một trong những ngôi Cổ tự nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc. 

Bên cạnh tòa nhà chính 5 tầng, hơn 50 tòa nhà lớn tạo thành một quần thể độc đáo, do đó khiến du khách thập phương hành hương đến chiêm bái Cứu Nhơn Tự (KuInsa) rất ngưỡng mộ và không phai mờ trong tâm trí bởi sự trang nghiêm tráng lệ, lộng lẫy của ngôi Cổ tự.

Việc giảng dạy chính của ngôi Chùa là nhằm mục đích cho mọi người thấy làm thế nào để ngộ nhập Tri Kiến Phật, xây dựng niềm tự tin và an lạc hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày. các thành viên thường trú tại Tự viện vào ban ngày thì công tác lao động để tự túc kinh tế nhà chùa và ban đêm họ dành cho thực hành khổ hạnh công phu tu tập theo Thiền quán của Thiên Thai Tông. Nơi đây trang bị tiện nghi hiện đại có thể chứa khoảng hàng chục ngàn (10.000) người. Chư Tăng có thể sống ở đây tại bất kỳ điểm nào trong khi một nhà bếp có thể phục vụ thức ăn cho con số đó hai lần khi cần thiết.

Hóa duyên ký tất, Ta bà quả mãn, Ngài an nhiên Viên tịch vào ngày 27 tháng 04 năm 1974. Hưởng thọ 64 xuân.

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm