Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/09/2015, 15:45 PM

Hàn Quốc: Ngôi cổ tự Jinkwansa nơi gìn giữ văn hóa ẩm thực chay hàng nghìn năm

Tại Hàn Quốc có một ngôi cổ tự đã duy trì và phát triển văn hóa ẩm thực chay tồn tại bền vững gần 17 thế kỷ, ngôi cổ tự Jinkwansa (Tân Khoan Tự), tọa lạc tại 354 Phường Jingwan-dong, Quận Eunpyeong-gu, Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. 

Ngôi cổ tự Jinkwansa thành lập vào năm 1.010 do Thiền sư Jinkwan khai sơn. Theo sắc chỉ của vua Taejo (Thái Tổ) để tưởng niệm những Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đuổi giặc ngoại xâm (Tuẫn quốc trung liệt) và lập Thủy Lục Đại Trai đàn siêu độ.

Ngôi Danh lam cổ tự này là nơi tụ hội của hai dòng suối, bao quanh là những tán lá xinh tươi và đỉnh núi sao vút, một trong nhiều ngôi chùa miền quê nằm ngoại ô Thủ đô của Hàn Quốc. Mỗi ngôi chùa đều có những đặt biệt riêng của mình, riêng ngôi cổ tự Jinkwansa nổi tiếng về văn hóa ẩm thực chay và nơi đào tạo danh ni Hàn Quốc.

Ngôi cổ tự này thuộc Thiền phái Tào Khê, dành cho Ni giới cư trú tu hành và vào ngày 18/07/2015 vừa qua đã tiếp đón phu nhân Phó Tổng thống Mỹ - Jill Biden, đến nghiên cứu và tìm hiểu về nền giáo dục dành cho nữ giới tại Hàn Quốc.
Tiến sĩ Jill Biden, phu nhân Phó Tổng thống Mỹ cùng phái đoàn thăm ngôi cổ tự
Ni trưởng Gye Ho nói: “Nếu quý Đạo hữu không thể hiểu được văn hóa tự viện Phật giáo mà không có kiến thức về ẩm thực nơi đây. Thức ăn đã nuôi dưỡng cho loài người. Nó hình thành tâm và thân chúng ta”. 

Ni trưởng đã xuất gia hơn 50 năm và bây giờ đã được Thiền phái Giáo chỉ Giáo phẩm ni đang đảm nhiệm trụ trì ngôi cổ tự này. 

Một gian phòng nhỏ, có ít nhất 25 chiếc đĩa khác nhau được sắp trên bàn. Sự đa dạng, đó là một nét độc đáo trong buổi thọ trai (buổi trưa) của người xuất gia tại Hàn Quốc.

Sư cô Sun Woo, vị hướng dẫn chương trình Temple Stay, giải thích thêm về điều tạo nên sự khác biệt cho thức ăn của tự viện Phật giáo theo truyền thống Bắc tông: “Hoàn toàn thực vật và không sử dụng bột ngọt hay các hóa chất. Không sử dụng ngũ vị tân”. (Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén).

Sự giải thích cách chế biến món ăn nghe có vẻ nhạt nhẽo. Nhưng cán món ăn vẫn có vị cay nồng hoặc chua cay, đắng chát, ngọt bùi. Có củ cải lên men, các loại kim chi, tương đậu nành, nấm chiên, đậu hủ ướp và rau xanh giòn. Những miếng cà tím thái mỏng cùng những lát khoai tây chiên đặt một bát súp trong vắt và một bát to đựng cơm.

Một góc của ngôi cổ tự rất nhiều chiếc lu ủ tương, Sư cô Sun Woon tiết lộ về bí mật của ẩm thựcc trong tự viện Phật giáo Hàn Quốc. Trên nền đất phủ sỏi và rất nhiều chiếc lu gốm với kích cỡ khác nhau. Sư cô chỉ những chiếc lu và tiết lộ cho biết: “Trong những chiếc lu đấy chúng tôi đang ủ men những loại nước tương hoặc đậu tương nhão khác nhau.
 
 
Chùa này đã ủ khoảng 30 loại nước xốt khác nhau từ đậu tương lên men. Những chiếc lu được đặt ở một nơi có thể tiếp nhận đầy đủ bởi ánh quang dương trong ngày, điều đó rất quan trọng cho quá trình lên men tốt. Trong những chiếc lu đó, một số loại tương đã được lên men suốt 20 năm, những cái khác thì gần 50 năm. Mùi hương chi thành nhiều lớp và phức tạp như một miếng phô mai chín ngậy.

Sau quá trình ngâm ủ, lên men, lọc nước và những thao tác truyền thống khác, chúng tôi rót lên món ăn giản dị những tầng hương vị đa dạng đậm đà thật khó quên.

Du khách khắp nơi trên thế giới đã đến ngôi cổ tự này để trãi nghiệm phong cách sống theo nếp Thiền gia đạo vị. 

Hiện đang có gần 300 du khách hành hương đã tham gia vào nếp sinh hoạt thiền gia, khuya 3 giờ 30 phút họ đều thức dậy để lạy Hồng danh Bảo sám 108 lễ và sau đó tọa thiền”.

Ý thức được “Thức ăn tạo ra giá trị con người” nên ẩm thực chay trong các ngôi tự viện Phật giáo Hàn Quốc khá tươm tất và phong phú.

Chia sẻ với du khách thập phương về triết lý sống, Ni trưởng Gye Ho giải thích rằng: “Nấu ăn và ăn uống là những hoạt động quan trọng cũng như việc luện tập thể chất. Chúng tôi chuẩn bị thức ăn của mình với tâm hồn thanh khiết, và khi chế biến món ăn, tâm luôn nghĩ đến vì sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi phát hiện rằng loại nước xốt ngon nhất trên đời chính là tấm lòng mà mình đặt vào việc nấu ăn. Mọi thứ ở đây đều từ thiên nhiên. Trong khi những nơi khác ở Hàn Quốc người ta sử dụng đủa kim loại, ở đây thì dùng đũa gỗ”.

Tự viện Phật giáo Hàn Quốc chế biến thực phẩm chay và phục vụ cho các nhà sư và Phật tử tại bổn tự. Ngoài ra cũng có phục vụ cho khách du lịch bên ngoài nhà chùa những ngày này, thực phẩm chay Hàn quốc đã trở thành một thứ văn hóa ẩm thực lành mạnh cho sức khỏe cộng đồng.    

Bạn đi bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc, bạn sẽ tìm thấy một số bằng chứng về di sản Phật giáo cổ xưa, đã tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống tâm linh người dân.  Kể từ khi Phật giáo hiện diện tại Hàn Quốc hơn 1700 năm trước đây, truyền thống của họ đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa ẩm thực của đất nước.

Trong những năm qua, các Tự viện Phật giáo đã gìn giữ và phát huy văn hóa ẩm thực chay Hàn Quốc. Thậm thậm chí phát triển rầm rộ thành phong cách trong khu vực.

 Nổi tiếng với những thành phần phức tạp nhưng vẫn tự nhiên và đặc trưng bởi các bài thuyết trình tinh chế, các món ăn chay Hàn Quốc cũng bắt nguồn từ các Tự viện Phật giáo, trong các nghi lễ văn hóa phong phú và nghi lễ cũng như phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

Vào ngày 20 tháng 9 năm 2010, giới lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc, thuộc Thiền phái Tào Khê (Joye) đã tìm được thì trường đối tác để xuất khẩu thực phẩm chay sang Mỹ, và đã tổ chức buổi ăn tối đặc biệt tại Soho, New York.

Thiền sư Jasung (Thiền sư Từ Thừa) Viện trưởng Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì hòa bình (ACRP) cùng ông Đại sứ Kim Young-mok, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại New York đã giới thiệu ẩm thực Hàn Quốc, chiêu đãi hơn bốn mươi món thực phẩm chay, chế biến rất khéo léo, trang nhã. Với hơn ba trăm khách mời tham dự tiệc, trong sự kiện đặc biệt này bởi sự có mặt của bà Yoo Soon-taek, phu nhân của Ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Ông Charles Rangel, Thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, ông  John Liu Kiểm soát viên Thành phố New York,  cùng với nhiều ngành công nghiệp ẩm thực, giáo viên và các nhà báo cùng nhiều khách hàng. . . 

Xu hướng thực phẩm chay Hàn Quốc ở Mỹ hiện nay được kiểm nghiệm và đánh giá rất cao, chất lượng tốt. Điều này ông bà Ban Ki-moon cũng nhận xét như trên. Còn ông McPherson, Thượng nghị sĩ bang Louisian,  hiện đang sống ở khu vực ngoại ô cận bốn ngôi chùa Phật giáo ở Seoul, và biên tập viên thực phẩm chay Zenkimchi Journal, một ấn phẩm trực tuyến văn hóa ẩm thực Phật giáo.

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Xem thêm