Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/02/2015, 16:23 PM

Hàn Quốc: Phỏng vấn thiền sư Subul về giác ngộ và hạnh phúc

Thiền sư Subul Chủ tịch Trung tâm Thiền Anguk, Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Giám đốc Phát thanh Truyền hình Phật giáo (Buddhist Broadcasting System) (BBS) trạm Busan, trụ trì chùa Beomeosa, Thành phố Busan. 

Thiền sư là một trong những vị chuyên hoằng dương Tổ Sư thiền Hàn Quốc, dạy tham công án, khán thoại đầu tại Trung tâm Thiền Anguk, Tp. Seoul, Tp. Busan và khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc, chẳng những hướng dẫn cho tăng, ni, phật tử Hàn Quốc mà còn dạy cho người ngoại quốc tu tập tham thiền.
Thiền sư Subul
Sau đây là cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Robert Koehler và Thiền sư như sau:

Kính bạch Thiền sư; Trường phái Thiền của Phật giáo là gì? Làm thế nào mà Thiền (Zen) Phật giáo phát triển tại Hàn Quốc và cách tiếp cận hiện nay thế nào?

Thiền tông thực tiển trọng lượng nhiều về thực hành hơn là nghiên cứu kinh điển, trực chỉ nhân tâm kiến tính thành phật. Thiền (Zen) bắt nguồn từ Phật Thích Ca trực tiếp truyền cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp làm Sơ Tổ, Sơ Tổ Sư thiền trực tiếp truyền cho Tôn giả A Nan Nhị Tổ, cho đến Bồ Đề Đạt Ma Tổ sư đời thứ 28. 

Đầu thế kỷ thứ sáu, Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa làm Sơ Tổ và Phật giáo Hàn Quốc trực tiếp được truyền thừa vào triều đại Silla từ Trung Quốc. Hiện Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đang duy trì và phát triển thiền pháp khán thoại đầu, được nhiều người hâm mộ đường lối tu tập này.

Nhiều người tin rằng có mối quan hệ giữa Phật giáo và mê tín dị đoan, bói toán, lên đồng nhập cốt, đốt vàng mã. . . Đây có phải là một quan niệm sai lầm?

Đó là một quan niệm sai lầm rất phổ biến trong dân gian. Đây là tín ngưỡng dân gian, không phải chủ trương của Phật giáo. 

Phật giáo luôn đi trước thời đại khoa học như nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein nhận định:  "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".

Tôi luôn khuyên mọi người nên Chánh Tín, Chánh Kiến để tăng trưởng niềm Tự tin và đức Tự chủ, và giải thích cho họ hiểu sự tác hại của Mê tín dị đoan, Tà kiến sẽ làm tổn giảm niềm Tự tin, bào mòn đức Tự chủ, tăng thêm nhiều sự lo sợ, bất an trong cuộc sống.

Seoul, Hàn Quốc và New York, Hoa Kỳ có nhiều Trung tâm Thiền (Zen). Những điểm khác biệt của truyền thống Thiền (Zen) Phật giáo Hàn Quốc?

Vâng; Đúng là có rất nhiều trung tâm Thiền (Zen) ở Seoul, Hàn Quốc và New York, Hoa Kỳ. Thiền Phật giáo rất đa dạng và phong phú để hành giả có thể lựa chọn pháp môn hành trì thích hợp với mỗi cá nhân. 

Nói đến Thiền tổng hợp có 5 loại (Ngũ vị Thiền): thứ nhất là phàm phu; thứ nhì là ngoại đạo; thứ ba là Tiểu thừa; thứ tư là Đại thừa; thứ năm là Thượng thừa.

Phàm phu thiền (ja. bompu-zen): Cách thiền của phàm phu, những người không theo đạo mà chỉ muốn thân thể, tâm trạng được khoẻ mạnh, không đạt đến vô ngã, giải thoát luân hồi.

Ngoại đạo thiền (ja. gedō-zen): Chỉ những phương pháp thiền nằm ngoài Phật giáo.

Nhị thừa thiền (hay Tiểu thừa thiền-ja. shōjō-zen): Thiền theo những phương pháp được nêu ra trong giáo lý Phật giáo Nam truyền. Cách thiền này dẫn đến Diệt tận định, và nếu hành giả ở trong trạng thái này khi chết thì không tái sinh nữa, thoát khỏi Luân hồi (sa. saṃsāra).

Đại thừa thiền (ja. daijō-zen): Mục đích chính ở đây là Kiến tính (ja. kenshō), Giác ngộ. Kinh nghiệm giác ngộ cho thấy rằng, ta chính là vạn vật mà vạn vật không khác ta và từ kinh nghiệm này, những hành động hằng ngày sẽ là những hành động cứu độ tất cả chúng sinh.

Tối thượng thừa thiền (ja. saijōjō-zen): Trong dạng thiền này, đường đi và mục đích trở thành một. Thiền không phải là một phương pháp để đạt giác ngộ nữa mà trở thành một sự biểu hiện trực tiếp của Phật tính (ja. busshō). Kinh sách viết rằng, đây là cách thiền của các chư Phật và là cách thiền tuyệt đỉnh (vô thượng, tối thượng, không còn cách nào hơn được) trong Phật pháp.

Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc trực tiếp từ Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tối thượng thừa, Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật.

Các giới tư tưởng Tây Phương ít thấy Người đến gần chỗ tuyệt đối là vì đường lối thực hành chẳng đồng phải không?. 

Vâng; Quý vị nên ghi nhớ rằng cảnh giới tuyệt đối Chân như chẳng phải văn tự lời nói có thể diễn đạt, Phật Thích Ca thuyết pháp xong liền phủ định ngay, Ngài nói : “Suốt 49 năm từ đêm ấy Ta đắc thành Vô thượng Bồ đề, cho đến đêm ấy Nhật Vô Dư Niết Bàn chưa từng thuyết thuyết một chữ nào cả. Đối với Vô Thượng Chính đẳng Chính Giác cũng chẳng được một chút nào cả”.

Các giới tư tưởng Tây Phương ít thấy Người đến gần chỗ tuyệt đối là vì đường lối thực hành chẳng đồng.

Phương pháp thực hành Tổ sư Thiền là pháp Thiền trực tiếp truyền thừa từ Phật Thích Ca, trong sát na từ quốc độ tương đối bước thẳng vào quốc độ tuyệt đối.

Hễ vào cảnh giới tuyệt đối thì những thứ bị phủ định như Ngã, Vạn hữu, các pháp.v.v. . . đều biến thành tuyệt đối, hoàn toàn thừa nhận trở lại.

Còn trong tương đối thì Vô thường, Khổ, Không, Vô Ngã. Khi tiến thẳng vào Bản thể tuyệt đối thì Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Trọn vẹn tứ đức Như Lai TỪ, BI, HỶ, XẢ vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng.

Quan niệm của Phật giáo về đau khổ là gì? Tại sao người ta lại đau khổ? 

Đau khổ là cảm giác hạnh phúc khi chúng tạm thời hiện hữu bởi ảo tưởng, chính cái Tôi ích kỷ này đã tự làm khổ mình và liên lụy đến người khác. Tuệ giác khi được khai mở bởi Vô ngã thì mình và người đều lợi lạc. Chúng ta nên tu tập để được khai tâm, mở trí để quán chiếu thực thể của các pháp, để không bị lừa dối những ảo tưởng của hạnh phúc tạm bợ phù du.

Mục đích của việc hòa giải trong giáo dục Phật giáo là gì? 

Mục đích của Thiền là để đạt đến an lạc hạnh phúc. Tất nhiên, mục đích của đạo Phật là để đạt được giác ngộ, Thiền (Zen) là một trong những các luyện tập để đạt đến giác ngộ. Để kết luận, mục đích của Thiền (Zen) là để đạt đến giác ngộ. Tuy nhiên, tất cả phương pháp Thiền Phật giáo đều hướng tới mục đích thoát khỏi sự đau khổ của sinh tử, và tìm thấy hạnh phúc khi tâm được định, trí tuệ được bừng sáng. Vì vậy mục đích tối hậu của Thiền (Zen) là đạt được sự an lạc hạnh phúc.
               
Thích Vân Phong
(Theo Phỏng vấn bởi Robert Koehler, hình ảnh: Ryu Seunghoo, Korea)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm