Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/12/2017, 09:36 AM

Hàn Quốc: Trên con đường mòn của Đại sư Malananda

Sau khi vượt qua Karakoram cao ngang thung lũng Gilgit, Đại sư Malananda hướng đến Hunza, thị trấn xinh đẹp như bức tranh, ở rìa hành lang Wakhan của Afghanistan và khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Nó nằm dọc theo nhánh Bắc của con đường tơ lụa cổ mà đại sư đã vào Trung Quốc.

Trong thăm thẳm của mùa Đông ở Hàn Quốc, tuyết rơi phổ biến dọc đường theo bờ biển phía Tây Nam. Trên những sườn núi gần đó dọc theo bờ biển, các cơ sở tự viện Phật giáo - các cấu trúc bằng gỗ quý bền chắc, với môi trường xung quanh tươi mát nhanh chóng được nhuộm màu trắng tuyết. Từ ván của họ trên đỉnh đồi, rìa của biển Hoàng Hải có thể được nhìn thấy biến thành đá bột.

Đó là tại cảng Beopseongpo dọc theo bờ biển phía Tây Nam, nơi mà hàng trăm năm trước, Đại sư Malananda hay Marananta theo cách nói của người Hàn Quốc là những điều huyền thoại. Đại sư Malananda nguyên quán ở Gandhāra (Càn-đà-la), bây giờ thuộc miền Bắc Pakistan – một trong những điểm tựa lớn ở Nam Á, từ đó ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo lan rộng khắp trên lục địa châu Á rộng lớn. Sau khi vượt qua Karakoram cao ngang thung lũng Gilgit, Đại sư Malananda hướng đến Hunza, thị trấn xinh đẹp như bức tranh, ở rìa hành lang Wakhan của Afghanistan và khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Nó nằm dọc theo nhánh Bắc của con đường tơ lụa cổ mà đại sư đã vào Trung Quốc.

Với sự hậu thuẫn của triều đại Đông Tấn (東晉) (317-420), Đại sư Malananda bắt đầu đến Hàn Quốc. Vào thế kỷ thứ 4 (384 sau kỷ nguyên Tây lịch), Đại sư Malananda đã dừng chân tại cảng Beopseongpo (법성포 - 法聖浦). Người ta tin rằng Đại sư Malananda là một sứ giả Như Lai từ triều đại Đông Tấn truyền chính pháp Phật đà đến Bách tế (Baekje) Cổ Nhĩ Vương (고이왕 - 古爾王) (Trị vì: 234–286), một trong ba vương quốc lớn của Hàn Quốc thời bấy giờ (Tam quốc). 

Do đó, sự bảo trợ của Bách Tế Cổ Nhĩ Vương cho phép Đại sư Malananda truyền bá Phật giáo Đại thừa vào miền Tây Nam của Bách tế (Baekje) Hàn Quốc hiện nay. Là một cường quốc chủ yếu hàng hải, vương quốc Bách tế (Baekje) đã trở thành một điểm nhấn mạnh cho sự lan tỏa ánh đạo vàng từ bi trí tuệ Phật giáo sang Đông Á và Nhật Bản.

Hòa thượng Manndang, trụ trì ngôi già lam cổ tự Bulgapsa (Phật Giáp Tự) ở quận Yeonggwang, nói với The Hindu rằng: “Đại sư Malananda đã tuyển chọn 10 vị đệ tử xuất sắt để cùng ngài tuyên dương diệu pháp Phật giáo Đại thừa”.
 
Ngôi già lam cổ tự Bulgapsa (Phật Giáp Tự) do Đại sư Malananda khai sơn, là cha đẻ của các cơ ở tự viện Phật giáo Hàn Quốc. Ngôi Bulgapsa (Phật Giáp Tự) đã trải qua bao thăng trầm cùng vận nước, góp phần hộ quốc an dân, tốt đời đẹp đạo, nó đã phát triển thành một cụm 40 tòa nhà và 500 phòng, trải dài dọc theo các bậc thang, được tách ra khỏi ngọn núi Moaksan (모악산 - 母岳山) hùng vĩ. 
 
Ngôi già lam cổ tự Bulgapsa (Phật Giáp Tự - 佛岬寺) do Đại sư Malananda Phật giáo Ấn Độ khai sơn, hiện là cơ sở tự viện của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, một sự kết hợp thiền Phật giáo, giáo pháp dựa trên kinh điển và Phật giáo Tịnh độ Hàn Quốc.
 
Du khách thập phương hành hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo này, có thể ở trong những phòng sạch mà lại trống không, nhưng sàn nhà được sưởi ấm để chống lại cực lạnh. Du khách thập phương hành hương có thể thưởng thức những buổi cơm chay, rau củ và súp theo mùa, phục vụ từ lúc 18 giờ chiều (theo giờ địa phương). Hòa thượng Manndang rất bình dân và thân thiện, nổi tiếng với thói quen sau khi ăn tối xong, buổi phục vị thiền trà đạo cho khách ngồi cùng tầng với ngài. Toàn bộ tăng chúng và phật tử đều tỉnh giấc vào 4 giờ sáng (theo giờ địa phương), lễ Hồng Danh Bảo Sám 108 lạy và tọa thiền buổi sáng sớm.

Cội nguồn Gandhāra (Càn-đà-la)

Càn-đà-la (乾陀羅), dịch theo âm Hán - Việt của một vùng miền Tây Bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc Afghanistan và một phần của Pakistan. Ngày xưa Gandhāra (Càn-đà-la) là một trung tâm văn hóa nghệ thuật Phật giáo. Vào thế kỷ 1, 2 Phật giáo Đại thừa cũng đã bắt đầu tỏa ánh đạo vàng từ bi trí tuệ tại đây. Ngày nay, các đạo tràng Phật giáo không còn bao nhiêu dấu tích vì bị phá hủy vào thế kỷ thứ 5. Theo ký sự của Tam tạng Pháp sư Huyền Trang thì đạo Phật tại đây đã bị hủy diệt vào thế kỷ thứ 7.

Khác với giai đoạn đầu của nghệ thuật Phật giáo, tại Gandhāra (Càn-đà-la), đức Phật được diễn tả như một thế nhân. Phần lớn hình ảnh của đức Phật được tạc trên đá, ôn lại tiền thân và tiểu sử của Ngài. Người ta minh họa đức Phật như một vị tăng sĩ với một thân tâm hoàn toàn tự tại, có khi người ta xem đức Phật như một vị đạo sư vĩ đại, luôn luôn giữ phong cách vô vi và hướng nội. 

Một số tranh khác diễn tả đức Phật sống khổ hạnh (tượng Tuyết sơn). Theo Phật tích thì Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ 29 tuổi, rời cung vàng điện ngọc tìm lên núi Hy Mã Lạp Sơn tầm đạo. Ngài tu khổ hạnh 6 năm trời, chấp nhận những cực hình thể xác để đạt giải thoát tinh thần. Trong trạng thái đó thân thể gầy gò, tiều tụy nhưng không lay chuyển được sự kiên cường của Ngài. 

Đến năm thứ 7 thì Ngài đắc đạo, từ bỏ khổ hạnh mà đạt đến giác ngộ để thành Phật. Nghệ thuật tại đây đã đạt đến tình trạng trừu tượng, các tranh tượng đều có vẽ thủ ấn và hảo tướng của đức Phật. Người ta cũng chú ý đến các trình bày trang phục của đức Phật, một sáng tạo đặc sắc của nghệ thuật Phật giáo, tại Gandhāra (Càn-đà-la).

Qua nhiều thế kỷ, ngôi già lam cổ tự Bulgapsa (Phật Giáp Tự - 佛岬寺) đã trở thành cơ sở tự viện của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Đây là sự kết hợp của Thiền Phật giáo từ Trung Hoa sang, các giáo lý dựa trên kinh điển của các trường phái Phật giáo và Phật giáo Tịnh độ Hàn Quốc. 

Tuy nhiên người Triều Tiên đã không quên cội nguồn Gandhāra (Càn-đà-la) của họ. Một khu phức hợp tập trung ở khu vực chung của quận Yeongwang-gun, tỉnh Jeollanam-do, nơi khởi đầu của Malanada đặt chân vào Hàn Quốc, gợi lên những ký ức về Gandhāra (Càn-đà-la). Người Hàn Quốc hoan hỷ gọi khu vực tưởng niệm nơi khai sinh của Phật giáo Hàn Quốc. Pho tượng Phật lớn được tại bằng đá, xây dựng theo phong cách nghệ thuật Phật giáo Gandhāra (Càn-đà-la) theo tứ diện. Các tác phẩm điêu khắc trang trí hoa văn tường thuật các giai đoạn quan trọng trong đời sống của đức Phật: Đản sinh, Thành đạo, Chuyển pháp luân, Niết bàn Tịch diệt.

Ngay như Giáo sư Moon Myung Dae của Đại học Dongguk đã thu hút sự chú ý của khán thính giả Hàn Quốc của mình, trong một bài thuyết trình về Powerpoint, về nguồn gốc của Phật giáo ở Ấn Độ. Giáo sư Moon Myung Dae đã trải qua các sự kiện tập truyện của mình ở Bodhgaya, Rajgir, Sarnath và hang động của Ajanta và Ellora để giải thích sự phát triển của Phật giáo Đại thừa.

Phóng viên: Atul Aneja 
Vân Tuyền (Nguồn: The Hindu)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm