Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/05/2016, 14:45 PM

Hãng phim truyện Việt Nam và chuyện vô thường

Nghe tin Hãng phim truyện Việt Nam được cổ phần hóa, được bán đi, lòng tôi, tôi tin chắc rằng là lòng biết bao người, một thế hệ người Việt Nam cũng buồn man mác. Nhưng biết làm sao, quy luật vô thường mà...

 
Hãng phim truyện Việt Nam, tuy chỉ là một cơ quan, nhưng cơ quan văn hóa này đã lan tỏa, đã tác động văn hóa đến bao người, đến một thế hệ người Việt Nam, của một thời kỳ lịch sử gắn với những buồn vui - từ nghèo khó, hay những chiến công của lịch sử dân tộc. Chính nơi cơ quan này, đã sản sinh ra bao nhiêu bộ phim rất hay, kinh điển của lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam như: “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Chị Dậu”... hay phim “Bao giờ cho đến tháng 10” của đạo diễn Đặng Nhật Minh - năm 2008, đã được CNN đánh giá là 1 trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại. 

“Bao giờ cho đến tháng 10” nói về sự hi sinh của phụ nữ tên Duyên, và của bao người nơi hậu phương, hậu chiến. Cốt truyện phim thì đơn giản, giản dị, nhưng thông điệp văn hóa, chuyển tải căn tính người Việt Nam thì cao vời. Chất người, phẩm chất hi sinh lặng thầm, của người phụ nữ Việt Nam, của văn hóa mang chiều sâu tâm linh của Việt Nam được chuyển tải- khi có phiên chợ âm- dương, lúc người sống và người đã mất có dịp gặp nhau, mỗi rằm tháng bảy (đây là câu chuyện có thật ở một ngôi làng ở Bắc Ninh). Câu chuyện phim đã làm tôi rơi nước mắt, dù đã xem phim nhiều lần. Xem những bộ phim hay, như phim “Bao giờ cho đến tháng 10” làm cho tâm hồn ta lớn lên biết bao nhiêu... Tôi tin rằng, nhiều người cũng như tôi, và không chỉ xem “Bao giờ cho đến tháng 10”, mà rất nhiều phim kinh điển của Hãng suốt từ khi tồn tại.

Những bộ phim ấy, những tác phẩm văn hóa ấy đã thấm đẫm những dấu ấn lịch sử, dấu ấn văn hóa của dân tộc này. Vậy mà nay, khi cơ quan văn hóa- nơi sản xuất ra những bộ phim ấy bị bán đi, khi tất cả được quy ra tiền- nghiệt ngã và đau xót lắm. Cơ chế thị trường mà, định giá bằng tiền, nhưng có những cái đâu chỉ bán mua bằng tiền, ít nhất là lòng ta bảo thế.

Địa chỉ đỏ, số 4 phố Thụy Khuê - đã từng là nơi chốn đi về của bao nhiêu lớp nghệ sĩ tài năng. Tôi nhớ, đã từng ngồi với đạo diễn Vương Đức ở quán nước trong khuôn viên ngay cổng của hãng phim, rồi vào phòng trao đổi về những... dự án phim lớn lao trong đời mình. Khi đó, ông đang lên ý tưởng cho bộ phim “Của rơi”- đúng như tên gọi, sau đó bộ phim rất... long đong. Khi tâm sự về nghề, tôi cảm được cái nhiệt huyết, yêu nghề của vị đạo diễn học từ ngôi trường kinh điển về điện ảnh của Liên Xô về này. Đạo diễn Vương Đức, người phụ trách nghệ thuật, rồi sau đó làm lãnh đạo hãng cũng không thể níu kéo được con tàu đang lao dốc không phanh. Vương Đức, một đạo diễn tài năng của nước ta, gắn với những bộ phim được coi là nghệ thuật (khi so sánh với phim mỳ ăn liền trước, hay phim thị trường này)... tóc đã bạc trắng mái đầu từ lâu, gầy tọp đi, khi ông lo lắng không nguôi về “ngôi nhà điện ảnh” của mình, bao nhiêu năm tháng với bao lớp nghệ sĩ tài năng tâm huyết gắn bó. 

Khi nghe tin Hãng phim truyện Việt Nam vì thua lỗ kéo dài, không đứng được trong cơ chế thị trường nghiệt ngã ngày nay, lòng tôi bâng khuâng, buồn man mác, như sau khi xem bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10” vậy.

Thế mới biết, pháp thế gian, vô thường mà đức Phật đã dạy. Quy luật “thành- trụ- hoại- không” nó nghiệt ngã như thế nào. Vẫn biết được là như thế, có thể không khác được, mọi cái đều vô thường, đều phải tan hoại đi - rồi cái mới hình thành, nhưng lòng ta vẫn bâng khuâng nuối tiếc. Có thể được không, có thể tạo ra, bổ sung duyên mới để níu kéo nó lại? Hãng phim truyện Việt Nam đã... kết thúc đẹp đẽ vai trò lịch sử của mình chưa hay là sự kết thúc gượng ép, khi mà tới đây cơ quan về văn hóa này lại được giao cho một công ty về... đường thủy?!

“Bao giờ cho đến tháng 10?
Lúa chín trên cánh đồng năm tấn...”. 

Vâng, chúng ta chờ đợi. Bởi, có tan hoại đi, thì mới có chỗ cho cái mới ra đời. Tất cả cần phải được mới mẻ, dưới ánh mặt trời mỗi sớm mai vậy.

Hà Quang Đức
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm