Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hạnh phúc khi ta còn mẹ

Trong cuộc sống hôm nay đã có rất nhiều những tấm gương hiếu thảo hết mực với cha, mẹ của mình thật đáng trân trọng, tôn vinh. Cạnh nhà tôi cũng có một anh hàng xóm tuổi đã gần 60, cứ mỗi buổi sáng sớm tôi lại thấy anh dùng xe lăn để đẩy mẹ mình đi vòng quanh thành phố. Vừa đi anh vừa nói chuyện với mẹ mình với thái độ thật từ tốn, nhỏ nhẹ, tôn kính. Phía sau là người vợ với những trái cây tươi và bình sữa cho người già. 

                                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Họ dừng chân tại các ghế đá công viên để mẹ anh dùng trái cây và uống sữa. Chồng kể chuyện, vợ gọt trái cây. Cả 3 khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc. Lại có những lúc bà mẹ cau gắt không hiểu do khó ở trong mình hay lẩn thẩn vì tuổi tác nên bà cáu gắt, chửi rủa thậm tệ. Vậy mà cả đôi vợ chồng ấy vẫn cười, vẫn ôn tồn năn nỉ mẹ. Tuần nào họ cũng đưa mẹ đi chơi cùng con cháu.

Cũng là hàng xóm, đối diện nhà tôi lại là một hoàn cảnh xót xa cho một bà mẹ già. Bà cụ chắc cũng đã trên 70 tuổi dáng nhà quê rất mực. Cả hai vợ chồng và hai đứa con rời nhà từ rất sớm để đi học, đi làm đến chiều mới trở về nhà. Ở nhà một mình, bà quét dọn miệt mài căn nhà 3 tầng to nhất xóm này; xách nước tưới cây; rửa chén dĩa chiều hôm trước; giặt đồ, phơi đồ, làm thức ăn cho cả nhà…Vậy mà có yên đâu, cứ vài hôm là nghe tiếng nàng dâu chì chiết vì thức ăn mặn, lạt, chua, chát hay tiếng của đứa trẻ mắng nhiếc bà nội "ở dơ", giặt đồ không sạch (dù giặt bằng máy giặt)… Nhiều lần bà đã toan về quê nhưng đứa con trai cứ nài nỉ nên bà cứ nấn ná ở lại với suy nghĩ: Thôi thì tiếp giúp gì được cho chúng thì cứ làm. Chấp nhất chi những lời nói hỗn hào khó nghe.
                                    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cứ mỗi lần thấy bà cặm cụi lao động trong căn nhà sang trọng ấy, tôi tự hỏi: Bà đang là mẹ, là bà hay đang là ôsin không lương trong ngôi nhà ấy? Bà định làm như vậy cho đến bao giờ? 

Phương Anh  
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Phật giáo thường thức 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Phật giáo thường thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm