Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 07/08/2013, 09:24 AM

Hạnh phúc lớn nhất của đời người không chỉ bởi thấu hiểu Kinh tạng

Hạnh phúc thật sự, không phải là sự thấu hiểu tam tạng kinh điển, mà là hiểu được bản thân mình, thấy được mình cần gì. Nhờ có các em nơi đây, mà thầy mới thấy được bản thân mình, thấy được những gì mình sẽ tiếp bước trên con đường và sự nghiệp hoằng pháp, lợi lạc quần sinh.

Xe mới dừng ở trước cổng vào, tôi đã cảm nhận ánh từ bi nơi Cơ sở tình thương Bửu Thắng 2, thuộc huyện Krông Ana, tỉnh Daklak.

Đây là cơ sở tình thương thứ 2, thuộc chùa Bửu Thắng Daklak, nơi đón nhận và chở che cho hàng trăm mảnh đời bất hạnh là những em bé mồi côi, lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa. Ở chùa Bửu Thắng, hiện có đến hơn 100 em, nhà chùa không còn chỗ; nên mới thành lập Cơ sở tình thương Bửu Thắng 2 được vài năm trở lại đây…

Về với Bửu Thắng 2 một buổi sáng cuối tháng 7 nắng vàng rạng rỡ, những cơn mưa xối xả mùa hạ kéo dài hơn 10 ngày cũng kịp “tạm lánh” đâu đó, nên 3 chị em chúng tôi cùng 2 cháu nhỏ con gái chị Mận rong ruổi hai chiếc xe máy, vừa đi vừa thỏa sức thưởng thức từng đợt gió mát rượi, trong lành đầu giờ sáng.

Lầu Quán Âm thắng lối cổng chính



Gian Tam Bảo đơn sơ, giản dị

Chị Mận, thường về với Bửu Thắng 2 khi thu xếp được công việc, hôm nay đã dậy từ rất sớm để nấu sữa ngô, có bánh mỳ chuẩn bị sẵn mang vào cho hơn 20 em nhỏ, đang nương nhờ nơi cửa từ bi đơn sơ, giản dị. Ngay lối vào cổng chính là Lầu Quán Âm nhỏ với tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhìn hướng ra ngoài. Thẳng lối vào là gian “chính điện”, trước thềm là tôn tượng đức Phật Di Lặc, hai bên là tượng Hộ Pháp.

Gian chính điện trước cũng bài trí những tôn tượng, như một gian Tam Bảo thu nhỏ, nhưng quý Thầy mới về đây chỉ để lại tôn tượng Đức Bổn Sư, để có chỗ cho các em tu tập.



Phòng học của các em

Hàng ngày hai thời khóa, sáng sớm và tối, các em được sư thầy Thích Quảng Tấn, mới về đây chừng 3 năm hướng dẫn các em cùng tụng Kinh, niệm Phật. Hết thời khóa buổi sáng, đến giờ lên lớp, nơi phòng học nhỏ đơn sơ, nhưng khá thoáng đãng, thầy Quảng Tấn tiếp tục trong vai thầy giáo dạy các em học chữ.

Ngoài thời gian lên lớp, các em vui chơi cùng nhau nơi khuôn viên khá rộng và thoáng đãng, không gian luôn tràn ngập ánh nắng chan hòa, gió lộng thổi mát rượi. Khi rảnh, các em lại cùng nhau chấp tác, dọn cỏ sau vườn, chăm sóc ruộng ngô…






Chấp tác buổi sáng

Ai cũng bận việc, nên khó thể ở lâu. Lúc các chị trò chuyện cùng thầy Quảng Tấn, tôi tranh thủ gặp gỡ các em hỏi han, trò chuyện, tới khoảng sân sau theo lối vào phía tay trái; rộng hút tầm mắt có những luống rau, ruộng ngô, có chừng hơn chục bé trai đang cùng nhau dọn cỏ. Em nào cũng vô tư, hồn nhiên, nhưng rất tập trung tay cuốc, tay bồ cào…


Bé nào cũng hồn nhiên, vô tư. Nhưng nơi các bé, luôn cảm nhận tâm bồ đề trưởng dưỡng...

Chụp một vài kiểu ảnh, quay lại trước thềm gian chính điện gặp thầy Quảng Tấn, khi tôi hỏi chuyện, được thầy cho biết: Thầy sớm có tâm nguyện, mong được gửi gắm những gì mình hiểu biết, những gì mình được học tới đông đảo đại chúng, nhất là các em lứa tuổi thanh thiếu niên. Và, nhân duyên được làm “thầy giáo” như đúng tâm nguyện theo thầy suốt quãng đường tu học đến lúc xuất gia. Nay, khi được cử về Bửu Thắng 2, thầy nhận lời ngay không do dự. Ngoài việc chăm lo Kinh kệ, hướng dẫn các em tu tập, thầy dạy thêm các em văn hóa, và tất cả những gì thầy cảm nhận nơi các em cần…


Đại đức Thích Quảng Tấn

Trước khi chia tay ra về, như còn chút tâm tư mong nói lên cho trọn, đại đức Thích Quảng Tấn chia sẻ thêm: Hạnh phúc thật sự, không phải là sự thấu hiểu tam tạng kinh điển, mà là hiểu được bản thân mình, thấy được mình cần gì. Nhờ có các em nơi đây, mà thầy mới thấy được bản thân mình, thấy được những gì mình sẽ tiếp bước trên con đường và sự nghiệp hoằng pháp, lợi lạc quần sinh.

Bửu Thắng 2 dù còn nhiều phần đơn sơ, giản dị, nhưng các em hàng ngày bầu bạn cùng câu Kinh, tiếng kệ, nhịp chuông mõ theo tiềm thức dần hình thành và trưởng dưỡng tự tính bồ đề từ các em. Quý thầy về đây, góp phần trang bị thêm cho các em những kỹ năng sống, hành trang căn bản sau này các em vào đời…

Nơi cửa Phật, ánh từ bi luôn rạng ngời, chở che những mảnh đời như thế…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm