Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/05/2015, 13:57 PM

Hạnh phúc thay đức Phật ra đời

Lòng từ bi kết hợp cùng trí tuệ/Thương chúng sinh từ Đâu suất giáng trần/Chốn Ta bà thị hiện tiếng chuông ngân/Ngài thức tỉnh biết bao người giác ngộ 

Thấy cỏi đời “vô thường” đầy đau “khổ”
Chấp ngã nhân khiến muôn kiếp luân hồi
Chuyện tử sinh cứ như thế theo trôi
Trong lục đạo mãi trầm luân tạo nghiệp
 
Vừa ra đời Ngài truyền trao thông điệp (1)
Chỉ “cái ta” là duy nhất trên đời
“Ta” quyết định mọi chuyện khắp muôn nơi
Muốn thành Phật hay ma đều “ta” cả

“Ta” phụng hiến khiêm cung sống hòa nhã
Nguyện chung lo an lạc cho muôn loài
Luôn hy sinh nhẫn nại đạo đức noi
Mang hạnh phúc cho mọi người cộng hưởng

“Ta” như vậy mới đáng cùng quy hướng
Kiếp nhân sinh mới tu tập viên thành
Ngày Phật Đản “khai thị” nét tinh anh (2)
“Tri kiến Phật” cho chúng sinh “ngộ nhập”

An Lạc thất, mùa Phật đản lần thứ 2639
Thích Viên Thành
-
Ghi chú: (1) Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi trên bảy bước có hoa sen đở chân, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” thêm 2 câu nữa cho tạm đầy đủ là: “nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có “ta” là hơn hết. Tại sao “ta” hơn hết? Vì trong tất cả thế gian,“ta” đã vượt khỏi sanh già bệnh chết”. Nhưng theo sự hiểu thông thường của nhiều người thì chữ “ngã” tức là “ta”, “bản ngã” có 2 bản năng đó là: sinh tồn và thụ hưởng., Vì lo sinh tồn mà có thể giết hại những loài vật khác để nuôi mạng sống cho mình, gây nên bao oán hờn chồng chất, vì lo thụ hưởng, bắt mọi người phải lo phục dịch cho mình, không ai có thể hơn mình, ta là trên hết, thu tóm mọi quyền lợi về mình, mọi người phải dưới quyền điều khiển của ta... nên cũng sinh ra không biết bao nhiêu điều oan trái, chiến tranh tang tóc hay bất an, mất hạnh phúc cũng từ “chấp ngã” mà sinh ra, nên Đức Phật muốn chỉ cho chúng sanh thấy biết rõ được nguồn gốc của đau khổ và đọa lạc mà lo tu tập diệt trừ    “ngã chấp”.Tu chuyển hóa cái “ngã” thành “vô ngã” đấy mới chính thực là nhiệm vụ của người tu.

(2) Thấy chúng sanh đang mê lầm, đùa giởn trong nhà lửa, nên Đức Phật mới ra đời, đó là một đại sự nhân duyên:“ Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến” có nghĩa là Phật muốn đem cái thấy biết của mình mà chỉ cho tất cả chúng sinh thấy để họ cũng có thể tỏ ngộ được như Phật. Muốn được tỏ ngộ như Phật, phải nhập vào, tức phải thực hành, chứng nghiệm chớ không phải chỉ đứng bên ngoài nhìn vào mà phải chính mình nghiệm chứng sự thật đó. Giáo lý của Đạo Phật là để hành hầu mới đạt được sự giải thoát, giác ngộ, chứ không phải để xem. để biết, để nói suông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm