Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/03/2013, 09:03 AM

Hành trì thực tế của hành giả và của các chư Phật

Chư Phật sở dĩ thành Phật cũng do một pháp quán ấy mà thôi. Một bên đã thành, một bên sắp thành. Cả hai cùng do một nhân tu như nhau, cùng một hạnh tu như nhau


Sau đây là phần trình bầy cái hiện thực bằng hành trì thực tế của hành giả và của các chư Phật

Câu : Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu kính niết bàn. Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Dịch nghĩa là : Vì không chứng đắc, Bồ tát y theo Bát nhã ba la mật đa nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo đạt tới Niết bàn. Chư Phật ba đời cũng y vào Bát nhã Ba la mật đa mà chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác..

 

-  Dĩ vô sở đắc cố tức là bởi vì không sở đắc nên

- Bồ đề tát đỏa là một phiên âm tiếng Phạn chữ Bodhisattva, ta thường gọi là Bồ tát.

- Y Bát nhã Ba la mật đa cố nghĩa là nương vào pháp Bát nhã Ba la mật đa tức là nương vào trí tuệ bát nhã, nương vào 6 phép ba la mật có thể từ bờ sinh tử bên này sang được bờ Niết bàn. Hành giả tu theo Ðại thừa, sở dĩ được gọi là Bồ tát và xứng hợp với danh xưng này, là bởi kiên trì sáu phép ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ) trong đó tối thắng nhất là phép tu quán chiếu Bát nhã, nhờ dùng trí tuệ bát nhã để thấy thật tướng bát nhã. Nhờ kiên trì thực hành phép quán này cho tới trình độ vô sở đắc thì tâm không còn gì quái ngại.

- Tâm vô quái ngại, vô quái ngai cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu kính niết bàn tức là tâm không mắc vào vòng ngăn trở. Quái là bị nhốt vào lồng, mất hết tự do, Ngại là bị ngăn trở từ khắp mọi phía, Cả hai chữ đều có nghĩa là bị ngăn trở, bị chướng ngại. Ðầu mối của sự ngăn trở này là do vô minh, do nghi ngờ mà nhà Phật gọi là mạn nghi, Cho nên, mắc ngại đây là mắc nghi ngại. Vì mạn nghi nên không cựa quậy được, nên lòng luôn luôn sợ hãi. Mà lòng đã sợ hãi thì vọng niệm dậy khởi liên miên như trong giấc mơ, lấy giả làm thật, lấy trái làm phải, điên đảo đảo điên, không biết đâu là bờ bến. Do đó, trên bước đường tu hành, có ba cái mốc lớn để kiểm chứng xem công phu hành trì có thực sự kết quả hay không. Một là có còn mạn nghi không? Hai là có còn sợ hãi không? Ba là có còn vọng niệm phát khởi không? Nếu chưa vượt qua các mộc đó, thì chắc chắn đang còn dẫm chân tại chỗ, chưa nhích được bước nào kể từ khi khởi tu. Cho nên Bồ tát nhờ hành trì quán chiếu Bát nhã, lấy trí tuệ Bát nhã quán chiếu, soi thấy năm uẩn đều không, nên không có gì chướng ngại, vì không có gì chướng ngại nên được tự tại thoát ra khỏi mạn nghi mà bấy lâu giam hãm mình vào trong. Sau khi giải tỏa mạn nghi rồi, mới giải tỏa được sự sợ hãi tức thành tựu được vô úy tức vô hữu khủng bố. Ðạt được vô úy rồi thì không còn bị cái gì chi phối nữa. Tâm thanh tịnh dần để mà thấy rõ sự thật, vọng niệm tan biến, xa hẳn các mông tưởng điên đảo. Cơn ác mộng đảo điên điên đảo của cuộc sống được giải tỏa. Từ đây không còn gì vướng bận. Hành giả thong dong tiến thẳng đến Niết Bàn (giải thoát), để rồi cuối cùng bắt gặp cái mà chư Phật đã chứng ngộ: Bồ đề (giác ngộ).

- Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Ở đây tam thế chư Phật là chư Phật ba đời: Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai. Chư Phật ba đời do đều nương vào Bát nhã Ba la mật đa nghĩa tức là đã dùng trí tuệ Bát nhã quán chiếu, cho nên đạt được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tức đạt được Vô thượng, Chính đẳng Chính giác.

A nậu đa la tam miệu tam bồ đề dịch nghĩa là Vô thượng chính đẳng chính giác. Đây là từ ngữ phiên âm từ tiếng Phạn anuttara samyaksambodhi. A nậu đa la (anuttara), có nghĩa là vô thượng, tức là không có gì cao hơn). Tam miệu (samyak) có nghĩa chính đẳng (bình đẳng chân chính) Tam bồ đề (sambodhi) có nghĩa chính giác (giác ngộ chân chính). Đoạn này nói chư Phật ba đời đều nương vào trí tuệ bát nhã mà đạt được Vô thượng chính đẳng chính giác, tức là giác ngộ chân chính tuyệt đối, bình đẳng, không còn giác ngộ nào cao hơn. Bồ tát trên tiến trình tu hành, nhờ nương vào quán chiếu Bát nhã mà được tự tại giải thoát (rốt ráo hướng đến Niết bàn) để rồi bắt gặp quả vị tối cao của chư Phật là quả vị vô thượng chính đẳng chính giác (quả vị Bồ Đề). Và chư Phật sở dĩ thành Phật cũng do một pháp quán ấy mà thôi. Một bên đã thành, một bên sắp thành. Cả hai cùng do một nhân tu như nhau, cùng một hạnh tu như nhau


Phạm Đình Nhân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm