Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/08/2013, 18:24 PM

Hành trình về chùa "cửa khẩu" tổ chức lễ Vu Lan

Ngôi chùa đang được xây dựng dở dang, vị trí tọa lạc giáp biên giới Trung Quốc. Vì vậy, ngôi chùa được sự quan tâm đặc biệt của chư Tôn đức GHPGVN, đặc biệt là quý Chư tôn đức trong Ban Từ thiện, đây là ngôi chùa có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh.

Ngày 25/08/2013, sau khi kết thúc chuyến thăm lớp giáo lý tại chùa Tăng Phúc (Tp.Hà Nội), đúng 17h chiều cùng ngày, chư Tôn đức trong Ban từ thiện xã hội, Ban Hoằng pháp, Ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xuất phát đi Lạng Sơn để tổ chức lễ Vu lan tại chùa Phật Quang Sơn (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)

Ngôi chùa đang được xây dựng dở dang, vị trí tọa lạc giáp biên giới Trung Quốc. Vì vậy, ngôi chùa được sự quan tâm đặc biệt của chư Tôn đức GHPGVN, đặc biệt là quý Chư tôn đức trong Ban Từ thiện, đây là ngôi chùa có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh.

Cả đoàn lên Lạng Sơn bằng phương tiện xe ô tô, với hai chiếc xe 7 chỗ. Tất cả có hơn 10 đi, bao gồm tám chư Tôn đức tăng ni và ba phật tử, trong đó có tôi.

Tới thành phố Bắc Giang, trời bắt đầu tối, ai cũng đói bụng nhưng không được nghỉ giữa đường vì phải cố gắng lên sớm để còn nghỉ ngơi. Nhưng khi qua thành phố Bắc Giang, đến đầu địa phận huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) đường đi bắt đầu lên dốc, hai bên là núi cao, buổi tối sương mù bắt đầu giăng phủ. Khiến cho việc lái xe gặp nhiều khó khăn.

Một trong hai tài xế là nữ, đó là cô Hoa ở Hà Nội - một phật tử tín đạo, thường tháp tùng quý Thầy ở miền Nam ra miền Bắc đi hoằng pháp. Đường khó đi, lại thêm sương mùa nữa, mà trên xe của cô Hoa có 06 quý Thầy. Vì thế, xe không thể đi nhanh được. Do vậy, phải đến 22h30 cố gắng lắm cả đoàn mới đặt chân tới khách sạn Kim Lệ Hoa ở gần cửa khẩu Tân Thanh - chủ khách sạn là người gốc Hoa.

Chúng tôi xuống xe, dự định lên chùa Phật Quang Sơn ngay nhưng trời đã khuya, hơn nữa ai cũng mệt nên mọi người không lên chùa nữa mà làm thủ tục nhận phòng nghỉ rồi xách hành lý lên phòng.

6h sáng hôm sau (26/08/2013), cả đoàn lên chùa Phật Quang Sơn (cách khách sạn khoảng gần 1km) để chuẩn bị cho việc tổ chức lễ Vu lan. Lên chùa, mỗi người một việc, không phân biệt Quý Thầy hay phật tử. Ai làm được việc gì làm việc đó. Ở vùng cao, vùng sâu nên công tác chuẩn bị gặp nhiều khó khăn hơn vùng xuôi.
 Chùa Phật Quang Sơn
 Chư Tôn đức phải vượt qua những đoạn đường lầy lội mới lên được chùa
 Phía trước cửa chùa Phật Quang Sơn, có tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni bằng đá rất đẹp

Trong việc tổ chức Vu Lan có lễ cúng Thí thực, vì vậy, sáng hôm đó, tôi được thị giả sư cô Thích Đồng Hòa là Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông Trung ương GHPGVN, cùng cô Hoa, anh lái xe và một người dân địa phương đi chợ Hữu Nghị (chợ gần chùa) để mua đồ cúng.
 Sư cô Thích Đồng Hòa và người dân địa phương đang mua đồ

Mua đồ ở đây đắt chẳng kém gì ở Hà Nội. Hỏi cái gì giá cả cũng ngang ngửa hoặc thậm chí còn đắt hơn ở Hà Nội ấy. Hỏi người bán hàng :"Vì sao lại đắt vậy?". Họ đáp: "Vì ở đây là vùng cao, lại là cửa khẩu mà". Họ nói vậy rồi còn biết làm sao được nữa, đành phải mua thôi.

Sau khi đi mua đồ cúng Thí thực xong, mấy thầy trò trở lại chùa. Lúc này, phật tử đến cũng nhiều. Công việc được san sẻ cho nhau. Làm việc cùng nhau, rồi nghe tiếng nhạc Phật giáo, hoặc những bài hát về Mẹ, thấy vui biết nhường nào. Bởi giữa núi rừng, nơi địa đầu Tổ Quốc mà nghe nhạc Phật giáo, ngắm những lá cờ Phật giáo được cắm trên mảnh đất Việt, với núi rừng xanh thẳm thì còn gì bằng nữa.
 Những lá cờ Phật giáo được phật tử mang đi cắm xung quanh chùa
 Người dân mang xoong, nồi, bát đũa lên chùa để nấu ăn
 Sư bác chùa Tăng Phúc (Hà Nội)  và các phật tử vùng cao cùng nấu cơm, nấu bún chay
 Một số phật tử chuẩn bị đồ cúng Thí thực

Sau khi chuẩn bị đồ cúng, lễ. Phật tử vân tập về trước ban Tam bảo, chư Tôn đức tăng ni quang lâm, bắt đầu buổi lễ. Mở đầu buổi lễ, sám chủ là Đại đức Thích Đạo Phước - UV HĐTS, Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN đã dâng hương bạch Phật. Đại chúng chắp tay trang nghiêm, nhất tâm hướng về ngôi Tam bảo.
 ĐĐ.Thích Đạo Phước làm sám chủ
 phật tử trang nghiêm
 Toàn thể đại chúng tụng kinh Vu Lan báo hiếu
 Với tâm thành kính
 Nguyện cầu...
 Cha mẹ, ông bà, tổ tiên được vãng sinh về Tây phương Tịnh độ
 Chư Tôn đức làm lễ cúng Thí thực
 Một niềm tin chính đạo
 Kết thúc buổi lễ, chư Tôn đức tăng ni và phật tử chụp ảnh lưu niệm
 

Đây là năm thứ 2, lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức ở chùa Phật Quang Sơn. Đây là một phật sự khiến cho bà con phật tử nơi đây rất xúc động và vui mừng. Được biết, hiện nay chùa Phật Quang Sơn được Hòa thượng Thích Tấn Đạt - Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN và chư Tôn đức đang phát thảo một kế hoạch xây dựng  lớn hơn để xứng tầm với một ngôi tự viện nơi cửa  khẩu, cũng như tạo một ngôi chùa khang trang cho phật tử miền biên địa này có nơi tu học và hoằng truyền chính pháp.

Đúng 13h, cùng ngày, cả đoàn chào tạm biệt các phật tử. Rời chùa Phật Quang Sơn trở lại Hà Nội, chư Tôn đức mong muốn các phật tử nơi đây hãy tinh tấn tu học theo chính pháp, để mang lại lợi lạc cho cuộc sống của chính mình.

Tâm Đức Hậu

TIN, BÀI LIÊN QUAN


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm