Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 17/04/2016, 09:36 AM

Hạt giống nảy mầm - Tin yêu (P.6)

Hiểu rõ, làm rõ, nhận định rõ và hành động rõ ràng trong môi trường đang sống là sự tin yêu của chính chúng ta về một xã hội nhằm hướng chúng ta đến tình yêu thương của từ bi, của bác ái và hướng dần đến sự hạnh phúc trong chính chúng ta và muôn loài. 

7. MÔI TRƯỜNG TÍCH CỰC

Tự thân

Để có một tâm hồn cao thượng, sống an ổn và yêu thương chúng ta phải tự thân vận động và tìm kiếm các môi trường trong sạch về tâm hồn và thể lực. Chúng ta có thể cầu nguyện cho sức khỏe của mình dưới tượng Đức Mẹ trong nhà thờ, tượng Phật Quan Âm ở trong chùa (nếu có Đạo); chúng ta cũng có thể tập thể dục trong công viên để duy trì sức khỏe; tự vận động thân thể hợp lý trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy mỗi buổi sáng.

Trong công việc chúng ta cố gắng duy trì và làm các công việc ích lợi cho mình, cho doanh nghiệp và cho cộng đồng. Chúng ta làm tốt các công việc được phân công và phát huy tốt các giá trị của công việc. Chúng ta làm việc chú tâm vào công việc; hăng hái tham gia các chương trình từ thiện tích cực, các phong trào hoạt động tích cực của doanh nghiệp mang lại lợi ích cho mình và cho người khác. Tất nhiên chúng ta không tham gia các công việc mà luật pháp không cho phép và/hoặc các công việc làm tổn thương đến sức khỏe, đến lợi ích của người khác. Chúng ta hay tìm lại sự bình yên cho mình là làm một việc thiện. Khi làm một việc thiện dù nhỏ cũng đem lại niềm vui. Chúng ta cũng phải phân định và làm hài hòa giá trị của công việc với các giá trị của bản thân, gia đình và xã hội. Việc tham gia quá nhiều các hoạt động khác mà chính mình còn vướng mắc, gia đình mình còn đang vướng mắc làm cho các hoạt động của chúng ta không còn ý nghĩa và có khi còn gây hại cho hoạt động của chúng ta.

Chúng ta hạn chế tối thiểu các hành vi gây nghiện của mình hoặc không sử dụng nó. Những chất gây nghiện làm cho tinh thần của chúng ta bị mụ mị và mù quáng. Sử dụng chúng quá lâu và quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể xác và sức khỏe tinh thần, có hại cho mình và cũng không có ích lợi gì cho người khác (ngoại trừ người bán). Chúng ta phải khôn khéo thoát khỏi môi trường nghiện ngập và u mê; mang lại sự thức tỉnh cho một nhóm người đang bị u mê, nếu chúng ta có thể làm được việc đó.
 
Cũng tương tự như vậy với một số các bạn trẻ, uống cà phê, ngồi hàng quán, nhậu nhẹt thâu đêm đến sáng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của mình thì không nên tiếp tục các hành vi đó. Uống cà phê, trao đổi công việc, thư giãn giải trí đúng mức vừa phải là hành động có ý nghĩa. Các mối quan hệ trong xã hội, mối quan hệ tình cảm giữa người này và người khác cũng phải được thực hiện trên sự tôn trọng giá trị bản thân mình và người khác.

Chúng ta duy trì một môi trường cá nhân ở mức độ vừa phải, hợp với luân thường đạo lý, phù hợp với đạo đức của xã hội. Cũng như vậy với việc đọc sách, xem phim, nghe nhạc,.. chúng ta phải thực sự tỉnh thức trong việc nhận biết các giá trị của các tác phẩm đó; tránh xa các tác phẩm ủy mị, buồn chán, ướt át, viển vông mà gây hại cho tâm trí chúng ta.

Chọn môi trường tự thân vận động hướng chúng ta đến cái đẹp, cái tốt và hoàn thiện của xã hội. Chúng ta có niềm tin vào chính mình, có niềm tin vào đạo đức của xã hội, có niềm tin vào tôn giáo (nếu có) của mình. Chúng ta phát huy niềm tin và tinh tấn nuôi dưỡng tinh thần hướng thượng và cao quý; hạn chế tối thiểu các sai lầm mắc phải và phải tự thoát ra các sai lầm đó, nếu có. Chúng ta có thể thiền định để an trú và nhận rõ ra chân tướng của vấn đề trong chính mình. 

Gia đình

Trong một số ngôn ngữ thường ngày, chúng ta nói “gia đình là tế bào của xã hội”, và nếu khi chúng ta quán chiếu sâu sắc, chúng ta sẽ nhận thấy vấn đề đó là đúng, đúng tương đối nếu mỗi cá nhân trong gia đình, tế bào, là một trong những hạt nhỏ nuôi dưỡng tế bào. Chúng ta là một trong các thành phần của tế bào để duy trì và phát triển tốt cho tế bào hiện tại mà chúng ta đang tồn tại ở thời gian hiện tại. Cũng như thế, có học thuyết nói “tề gia trị quốc, bình thiên hạ”; chúng ta không đạt được đến mức hoàn thiện của việc tề gia, nhưng cũng có một số người vẫn trị quốc và bình thiên hạ được. Chúng ta không phải quá câu nệ vào một số ngôn từ hoặc các thành ngữ lý thuyết.

Chúng ta là chúng ta, gia đình chúng ta là gia đình chúng ta; hiển nhiên, chẳng ai như chúng ta và gia đình chúng ta. Việc chúng ta sống là hài hòa với chính mình, với gia đình mình và với đạo đức xã hội. Chúng ta đừng quá lệ thuộc vào một giáo lý chung chung viển vông, một số tư tưởng không thực tế, vài nhận định mờ mờ ảo ảo của một vài cá nhân. Môi trường gia đình, hiển nhiên là thực thể quan trọng của xã hội, nhưng chúng ta cũng phải nhắc lại rằng các thành viên trong gia đình phải thực hành tốt các giá trị đạo đức của một cá nhân, của một gia đình thì việc thực thi các giá trị của gia đình mới có sự hiện diện và tồn tại trong sự phát triển.

Chúng ta cố gắng và duy trì một gia đình tốt, chúng ta thực hành các giá trị đó ngay với mình, với con của mình, với người phối ngẫu và với các đấng sinh thành ra mình. Xã hội cộng đồng, chắc chắn vẫn ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức và tình thương yêu của một gia đình nhưng chúng ta giữ vững các giá trị sống, mục đích sống, sự hướng thiện và lòng cao thượng vẫn đến với chính gia đình mình. Khi càng thực hành, thực tập tốt về các giá trị của cuộc sống, nhiều người càng hướng thiện, nhiều gia đình cùng hướng thiện thì xã hội ấy cũng sẽ hướng thiện.

Các vấn đề về truyền thông trong gia đình luôn phải được rõ ràng, minh bạch và thông hiểu. Một trong các vấn đề truyền thông giữa các thành viên không thông suốt sẽ nảy sinh các tư tưởng khác, ý nghĩ khác, ý niệm và các hành động khác. Truyền thông trong gia đình phải được xuyên suốt giữa các thành viên. Cha mẹ phải hiểu được ý muốn, suy nghĩ và quan niệm của con cái; vợ chồng phải hiểu được các mong muốn, các giá trị sống của vợ chồng; ông bà (nếu còn) cũng phải hiểu được môi trường sống của con cháu, của sự chi phối của xã hội trong các vấn đề đang tồn tại. Chúng ta chỉ cần không thông hiểu hoặc làm gián đoạn sự truyền thông đó sẽ gây nguy hại cho chính mình và gia đình của mình.

Vấn đề gia đình tích cực cũng đơn giản là việc ông chăm cháu, vợ chồng quan tâm đến nhau, hiểu được tính cách của trẻ thơ trong nhà, chia sẻ và củng cố các giá trị sống có mục đích và hướng thượng đến các thành viên. Chúng ta chỉnh đốn lại các suy nghĩ, các hành động gây mất uy tính, gây thiệt hại đến các giá trị chung của gia đình. “Gia đình là nền tảng của xã hội”, chúng ta vẫn có quan niệm đó và đó là hoàn toàn đúng trong mọi điều kiện xã hội. 

Chúng ta thể hiện tình yêu thương với con cái và các thành viên khác như đi xem phim, đi nghe nhạc hoặc đi ăn mỗi bữa ăn sáng ngày cuối tuần. Chúng ta dẫn con cái đi công viên, nhà sách để các con chơi; chúng ta cùng cha mẹ đi thăm họ hàng, làng xóm; chúng ta cùng gia đình tham gia một buổi từ thiện, cùng ra không gian bên ngoài tổ chức một buổi picnic ngoài trời,.. đó là chúng ta đang thể hiện và phát huy môi trường tích cực trong gia đình mình vậy.

Chúng ta cũng không bi quan khi chúng ta không có các điều kiện để thể hiện hoặc không sống trong môi trường gia đình thân thiết. Do nhiều điều kiện khách quan mang lại, do người phối ngẫu mang lại, do một vài các vấn đề từ cha mẹ, dòng họ,.. nhưng chúng ta luôn phải hướng đến điều đó. Gia đình của ta không toàn vẹn, chưa hoàn thiện, nhiều khúc mắc, nhiều khổ đau là vì nhiều “cái tôi” – bản ngã – của chính chúng ta quá lớn, quá cao, tính cá nhân quá nhiều nên chưa thực hiện được, nhưng hãy quan tâm về điều đó, suy nghĩ và quán chiếu về điều đó. Chúng ta, có thể, chỉ sống đơn độc nhưng chúng ta còn xã hội, còn có giá trị đạo đức con người trong chính chúng ta. Chúng ta hướng sự an lành và tốt đẹp đó đến cho xã hội, cho mọi người. Xã hội, cộng đồng cũng là ngôi nhà của chúng ta đang sống. Chúng ta không thể tách biệt với môi trường đó, dù cho chúng ta là người đi tu, “người rừng” đi chăng nữa thì chúng ta vẫn đang tồn tại với xã hội hiện tại. Mọi sự vướng víu vào các tư tưởng bỏ mặc trần gian, bỏ mặc bản thân, bỏ mặc gia đình đều mang tính bi quan và không tích cực. Người đi tu vẫn luôn làm đẹp cho đời, chúng ta sống và làm đẹp cho đời và mang lại các giá trị cho cuộc sống. Hiển nhiên rồi, chúng ta là một cộng đồng am hiểu, hiểu biết, hướng thượng và nhân ái. Vậy nên chúng ta phải tạo ra môi trường gia đình êm ái, hướng thượng, nhân ái và hiểu biết. Cũng như vậy, chúng ta hãy bắt đầu bằng chính mình để làm điều đó và cũng mưu cầu, mong cầu, ước nguyện các thành viên trong gia đình chúng ta thực tập điều đó thường xuyên trên tinh thần từ bi và bác ái.
 
Cũng dễ dàng thôi, gia đình là một phần cơ thể của chúng ta, chúng ta hãy cùng chung hơi thở chánh niệm, hơi thở chung của sự hiểu biết và yêu thương. Hơi thở của gia đình cũng là hơi thở của chính chúng ta để chúng ta có thể duy trì, phát triển chính mình và các thành viên trong gia đình. Chúng ta cũng luôn cố gắng, khi mình có thể, để tác động đến các môi trường gia đình khác đi đến sự an lành và hạnh phúc từ chính lòng từ bi, bác ái ở chính chúng ta và gia đình chúng ta. Các hình mẫu về tấm gương cá nhân, các gương sáng về gia đình trong một chuẩn mực xã hội nào đó chúng ta cần phải tinh tấn và tinh tấn với tuệ giác của chính mình.

Với cách nhìn khác, chúng ta tôn trọng trong các giá trị của một gia đình khác: không chê bai, phủ nhận và bài bác. Gia đình khác không như chúng ta quan niệm là do nhiều nguyên nhân mà chúng ta chưa hiểu và không có được các trải nghiệm của gia đình đó. Việc chúng ta tham gia, hòa nhập hoặc sống chung trong các gia đình đó là quyền lựa chọn, quyền nhận định và cách cảm nhận của chính chúng ta. Không ai bắt buộc chúng ta nên chúng ta không thể trách móc, ỷ ôi, than phiền, suy tư và buồn lo vô ích, nếu có, phải loại bỏ các ý định thù hằn, phản bác, đối đầu với các thành viên gia đình chúng ta. Cũng có khi chỉ cần chúng ta thay đổi một chút về thái độ, bớt đi quan niệm cái tôi quá lớn là đã mang lại hài hòa trong gia đình. Chúng ta hãy tạo ra cho chính chúng ta có môi trường sống tích cực, gia đình tích cực và rồi xã hội, cộng đồng cũng sẽ có môi trường sống tích cực và có giá trị cuộc sống hơn.

Cộng đồng

Một cộng đồng sống trong môi trường tích cực là sự mong muốn của nhiều cá nhân và gần như chúng ta ai cũng muốn hướng đến cộng đồng tích cực. Thật tai hại cho chúng ta và con cái chúng ta nếu sống trong môi trường cộng đồng luôn mắng chửi, nhiếc móc, khinh miệt, đàm tiếu và nghi kỵ lẫn nhau. Chính chúng ta, cũng phải thoát khỏi sự bài xích, chỉ trích, căm hận và oán trách những gì đang và đã xảy ra. Hãy hướng mình đến một cộng đồng cao thượng, bao dung, vị tha và bác ái. Quá khứ, nếu có, đã là quá khứ. Chúng ta sống cho cộng đồng ở hiện tại tốt hơn, đóng góp nhiều giá trị nhân văn và đạo đức hơn.

Môi trường cộng đồng tích cực được hiểu và phù hợp với quan niệm của mỗi cá nhân miễn sao chúng ta có sự hướng thượng. “Hướng thượng” của cộng đồng này có thể khác với “hướng thượng” của cộng đồng khác và chúng ta phải phân biệt rõ ràng mình đang hướng thượng đến cái gì, mục đích là gì, giá trị sống cốt lõi là gì. Một khi các giá trị đạo đức của xã hội bị hiểu sai, hiểu lệch lạc sẽ gây ra mối nguy hại lớn cho cộng đồng mình đang sống và tệ hại hơn, gây ra mối nguy hại cho các cộng đồng khác. Thật nguy hiểm!

Chúng ta đã tạo ra nhiều các tổ chức, nhiều nhóm, nhiều vùng, nhiều khu vực chung trên toàn thế giới để bảo vệ các lợi ích thiết thực của các cá nhân và xã hội. Chúng ta đã và đang vươn tới sự an lành, bình yên và hạnh phúc trong mỗi môi trường đó. Sự chấp nhận của nhóm người này cũng khác so với một nhóm người khác. Mục đích của sự hòa hợp, hòa bình, công bằng, lương thiện, từ bi và bác ái luôn theo sát chúng ta. Chúng ta luôn mưu cầu, thực hành và tinh tấn cho những giá trị và mục đích đó. Giá trị tinh thần cốt lõi mà chúng ta phấn đấu cũng vì nó, cũng như hơi thở của cơ thể chúng ta vậy.

Chúng ta cũng luôn tạo ra sự bảo vệ, tạo ra các ràng buộc, các thể chế đạo đức chung để bảo vệ môi trường chúng ta đang sống ở hiện tại. Chúng ta cảm thấy sự nguy hiểm, tác hại của môi trường gây ra với cuộc sống nên phải có tiếng nói chung và bảo vệ sự sống hiện đang có và phát huy cho các thế hệ kế tiếp. Bảo vệ sự sống, môi trường sống, bảo vệ không để xảy ra các thảm họa do cho con người và môi trường tạo ra là những hành động tích cực và hướng thiện, hướng chúng ta đến sự an bình ở hiện tại và tương lai thế hệ sau. Sự bừa bãi về khai thác môi trường, bừa bãi trong việc phát triển và ngăn chặn, chế ngự tự nhiên làm cho chúng ta có môi trường sống đang quá bị ô nhiễm. Thật tai hại nếu chúng ta chưa có một niềm tin vững chắc, chưa củng cố được niềm tin và cũng chưa tranh đấu cho niềm tin của chúng ta một cách rõ ràng và mạnh dạn!

Hiểu rõ, làm rõ, nhận định rõ và hành động rõ ràng trong môi trường đang sống là sự tin yêu của chính chúng ta về một xã hội nhằm hướng chúng ta đến tình yêu thương của từ bi, của bác ái và hướng dần đến sự hạnh phúc trong chính chúng ta và muôn loài. Chuột, kiến, gián bủa vây chúng ta cũng phần nào do chúng ta không sạch sẽ trong môi trường mà chúng ta đang sống. Đây không phải lý thuyết suông rỗng tuếch mà là một sự thật. Sự thật của môi trường chung tích cực.

Nguyễn Trường Giang
Trích trong Hạt giống nảy mầm - Tin yêu

Còn nữa...

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm