Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/04/2016, 16:25 PM

Hạt giống nảy mầm - Tin yêu (Phần cuối)

Chúng ta thực tập tin tấn cho tâm bằng việc giải trí lành mạnh: đọc các sách, xem các phim mang thông điệp giáo dục tích cực và hướng thiện; không hướng tâm trí vào những gì thuộc môi trường bạo lực, tình dục, hút xách, rượu chè, đàn đúm ganh đua nhất thời vô bổ chỉ vì chúng đang phổ biến. 

9. ĐƠN GIẢN CUỘC SỐNG

Cuộc sống có vẻ như chúng ta quá mưu cầu và tìm kiếm các giá trị cuộc sống, tìm kiếm sự hạnh phúc trong đời sống hiện tại. Chúng ta cần có đầy đủ vật chất, tiền bạc và tinh thần để cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta hành động hết mình cho những thứ ta cần có, chúng ta đòi hỏi ở chính mình phải đạt được những giá trị đó. Chúng ta cảm thấy ta tin yêu những đòi hỏi của chính ta, nếu đạt được, ta cảm thấy mình hạnh phúc.

Cũng có ai đó phản bác lại rằng: “không có tiền sao mà sống!”. Đúng vậy, chúng ta không có tiền, nếu trong môi trường xã hội nào đó, chúng ta khó có thể duy trì các cảm nhận về cuộc sống thảnh thơi và an nhàn. Nhưng tiền bạc không phải là tất cả, tiền bạc không thể được coi là con đường duy nhất để ta sống. Chúng ta có tình yêu thương giữa các cá nhân trong xã hội và trong gia đình. Chúng ta có mục đích chung là hướng đến sự an lành và tốt đẹp. Đây là giá trị chung của sự an lành và tốt đẹp chứ không phải tiền bạc đưa chúng ta đến sự an lành và tốt đẹp. Cũng như một người qua sông, mục đích là qua đến bờ bên kia của con sông. Nếu người đó không có thuyền để qua, họ có thể kết bè để qua; không kết được bè, họ cũng có thể tự bơi qua. Không bơi qua được thì họ có thể chờ cho dòng sông đó cạn nước mà lội qua, tất nhiên phải có hiểu biết về quy luật dòng chảy của con sông. 

Cũng như vậy với những người đi biển, họ nhìn các vì sao để quyết định mình đi về hướng nào. Thuyền ta đang đầy cá mà cứ mải mê đánh bắt, mải mê để dòng nước cuốn đi, thuyền đã đầy, nhiên liệu không còn đủ cho ta vào được đến bến bờ hạnh phúc nữa; chúng ta trôi dạt vào một hoang đảo. Hoang đảo của sự đổi trác, của sự mua bán, của tiền bạc, của danh vọng và ta sống luôn ở hoang đảo đó mà không nhận thấy rằng trong đất liền còn có sự an nhàn và thảnh thơi hơn, không bị bão tố đập vùi hơn. Thật đáng thương!

Vừa đủ cho thân

Chúng ta quan niệm như thế nào là sự vừa đủ là một giới hạn rất khó cho lòng tham của chúng ta. Chúng ta có lòng tham. Chúng ta phải giới hạn được sự vừa đủ cho thân và tâm. Ăn quá no, không có lợi ích gì cho thân, thân mệt mà tâm cũng không vui gì. Vận động quá nặng nhọc và thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, uể oải và suy kiệt; môi trường quá bị ô nhiễm, lá phổi của chúng ta cũng mệt nhọc; đưa quá nhiều rượu bia vào người, ruột gan bài tiết mệt nhọc; uống quá nhiều nước làm chúng ta bài tiết nhiều và làm giảm độ điện giải trong cơ thể...

Cũng như vậy với các vận động viên luôn có chế độ ăn uống hợp lý; món này phát triển cơ bắp; nón này nhiều canxi, món khác bồi bổ trí não. Chúng ta tự là bác sĩ cho chính mình, nếu là người bình thường, chúng ta nên thực tập việc ăn uống – vận động cơ thể hợp lý. 

Cũng như một con lừa, chúng ta chất quá nhiều đồ lên xe để con lừa kéo; con lừa uể oải hoặc không kéo được, đôi khi, nếu con lừa vượt dốc cao thì bị xe kéo kéo lại và nhấc bổng con lừa lên. Đồ đạc vung vãi, người chủ phải sắp lại đồ hoặc bi đát hơn là không thể sắp lại được món đồ đó.

Quán chiếu về vừa đủ cho thân bao gồm tất cả các hành vi về ăn uống, cách thức tiêu xài tiền bạc, mua sắm quần áo, xe cộ, điện thoại và nhà cửa. Các vấn đề khác như về trai gái, tình yêu, gia đình, bạn bè và công việc,.. chúng ta cũng phải thực hành cho thấu đáo và triệt để; không làm hại chính cơ thể mình và người khác bằng các hành động, hành vi bạo lực thiếu đạo đức. 

Cũng như vậy với vấn đề vật chất: với một cô gái này thì chỉ cần hai túi xách cũng là được, nhưng với một cô gái khác thì năm mười túi xách; quần áo với cô này chỉ mười bộ, nhưng cô khác thì cả trăm bộ; anh này cả đời chỉ có một người vợ, anh khác thì chín mười cô cũng chưa hài lòng… Thế nào là vừa đủ cho mình, chỉ mình mình biết nhưng chúng ta đừng quá phí phạm tiền bạc, vật chất và tinh thần vào những vấn đề quá vô bổ; những giá trị quá tầm thường trong khi thì chỉ với sự phí phạm nhỏ của mình cũng có thể giúp cho hàng ngàn người được bình an hơn. 
 
Với những người bị bệnh, khi có bệnh, chúng ta phải chữa trị. Chúng ta không thể để mặc cho bệnh tật đeo đẳng và gây phiền khổ ngày này qua ngày khác. Nhưng cũng là bệnh, nếu chỉ là hắt hơi, chảy nước mũi, cúm bình thường không nhất nhất là phải uống thuốc tây ngay. Chúng ta chỉ cần giữ ấm và quân bình cơ thể: nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn bình thường, uống nhiều nước, uống nước cam hoặc nước chanh; không dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng sinh không có khả năng diệt virút gây bệnh cúm. Việc tự chữa trị các bệnh thông thường hàng ngày cũng cần được chúng ta lưu ý và có sự quân bình hợp lý cho chính thân thể chúng ta.

Để nhận biết và phân biệt rõ ràng thế nào là vừa đủ cho thân, chúng ta cần có một tấm lòng bao dung, vị tha. Sự bao dung và vị tha càng lớn mạnh là do chúng ta luôn thường xuyên bồi bổ tinh thần, tâm hồn hướng đến cao thượng. 

Nuôi dưỡng tâm hồn

Chúng ta thực tập lòng biết ơn, lời cảm ơn với chính mình, với người khác và môi trường xung quanh hàng ngày. Chúng ta thức dậy vào mỗi buổi sáng, trước khi ra khỏi giường, hãy nhắm mắt và nghĩ về những điều tốt chúng ta đang được hưởng như: công việc, nhà cửa, sức khỏe và các mối quan hệ. Khi có ai hướng dẫn và chia sẻ các kinh nghiệm cuộc sống, khi con cái về nhà an toàn, khi có đồng nghiệp đưa giúp cây viết, khi có lời hỏi thăm sức khỏe của người khác đến với mình: hãy cảm ơn và mỉm cười.

Tinh tấn, nuôi dưỡng cho tâm hồn là hướng tâm hồn mình đến các tư duy tích cực và hãy luôn giữ bình tĩnh. Chúng ta bỏ qua sự bực tức với những điều nhỏ nhặt nhỏ nhặt nhất cho đến những sự bực tức tưởng như cực độ nhất trong cuộc sống hàng ngày; bỏ đi lòng tham lam, tính tình nóng giận, nghi ngờ và ghen tỵ. Coi sự khác biệt của mình và người khác là hiển nhiên; sự không hiểu biết, phán xét, suy đoán và cau có của người khác với mình là bản chất của người khác, không phải của mình. Điều gây ra cho họ là sự thiếu vắng an lạc nội tâm. Chúng ta không thay đổi được người khác ngay tức thì, nhưng với tư duy tích cực và tâm hồn cao thượng của mình, người khác cũng sẽ cảm nhận được và cũng có thể họ tự thay đổi chính họ theo chiều hướng tốt. 

Gạt bỏ sự ghen tỵ, bực tức nghĩa là chúng ta tự trọng mình và mọi người. Chúng ta thể hiện sự tử tế của mình với người khác bằng cách giúp đỡ, động viên những người theo lẽ phải, những người theo giá trị đạo đức cốt lõi của xã hội, hãy cảm ơn họ và mỉm cười.

Chúng ta thực tập tin tấn cho tâm bằng việc giải trí lành mạnh: đọc các sách, xem các phim mang thông điệp giáo dục tích cực và hướng thiện; không hướng tâm trí vào những gì thuộc môi trường bạo lực, tình dục, hút xách, rượu chè, đàn đúm ganh đua nhất thời vô bổ chỉ vì chúng đang phổ biến. Chúng ta hãy đơn giản cuộc sống cho tâm với việc siêng năng thực tập thiền nhằm mang lại tuệ giác và phát khởi lòng từ bi và bác ái của mình cho chính mình và đến với mọi người. Thiền là hành động tâm trí đơn giản nhất đưa chúng ta đến thảnh thơi và an lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bộ sách tỉnh thức của bác sĩ Nguyễn Bảo Trung

Sách Phật giáo 17:31 21/03/2024

Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung (sinh năm 1980) đang công tác tại một bệnh viện ở TP.HCM, là tác giả của các tựa sách được nhiều bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt, khởi đầu là tác phẩm Vô Thường (2016), với những câu chuyện đời thường nhưng phảng phất tinh thần Phật giáo sâu sắc.

Theo dấu chân Phật

Sách Phật giáo 22:10 20/03/2024

Tôi đã hai lần thăm viếng đất Phật trước khi viết bộ đại sử Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt. Tôi chỉ đến những địa danh lịch sử quan trọng để tạo cảm xúc cho trang viết của mình.

Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức nói về "Trọn vẹn từng khoảnh khắc"

Sách Phật giáo 14:00 05/03/2024

Dưới đây là bài viết nhận xét về nội dung cuốn sách "Trọn vẹn từng khoảnh khắc" - tác giả Thy Lâm, Nxb Công Thương - của Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh).

Tất cả đều trống rỗng

Sách Phật giáo 10:30 04/03/2024

Một bà lão mộ đạo từ một tỉnh kế cận đến chùa Pah Pong (Thái Lan) hành hương. Bà thưa với Thiền sư Ajahn Chah rằng bà chỉ có thể ở đây một thời gian ngắn thôi vì bà còn phải trở về chăm sóc mấy đứa cháu của bà.

Xem thêm