Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/03/2016, 09:00 AM

Hạt giống nảy mầm thiền (P.2)

Tín – Niệm – Định – Tuệ – Tấn được ví như một hệ thống các lò năng lượng cung cấp nhiệt lượng cho chính Bạn và ở trong Bạn. Lò tốt, năng lượng sản sinh tốt; lò không tốt, hao nhiên liệu, năng lượng phát sinh ít hơn.

Ngọn đuốc soi đường Ngũ căn - Ngũ lực: Tín – Niệm – Định – Tuệ – Tấn

Tín hiểu là sự tự tin, sự tin cậy, niềm tin trong khi thực tập Thiền, Bạn tin tưởng có sự tự do, sự an lạc và chuyển hóa trong tâm thức khỏi sự ưu phiền, vô minh, đau khổ... Tín cũng được hiểu là sự xác tín trong các hành vi, cử chỉ, thái độ và tâm ý của Bạn trong việc giải quyết hoặc nhìn nhận một vấn đề. Sự xác tín lệch lạc mang lại hành động lệch lạc, niềm tin và các ý niệm khác bị lệch lạc. 

Bạn tin rằng mình đi nghe nhạc, xem phim với một ai đó Bạn sẽ vui; tin rằng công việc đang làm sẽ tốt đẹp hơn, tin rằng Bạn càng đọc sách Bạn càng am hiểu hơn... cũng là  tín.

Tấn hiểu là sự siêng năng, chuyên cần, là việc phát huy các hạt giống tích cực đang biểu hiện trong tàng thức, không cho nảy sinh  thêm các hạt giống tiêu cực trong tàng thức lên vùng ý thức. Chuyên cần thực tập nói lời hay và thật, chuyên cần đọc sách, chuyên cần thực tập Thiền...

Niệm hiểu là sự thấy trong thực tại ngay bây giờ và ở đây, thấy được sự thật trong hiện tại của các sự vật – hiện tượng và các ý niệm. Thấy được chính “sự thật” ở “hiện tại”.

Định hiểu là sự chú tâm, chuyên cần thực tập trong chánh niệm về hơi thở, về sự vật – hiện tượng và các ý niệm.

Tuệ giác là sự hiểu biết. Hiểu biết về nỗi khổ, niềm đau, sự tuyệt vọng hay kỳ thị, hiểu biết một cách sâu sắc về các sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm.

Tín – Niệm – Định – Tuệ – Tấn được ví như một hệ thống các lò năng lượng cung cấp nhiệt lượng cho chính Bạn và ở trong Bạn. Lò tốt, năng lượng sản sinh tốt; lò không tốt, hao nhiên liệu, năng lượng phát sinh ít hơn.

Ví dụ: trong mỗi người đều có sắc – thanh – hương – vị – xúc và pháp khác nhau. Trong mỗi người có tín – niệm – định – tuệ và tấn khác nhau. Một vài người, trong một vài quốc gia, tại một vài Châu lục quan niệm về tuổi con này hợp với tuổi con kia, tuổi con này phải lễ bái, cúng tế thế này, giải hạn thế khác, tuổi con này sinh vào giờ này thì thế này, tuổi con khác thì thế khác,... nhưng lại không quan tâm đến “tâm ý” của chính mình, không nhận thấy mình và người khác đang bị ràng buộc trong một chuỗi lý thuyết “định” kiến đó. Ở đây có sự quy chụp của “tín” một lý thuyết làm nảy sinh “ý niệm” và “định” tín  như vậy với mình và với người khác dẫn đến sự lệch lạc của “tấn” và “tuệ”. Khi “tấn” và “tuệ” bị lệch lạc làm nảy sinh niềm tin lệch lạc và các hệ lụy phát sinh... Đó là nguyên nhân hình thành một số “tà đạo” như Bạn thường thấy.

Khi được hỏi về sự sáng suốt, Ngụy Trưng đã trả lời Đường Thái Tông: “Ai biết lắng nghe mọi ý kiến thì sẽ sáng suốt, ai chỉ nghe theo một loại ý kiến thì sẽ u mê”

Vậy trong bất kỳ sự thật nào, nếu Bạn muốn học tốt hơn và đạt được kết quả khả quan hơn so với hiện tại, muốn có tình yêu đôi lứa tốt hơn, khả quan hơn so với hiện tại; muốn có gia đình tốt hơn, bền vững và thương yêu hơn so với hiện tại; công việc kinh doanh tốt hơn, nhân viên yêu mến hơn – hài hòa với mục tiêu của xã hội hơn; nhận thức về thế giới xung quanh thông thoáng hơn, hiểu biết và hài hòa hơn; yêu thương hơn sức khỏe của mình, yêu thương hơn sức khỏe chúng sinh – nhân loại... Bạn thực hành Thiền theo Ngũ Căn – Ngũ Lực ở trên.

Để nhìn rõ, thấy rõ, hiểu rõ được sự thật,.. Bạn phải nhận điện được sự thật của vấn đề hiện tại là gì, tiếp theo đó là gì, cách giải quyết vấn đề ra sao, tại sao nó đang tồn tại, nó tồn tại đến bao giờ và như thế nào,... Hãy viết ra giấy và liệt kê ra các vấn đề. Vấn đề nào liên quan hoặc không liên quan với nhau, vấn đề nào cần phải giải quyết, vấn đề nào cần buông bỏ, vấn đề nào có thể giải quyết được từ từ,... Bạn cũng có thể sử dụng Bản đồ tư duy (Mindmap) để nhìn nhận và phân chia hợp lý hơn cho mỗi vấn đề mà Bạn đang quan tâm, nhìn nhận và dùng Thiền chánh niệm để nhận diện sâu sắc về vấn đề đó. Bạn hãy tiếp tục theo mạch chính của bài viết này.

Tiếp tục bước đi vững chãi. Bạn hãy cảm nhận sự vững chãi và thảnh thơi trong mỗi bước đi tiếp theo. 

Mỗi bước đi Bạn đi theo mạch bài viết luôn có sự kết hợp của tâm và thân. Khi tâm và thân của Bạn luôn được kết hợp hài hòa thì mọi việc làm, mọi ý nghĩ sẽ rõ ràng hơn, minh bạch hơn và sáng tỏ.

Ngọn đuốc soi đường Nhị đế

Nhìn sự vật, hiện tượng hoặc ý niệm trong thế giới của tục đế thì có khổ – có diệt khổ, có vui. Cái vui có khi lại chuyển là cái khổ và ngược lại. Cái vui, cái khổ là sự thật nhưng sự thật đó là của tục đế. Sự thật trong tục đế chỉ có giá trị tương đối. Sự thật của tục đế là do cách nhìn nhận, đánh giá và quy chiếu ở mỗi góc nhìn khác nhau, mỗi người khác nhau.

Trong thế giới của chân đế thì sự thật có giá trị tuyệt đối. Sự thật của chân đế không có cái vui, không có cái khổ.

Chân đế là cái vượt thoát khỏi tục đế, chân đế ở ngoài tục đế. 

Ngọn đuốc soi đường Duyên khởi

Duyên khởi tức là do sự phát khởi để hình thành một sự vật, một hiện tượng căn cứ trên nguyên tắc duyên sinh. Mỗi sự vật – hiện tượng – ý niệm do nhiều điều kiện phối hợp với nhau mà thành.

Cây diêm khi Bạn để nó trên bàn, nó vẫn chỉ là cây diêm. Nếu Bạn cầm cây diêm lên quẹt; ngọn lửa bùng cháy. Cây diêm đó do được Bạn “cầm cây diêm lên quẹt” thì nó là duyên; còn “ngọn lửa bùng cháy”, cháy được là khởi.

Chuyện kể: ngày xưa có một người muốn qua sông, thấy dòng nước chảy, người này nghĩ mãi để có cách qua bờ bên kia. Cuối cùng, nghĩ ra cách: kết bè để qua sông. Qua được sông, anh này nghĩ: Tôi đã mất bao nhiêu công suy nghĩ và để kết được cái bè này. Vậy nay, tôi qua được sông rồi. Tôi lấy cái bè đó mà đội đi. Không bỏ lại ở bờ bên này nữa.

Duyên của Bạn là đi đến bờ sông, cũng nghĩ ra cách kết bè hoặc chặt cây chuối, theo dòng nước, để qua bờ bên kia. Dòng nước chảy, Bạn quẫy đạp để đến được bờ bên kia. Bạn để lại cái bè hoặc thân cây chuối để người khác, nếu muốn qua được bờ bên kia thì đừng mất công “kết bè” khác, hoặc chặt thêm “cây chuối” khác.

Bạn tới được bờ sông là do cái “duyên”, khơi gợi ra suy nghĩ làm cách nào qua sông, phát sinh ra “khởi”: nghĩ ra cách “kết bè” hoặc “chặt cây chuối”. Nếu Bạn “kết bè” không đủ cho cơ thể Bạn nổi trên dòng nước, Bạn sẽ bị chìm trong dòng nước. Nếu “cây chuối” nhỏ, vừa bước xuống – ôm cây chuối thì đã bị chìm nghỉm dưới dòng nước.

Trong tâm trí Bạn đã có sẵn các hạt giống. Bạn biết tưới tẩm những hạt giống tốt, những hạt giống thiện trong chính mình một cách thường xuyên và đầy đủ, siêng năng và chuyên cần, mang tình yêu tình yêu thương thật sự, mang các ước mong thật sự,.. hạt giống sẽ nảy mầm, sinh ra: thân, lá, hoa, quả, hương, sắc,... Hạt giống của Từ Bi Hỉ Xả cũng do duyên khởi mà thành.

Từ hiểu là đem hạnh phúc tới cho mình và người khác. Bi hiểu là lấy đi nỗi khổ niềm đau của mình và của người khác. Hỉ hiểu là mang lại niềm vui, sự hoan lạc và hạnh phúc cho chính mình và người khác. Xả hiểu là sự thực hiện mang nỗi khổ – niềm vui đi và đến với thái độ không vướng mắc, không xua đuổi, không kỳ thị, thực hiện với tình yêu thương và bác ái. Thực tập Từ Bi Hỉ Xả trong chính mình và với mình, Bạn mới có thể Từ Bi Hỉ Xả với người khác. Đó là sự thương yêu thực sự.

Khi nói về “ơn kêu gọi” trong Đạo Công Giáo, nếu Bạn quán chiếu sâu, “ơn kêu gọi” là do hạt giống được tưới tắm bởi duyên khởi mà ra. Hạt giống “ơn kêu gọi” đã đủ cho Bạn nảy mầm chưa, nảy mầm trong môi trường ra sao... Phải có duyên và khởi tốt, hạt giống tốt, cây trái và hoa quả cũng theo đó mà tốt hơn.

Khi sự vật – hiện tượng – ý niệm nằm ngoài nhận thức trong thời gian hiện tại thì được coi là “màu nhiệm”, “phép lạ”,.. Vì vậy khi Thiền, Bạn không nên đề cập đến sự ngẫu nhiên có, tự nhiên mà có. Mọi sự vật – hiện tượng – ý niệm đều có chân tướng của chính nó. Bạn thực tập Thiền là chính Bạn đang đi đến cái chân tướng của sự vật – hiện tượng và ý niệm.

Bạn biết có hạt giống sự thật, Bạn tưới vừa đủ để hạt giống nảy mầm,.. Đó là một phần của duyên khởi. Hạt giống đó nảy mầm thế nào; thân, lá, hoa, quả, hương, sắc... ra sao phụ thuộc vào sự thật chuyển đổi sự thật đó là Tam Chuyển.

Bạn lai ghép, xịt thuốc, kích thích sinh trưởng, cắt bỏ đoạn gen này, lai ghép đoạn gen khác, kích thích sự đột biến các gen kia,.. trong hạt giống sự thật thì sự nảy nở đó không mang tính tự nhiên, nảy nở của sự biến đổi gen,  không mang mầm mống sự thật. Bạn không cho nó là một sự thật, đối chiếu ngang bằng với sự không thật là tà (tà là Nghiêng – không ngay thẳng, không ngay ngắn, ví dụ như: tà Đạo, tà Niệm,..). 

Duyên khởi là danh từ để chỉ về sự vận hành, chuyển hóa sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm từ vũ trụ bao la rộng lớn cho đến sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm nhỏ nhất. Mọi sự vật – hiện tượng – ý niệm đều do duyên khởi mà thành.

Ví dụ vui: Một em bé hỏi người Mẹ về nòi giống của mình. Người Mẹ trả lời em bé thuộc nòi giống Thần Tiên. Cũng vẫn em bé ấy, đưa câu hỏi với Cha của mình. Cha trả lời em bé có nòi giống do Vượn, Khỉ tiến hóa mà thành. 

Với một em bé thì điều đó thật khó hiểu: Mẹ nói khác, Cha nói khác. Em bé đưa câu hỏi này hỏi lại Mẹ: sao Mẹ nói khác, Cha nói khác? Mẹ em bé trả lời: Mẹ thuộc nòi giống Thần Tiên, Cha con thuộc nòi giống Vượn, Khỉ nên giữa Cha và Mẹ có sự trả lời khác nhau là vậy.

Bạn cũng thấy cái gì là duyên, cái gì là khởi. Khởi là gì, duyên là gì trong cùng một vấn đề, tại cùng một thời điểm đã có sự khác nhau giữa thân (khẩu - miệng Cha Mẹ nói ra ở ví dụ vui trên) và ý. Tìm kiếm lời giải thích cho một vấn đề cho dù vô cùng nhỏ hoặc vấn đề vô cùng lớn chỉ có thể thông qua Thiền chánh niệm và đích thân mình thực hành chuyên cần, tinh tấn về tín-niệm-định-tuệ-tấn theo nguyên tắc của Duyên khởi và Tứ diệu đế.

Về mặt từ ngữ và ý niệm, Bạn nên phân biệt giữa duyên khởi và nhân quả là khác nhau. Hiểu duyên khởi bao gồm cả nhân – quả, nhân – quả nằm trong duyên khởi sẽ hợp lý hơn về ý niệm và thực tế. 

Khi khái niệm về “nhân – quả” bị hiểu hạn hẹp và lệch lạc sẽ gây ra các tranh luận và suy diễn không mang lại lợi ích cho mình và người khác.

Nguyên lý của duyên khởi cho thấy, một sự vật – hiện tượng không thể tự nó có mặt, mà đã do vô số các sự vật – hiện tượng khác, không phải nó, hợp lại cấu thành. Sự vật – hiện tượng này tức là sự vật – hiện tượng kia, sự vật – hiện tượng kia tức là sự vật – hiện tượng này; một sự vật – hiện tượng có mặt trong tất cả mọi sự vật – hiện tượng, tất cả mọi sự vật – hiện tượng có mặt trong một sự vật – hiện tượng; một sự vật – hiện tượng tức là tất cả các sự vật – hiện tượng, tất cả các sự vật – hiện tượng tức là một sự vật – hiện tượng.

Ngọn đuốc soi đường Tam chuyển: Thị chuyển, Chứng chuyển, Minh chuyển

Để nhìn nhận một sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm, Bạn phải nhận diện, phải phát tâm sâu sắc muốn hiểu, muốn chuyển hóa khi đó hiểu được bản chất, chân tướng của sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm. Đó là tam chuyển.

Bạn đi đến bờ sông, Bạn nhìn thấy dòng nước đang chảy (thị chuyển), Bạn nghe tiếng nước chảy, Bạn nhận thấy không thể lội qua được (chứng chuyển). Bạn kết bè và qua bờ bên kia (minh chuyển). Đó là sự kết hợp của tam chuyển để đi đến sự thật là Bạn qua được bờ bên kia.

Bạn thấy hạt đậu trên sàn nhà. Khi ở trên sàn nhà, hạt đậu không thể nảy mầm được, nếu là sàn nhà bằng gạch bông, xi măng,.. Bạn muốn nó nảy mầm, muốn nó ra thêm nhiều củ đậu (có một hoặc nhiều hạt bên trong) khác. Bạn mang nó ra góc vườn. Mỗi ngày, Bạn tưới lên đó những giọt nước tinh khiết, nước từ giếng nước trong, nước sạch từ nhà máy nước, nước mưa tự nhiên,.. Hạt đậu sẽ nảy mầm và ra củ đậu.

Củ đậu ra nhiều củ đậu hay không, củ đậu to hay nhỏ là do Bạn chọn hạt giống của củ đậu. Bạn không tưới trên hạt giống của củ đậu “chất kích thích tăng trưởng”,.. Củ đậu của Bạn sẽ cho ra nhiều củ đậu khác, trong sạch, tự nhiên và thuần khiết – phụ thuộc vào hạt giống (tâm hành) của củ đậu Bạn đã chọn và môi trường sinh trưởng bên ngoài (duyên khởi).

Khi nhìn nhận sự thật, Bạn đặt ra và trả lời chính xác tối thiểu các câu hỏi:

- Sự thật của hạt đậu. Nó là cái gì? Nó là một hạt đậu. Nó là đậu nành, đậu xanh hay đậu cô-ve, hay là hạt của củ đậu?

- Sự thật của hạt đậu. Nó đang ở đâu? Nó đang ở trên sàn nhà, ngay góc tường hay nó đã ở trên chảo đã nấu chín rồi hay hạt đậu đó đang nằm trong bụng của một con chim ở trong lồng?...

- Sự thật của hạt đậu. Khi nào Bạn nhìn thấy nó, khi nào Bạn muốn chuyển nó ra góc vườn. Góc vườn thế nào: ở đó có những con chim khác đang nhòm ngó không; góc vườn đó có nhiều sâu bệnh không; góc vườn đó có phù hợp nhất cho sự phát triển của hạt đậu đó không? 

- Sự thật của hạt (vẫn tên là đậu) đậu. Bạn có một hạt đậu hay bao nhiêu hạt đang ở trên sàn nhà?

- Sự thật của hạt đậu. Tại sao Bạn lại phải chuyển hạt đậu đó đi? Bạn quét nhà và đưa nó vào thùng rác? Hay nếu để hạt đậu ở đó, nó sẽ không sinh ra các hạt đậu khác?

Vậy khi xem xét, chiêm nghiệm, suy nghĩ hay quán chiếu về một vấn đề (sự vật - hiện tượng – ý niệm) Bạn trả lời đúng về các câu hỏi trên. Khi Bạn trả lời đúng sự thật thì sự vật - hiện tượng đó chính là sự thật Bạn chuyển (từ khổ - tập qua khổ – diệt).

Bạn trả lời, nó (sự vật, hiện tượng – hạt đậu) sẽ được chuyển qua vấn đề khác, không gian khác (ở sàn nhà hay ở góc vườn hay ở trong thùng rác) và tồn tại trong thời gian khác (ngay lúc Bạn chuyển hạt đậu).

Sự thật là Bạn muốn chuyển hạt đậu hay Bạn muốn thoát khỏi một ý nghĩ tiêu cực, hay Bạn muốn thoát khỏi một căn bệnh, hay Bạn muốn chữa lành một căn bệnh trong chính Bạn; hay Bạn muốn tình yêu thương; Bạn muốn xã hội nhân bản hơn, Bạn muốn thế giới tươi đẹp hơn; Bạn muốn hiểu lịch sử Việt Nam; Bạn muốn học Tiếng Anh; Bạn muốn hiểu Vi Tính?...

Giải quyết một vấn đề, Bạn theo từng bước: nhận diện đúng bản chất, phát tâm ý thật sâu sắc và nhận diện, nhìn ra cách giải quyết vấn đề. Mỗi bước nhận diện đều đặt ra các câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao phải nhận diện. Mỗi sự phát tâm ý, lòng mong muốn đều đặt ra câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao có ý muốn đó. Cách giải quyết vấn đề cũng đặt ra câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao vấn đề đó được giải quyết.

Sự thật là tìm ra cái gì là sự thật. Khi Bạn có bốn ngọn đuốc soi đường ở trên (Ngũ căn – Ngũ lực, Nhị Đế, Duyên Khởi và Tam Chuyển) Bạn không còn trong con đường hầm đơn độc. 

Các vấn đề được Bạn nhìn nhận rõ ràng, có cơ sở, có nguyên tắc, hiểu được các nền tảng cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của nhận thức tức là bạn đã có “lửa”. Có lửa rồi, Bạn mồi lửa vào các ngọn đuốc. Bạn biết thắp đuốc, biết mồi lửa, Bạn biết để cho cả bốn ngọn đuốc cùng sáng lên. Bạn sẽ nhìn rõ bốn sự thật.

Hãy thắp lên ngọn lửa của niềm tin, tình yêu thương, lòng bác ái, tâm hành thiện trong chính Bạn cho dù phía trong đường hầm ấy, ở phía trước còn rất tối tăm mịt mù, nhưng ngay trước mắt đã có ánh sáng. Ánh sáng ấy tỏa ra một không gian hẹp nhưng cũng đủ để thấy đó là ánh sáng mà Bạn có thể bước đi tiếp theo để về phía ánh sáng ở cuối đường hầm. 

Ánh sáng cuối đường hầm là ánh sáng của bình an, an lạc trong tâm thức, ánh sáng của sự màu nhiệm, ánh sáng của sự vi diệu chỉ có thể do chính Bạn nhận diện. Không một ai khác có thể thay thế Bạn để diễn tả và nhận diện sự vi diệu đó.

Sự thật đó chính là sự thật: ngay khi Bạn đang thắp đuốc, ngay khi Bạn đang mồi lửa.

Ngọn đuốc soi đường Tứ diệu đế – Bốn sự thật


Khổ là đối tượng (sự vật – hiện tượng – ý niệm) của nhận thức khi Bạn quán chiếu. Tập là các nguyên nhân gây khổ của đối tượng, các phương pháp thực tập. Diệt là sự vắng mặt của đau khổ, tức là hạnh phúc, là xác nhận sự có mặt của an lạc. Đạo là chân lý, là con đường chính.

Quan niệm về cái khổ trong Thiền không giống như cái khổ thô nhám. Ví dụ: một ngày không ăn, hai ngày không ăn, ba ngày không ăn,.. là cái khổ (không vui) của người ăn thường xuyên; với người khác thì đó lại là không khổ (vui).

Trong bốn sự thật hoàn toàn có sự liên hệ mật thiết với nhau, hiểu được khổ đế sẽ hiểu được diệt đế. 

“Ví dụ hai con gà bị nhốt trong lồng, sắp đem làm thịt. Ở trong lồng, hai con đang tranh nhau những hạt ngô, hạt lúa. Con này nói với con kia: “Ăn cái hạt lúa này ngon hơn. Hạt ngô này hôi quá.” Hai anh bàn nhau cái gì là vui, cái gì là khổ,  không biết cái khổ thật sự của cả hai là sắp bị cắt tiết. Mà đối với một con gà thì sự kiện không bị đem ra làm thịt là niềm vui lớn nhất.

Triết lý về khổ vui của hai con gà nằm trong giới hạn tương đối. Chúng ta nhìn từ quan điểm khác để thấy được cái mà hai con gà không thấy. Thoát ra khỏi lồng, không bị làm thịt, đó mới là niềm vui thực sự”.

Đạo là chân lý, là con đường (Bát Chánh Đạo) gồm: Chánh kiến (thấy rõ, biết rõ chân lý), Chánh tư duy (suy nghĩ theo chân lý), Chánh ngữ (nói từ đúng, nếu nói), Chánh nghiệp (làm việc ngay thẳng, công bình; nếu làm), Chánh mạng (không tham lam, không hám lợi), Chánh tinh tấn (học tập, giữ tâm trí ngay thẳng, sáng suốt), Chánh niệm (đem ý niệm về sự thật), Chánh định (định tâm ý vào sự thật chân chính).

Khi sự thật của Bạn giao thoa càng nhiều với sự thật người khác, càng nhiều với sự thật vũ trụ,... thì khi đó vẫn mới chỉ là “sự thật tương đối”, nghĩa là sự thật được nhìn nhận trong môi trường của Tục đế. Khi sự thật có duyên khởi sẽ thoát ra khỏi tục đế và nghiễm nhiên nó đến chân đế.

Thực tập Thiền trong sự thật của tục đế cũng đồng nghĩa với việc đi trên con đường tốt nhất, hoàn thiện nhất, từ bi nhất, mang lại yêu thương và bình an, an lạc nhất để hướng đến chân đế.

Khi Thiền, Bạn thấy cấp độ chân đế phụ thuộc vào diệt đế. Trong tục đế có sẵn cái chân đế, có khổ đế, có diệt đế, có đạo đế,.. Khác nhau chỉ là cấp độ hay nói cách khác là “mức độ giác ngộ”.

Khổ trong Thiền là một sự thật có sự tồn tại sự vật – hiện tượng – ý niệm của đối tượng khổ. Khi sự vật – hiện tượng – ý niệm nào được Bạn nhận diện là khổ thì nó là khổ. Khi không còn khổ thì khổ bị diệt (khổ – diệt: không khổ).

Không thể quan niệm sự vật – hiện tượng – ý niệm nào đang tồn tại cũng là khổ. Nếu chỉ toàn là khổ, làm sao cần phải tập, làm sao mà diệt được khổ. 

Cái vui, cái khổ thường cũng chỉ do: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, hình dáng bên ngoài cơ thể và ý niệm – cách suy nghĩ của mỗi người mà hình thành cái vui – cái khổ. Nhận ra cái nào là vui, cái nào là khổ thì luôn luôn phải có lòng tin, lòng tư bi, bác ái; có ý trí (tuệ giác) và có phương pháp để nhận diện. Không nhận diện được mình vui khi mình vui, khi khổ không biết mình khổ. Chính vì vậy mà cái vui của người khác đang hưởng, cái khổ của người khác đang chịu thì càng không nhận ra, chánh tà càng không rõ, luẩn quẩn loanh quanh mà không có đường thoát. Hai con gà thì tin là hạt lúa, hạt ngô làm mình vui.

Vì vậy khi thực tập Thiền, Bạn hiểu trong khổ có tập, có diệt, có đạo; trong tập có diệt, có khổ, có đạo; trong diệt có khổ, có tập, có đạo; trong đạo có khổ, có tập, có diệt. Chỉ khi diệt chiếm ưu thế: diệt hết khổ, diệt hết tập, diệt hết đạo thì khi đó mới vượt thoát hoàn toàn khổ. Thoát khổ là Bạn có an lạc (chân đế).

Tư duy về Tứ Diệu Đế càng sâu sắc thì Bạn càng thấy sự thật hơn trong khi Thiền. Tứ Diệu Đế bao hàm một phương pháp diễn giải, một cách diễn giải và là cơ sở lý luận khoa học về Thiền.

Không áp dụng Tứ Diệu Đế và các ngọn đuốc soi đường khi Thiền thì không phải là Thiền Chánh Niệm; không phải Thiền Chánh Niệm là Thiền Tà Niệm (không đúng sự thật). Đây là bài viết của Thiền Chánh Niệm.

Tín hiểu là sự tự tin, sự tin cậy, niềm tin trong khi thực tập Thiền, Bạn tin tưởng có sự tự do, sự an lạc và chuyển hóa trong tâm thức khỏi sự ưu phiền, vô minh, đau khổ... Tín cũng được hiểu là sự xác tín trong các hành vi, cử chỉ, thái độ và tâm ý của Bạn trong việc giải quyết hoặc nhìn nhận một vấn đề. Sự xác tín lệch lạc mang lại hành động lệch lạc, niềm tin và các ý niệm khác bị lệch lạc. 

Bạn tin rằng mình đi nghe nhạc, xem phim với một ai đó Bạn sẽ vui; tin rằng công việc đang làm sẽ tốt đẹp hơn, tin rằng Bạn càng đọc sách Bạn càng am hiểu hơn... cũng là  tín.

Tấn hiểu là sự siêng năng, chuyên cần, là việc phát huy các hạt giống tích cực đang biểu hiện trong tàng thức, không cho nảy sinh  thêm các hạt giống tiêu cực trong tàng thức lên vùng ý thức. Chuyên cần thực tập nói lời hay và thật, chuyên cần đọc sách, chuyên cần thực tập Thiền...

Niệm hiểu là sự thấy trong thực tại ngay bây giờ và ở đây, thấy được sự thật trong hiện tại của các sự vật – hiện tượng và các ý niệm. Thấy được chính “sự thật” ở “hiện tại”.

Định hiểu là sự chú tâm, chuyên cần thực tập trong chánh niệm về hơi thở, về sự vật – hiện tượng và các ý niệm.

Tuệ giác là sự hiểu biết. Hiểu biết về nỗi khổ, niềm đau, sự tuyệt vọng hay kỳ thị, hiểu biết một cách sâu sắc về các sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm.

Tín – Niệm – Định – Tuệ – Tấn được ví như một hệ thống các lò năng lượng cung cấp nhiệt lượng cho chính Bạn và ở trong Bạn. Lò tốt, năng lượng sản sinh tốt; lò không tốt, hao nhiên liệu, năng lượng phát sinh ít hơn.

Ví dụ: trong mỗi người đều có sắc – thanh – hương – vị – xúc và pháp khác nhau. Trong mỗi người có tín – niệm – định – tuệ và tấn khác nhau. Một vài người, trong một vài quốc gia, tại một vài Châu lục quan niệm về tuổi con này hợp với tuổi con kia, tuổi con này phải lễ bái, cúng tế thế này, giải hạn thế khác, tuổi con này sinh vào giờ này thì thế này, tuổi con khác thì thế khác,... nhưng lại không quan tâm đến “tâm ý” của chính mình, không nhận thấy mình và người khác đang bị ràng buộc trong một chuỗi lý thuyết “định” kiến đó. Ở đây có sự quy chụp của “tín” một lý thuyết làm nảy sinh “ý niệm” và “định” tín  như vậy với mình và với người khác dẫn đến sự lệch lạc của “tấn” và “tuệ”. Khi “tấn” và “tuệ” bị lệch lạc làm nảy sinh niềm tin lệch lạc và các hệ lụy phát sinh... Đó là nguyên nhân hình thành một số “tà đạo” như Bạn thường thấy.

Khi được hỏi về sự sáng suốt, Ngụy Trưng đã trả lời Đường Thái Tông: “Ai biết lắng nghe mọi ý kiến thì sẽ sáng suốt, ai chỉ nghe theo một loại ý kiến thì sẽ u mê”

Vậy trong bất kỳ sự thật nào, nếu Bạn muốn học tốt hơn và đạt được kết quả khả quan hơn so với hiện tại, muốn có tình yêu đôi lứa tốt hơn, khả quan hơn so với hiện tại; muốn có gia đình tốt hơn, bền vững và thương yêu hơn so với hiện tại; công việc kinh doanh tốt hơn, nhân viên yêu mến hơn – hài hòa với mục tiêu của xã hội hơn; nhận thức về thế giới xung quanh thông thoáng hơn, hiểu biết và hài hòa hơn; yêu thương hơn sức khỏe của mình, yêu thương hơn sức khỏe chúng sinh – nhân loại... Bạn thực hành Thiền theo Ngũ Căn – Ngũ Lực ở trên.

Để nhìn rõ, thấy rõ, hiểu rõ được sự thật,.. Bạn phải nhận điện được sự thật của vấn đề hiện tại là gì, tiếp theo đó là gì, cách giải quyết vấn đề ra sao, tại sao nó đang tồn tại, nó tồn tại đến bao giờ và như thế nào,... Hãy viết ra giấy và liệt kê ra các vấn đề. Vấn đề nào liên quan hoặc không liên quan với nhau, vấn đề nào cần phải giải quyết, vấn đề nào cần buông bỏ, vấn đề nào có thể giải quyết được từ từ,... Bạn cũng có thể sử dụng Bản đồ tư duy (Mindmap) để nhìn nhận và phân chia hợp lý hơn cho mỗi vấn đề mà Bạn đang quan tâm, nhìn nhận và dùng Thiền chánh niệm để nhận diện sâu sắc về vấn đề đó. Bạn hãy tiếp tục theo mạch chính của bài viết này.

Tiếp tục bước đi vững chãi. Bạn hãy cảm nhận sự vững chãi và thảnh thơi trong mỗi bước đi tiếp theo. 

Mỗi bước đi Bạn đi theo mạch bài viết luôn có sự kết hợp của tâm và thân. Khi tâm và thân của Bạn luôn được kết hợp hài hòa thì mọi việc làm, mọi ý nghĩ sẽ rõ ràng hơn, minh bạch hơn và sáng tỏ.

Ngọn đuốc soi đường Nhị đế

Nhìn sự vật, hiện tượng hoặc ý niệm trong thế giới của tục đế thì có khổ – có diệt khổ, có vui. Cái vui có khi lại chuyển là cái khổ và ngược lại. Cái vui, cái khổ là sự thật nhưng sự thật đó là của tục đế. Sự thật trong tục đế chỉ có giá trị tương đối. Sự thật của tục đế là do cách nhìn nhận, đánh giá và quy chiếu ở mỗi góc nhìn khác nhau, mỗi người khác nhau.

Trong thế giới của chân đế thì sự thật có giá trị tuyệt đối. Sự thật của chân đế không có cái vui, không có cái khổ.

Chân đế là cái vượt thoát khỏi tục đế, chân đế ở ngoài tục đế. 

Ngọn đuốc soi đường Duyên khởi

Duyên khởi tức là do sự phát khởi để hình thành một sự vật, một hiện tượng căn cứ trên nguyên tắc duyên sinh. Mỗi sự vật – hiện tượng – ý niệm do nhiều điều kiện phối hợp với nhau mà thành.

Cây diêm khi Bạn để nó trên bàn, nó vẫn chỉ là cây diêm. Nếu Bạn cầm cây diêm lên quẹt; ngọn lửa bùng cháy. Cây diêm đó do được Bạn “cầm cây diêm lên quẹt” thì nó là duyên; còn “ngọn lửa bùng cháy”, cháy được là khởi.

Chuyện kể: ngày xưa có một người muốn qua sông, thấy dòng nước chảy, người này nghĩ mãi để có cách qua bờ bên kia. Cuối cùng, nghĩ ra cách: kết bè để qua sông. Qua được sông, anh này nghĩ: Tôi đã mất bao nhiêu công suy nghĩ và để kết được cái bè này. Vậy nay, tôi qua được sông rồi. Tôi lấy cái bè đó mà đội đi. Không bỏ lại ở bờ bên này nữa.

Duyên của Bạn là đi đến bờ sông, cũng nghĩ ra cách kết bè hoặc chặt cây chuối, theo dòng nước, để qua bờ bên kia. Dòng nước chảy, Bạn quẫy đạp để đến được bờ bên kia. Bạn để lại cái bè hoặc thân cây chuối để người khác, nếu muốn qua được bờ bên kia thì đừng mất công “kết bè” khác, hoặc chặt thêm “cây chuối” khác.

Bạn tới được bờ sông là do cái “duyên”, khơi gợi ra suy nghĩ làm cách nào qua sông, phát sinh ra “khởi”: nghĩ ra cách “kết bè” hoặc “chặt cây chuối”. Nếu Bạn “kết bè” không đủ cho cơ thể Bạn nổi trên dòng nước, Bạn sẽ bị chìm trong dòng nước. Nếu “cây chuối” nhỏ, vừa bước xuống – ôm cây chuối thì đã bị chìm nghỉm dưới dòng nước.

Trong tâm trí Bạn đã có sẵn các hạt giống. Bạn biết tưới tẩm những hạt giống tốt, những hạt giống thiện trong chính mình một cách thường xuyên và đầy đủ, siêng năng và chuyên cần, mang tình yêu tình yêu thương thật sự, mang các ước mong thật sự,.. hạt giống sẽ nảy mầm, sinh ra: thân, lá, hoa, quả, hương, sắc,... Hạt giống của Từ Bi Hỉ Xả cũng do duyên khởi mà thành.

Từ hiểu là đem hạnh phúc tới cho mình và người khác. Bi hiểu là lấy đi nỗi khổ niềm đau của mình và của người khác. Hỉ hiểu là mang lại niềm vui, sự hoan lạc và hạnh phúc cho chính mình và người khác. Xả hiểu là sự thực hiện mang nỗi khổ – niềm vui đi và đến với thái độ không vướng mắc, không xua đuổi, không kỳ thị, thực hiện với tình yêu thương và bác ái. Thực tập Từ Bi Hỉ Xả trong chính mình và với mình, Bạn mới có thể Từ Bi Hỉ Xả với người khác. Đó là sự thương yêu thực sự.

Khi nói về “ơn kêu gọi” trong Đạo Công Giáo, nếu Bạn quán chiếu sâu, “ơn kêu gọi” là do hạt giống được tưới tắm bởi duyên khởi mà ra. Hạt giống “ơn kêu gọi” đã đủ cho Bạn nảy mầm chưa, nảy mầm trong môi trường ra sao... Phải có duyên và khởi tốt, hạt giống tốt, cây trái và hoa quả cũng theo đó mà tốt hơn.

Khi sự vật – hiện tượng – ý niệm nằm ngoài nhận thức trong thời gian hiện tại thì được coi là “màu nhiệm”, “phép lạ”,.. Vì vậy khi Thiền, Bạn không nên đề cập đến sự ngẫu nhiên có, tự nhiên mà có. Mọi sự vật – hiện tượng – ý niệm đều có chân tướng của chính nó. Bạn thực tập Thiền là chính Bạn đang đi đến cái chân tướng của sự vật – hiện tượng và ý niệm.

Bạn biết có hạt giống sự thật, Bạn tưới vừa đủ để hạt giống nảy mầm,.. Đó là một phần của duyên khởi. Hạt giống đó nảy mầm thế nào; thân, lá, hoa, quả, hương, sắc... ra sao phụ thuộc vào sự thật chuyển đổi sự thật đó là Tam Chuyển.

Bạn lai ghép, xịt thuốc, kích thích sinh trưởng, cắt bỏ đoạn gen này, lai ghép đoạn gen khác, kích thích sự đột biến các gen kia,.. trong hạt giống sự thật thì sự nảy nở đó không mang tính tự nhiên, nảy nở của sự biến đổi gen,  không mang mầm mống sự thật. Bạn không cho nó là một sự thật, đối chiếu ngang bằng với sự không thật là tà (tà là Nghiêng – không ngay thẳng, không ngay ngắn, ví dụ như: tà Đạo, tà Niệm,..). 

Duyên khởi là danh từ để chỉ về sự vận hành, chuyển hóa sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm từ vũ trụ bao la rộng lớn cho đến sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm nhỏ nhất. Mọi sự vật – hiện tượng – ý niệm đều do duyên khởi mà thành.

Ví dụ vui: Một em bé hỏi người Mẹ về nòi giống của mình. Người Mẹ trả lời em bé thuộc nòi giống Thần Tiên. Cũng vẫn em bé ấy, đưa câu hỏi với Cha của mình. Cha trả lời em bé có nòi giống do Vượn, Khỉ tiến hóa mà thành. 

Với một em bé thì điều đó thật khó hiểu: Mẹ nói khác, Cha nói khác. Em bé đưa câu hỏi này hỏi lại Mẹ: sao Mẹ nói khác, Cha nói khác? Mẹ em bé trả lời: Mẹ thuộc nòi giống Thần Tiên, Cha con thuộc nòi giống Vượn, Khỉ nên giữa Cha và Mẹ có sự trả lời khác nhau là vậy.

Bạn cũng thấy cái gì là duyên, cái gì là khởi. Khởi là gì, duyên là gì trong cùng một vấn đề, tại cùng một thời điểm đã có sự khác nhau giữa thân (khẩu - miệng Cha Mẹ nói ra ở ví dụ vui trên) và ý. Tìm kiếm lời giải thích cho một vấn đề cho dù vô cùng nhỏ hoặc vấn đề vô cùng lớn chỉ có thể thông qua Thiền chánh niệm và đích thân mình thực hành chuyên cần, tinh tấn về tín-niệm-định-tuệ-tấn theo nguyên tắc của Duyên khởi và Tứ diệu đế.

Về mặt từ ngữ và ý niệm, Bạn nên phân biệt giữa duyên khởi và nhân quả là khác nhau. Hiểu duyên khởi bao gồm cả nhân – quả, nhân – quả nằm trong duyên khởi sẽ hợp lý hơn về ý niệm và thực tế. 

Khi khái niệm về “nhân – quả” bị hiểu hạn hẹp và lệch lạc sẽ gây ra các tranh luận và suy diễn không mang lại lợi ích cho mình và người khác.

Nguyên lý của duyên khởi cho thấy, một sự vật – hiện tượng không thể tự nó có mặt, mà đã do vô số các sự vật – hiện tượng khác, không phải nó, hợp lại cấu thành. Sự vật – hiện tượng này tức là sự vật – hiện tượng kia, sự vật – hiện tượng kia tức là sự vật – hiện tượng này; một sự vật – hiện tượng có mặt trong tất cả mọi sự vật – hiện tượng, tất cả mọi sự vật – hiện tượng có mặt trong một sự vật – hiện tượng; một sự vật – hiện tượng tức là tất cả các sự vật – hiện tượng, tất cả các sự vật – hiện tượng tức là một sự vật – hiện tượng.

Ngọn đuốc soi đường Tam chuyển: Thị chuyển, Chứng chuyển, Minh chuyển

Để nhìn nhận một sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm, Bạn phải nhận diện, phải phát tâm sâu sắc muốn hiểu, muốn chuyển hóa khi đó hiểu được bản chất, chân tướng của sự vật – hiện tượng hoặc ý niệm. Đó là tam chuyển.

Bạn đi đến bờ sông, Bạn nhìn thấy dòng nước đang chảy (thị chuyển), Bạn nghe tiếng nước chảy, Bạn nhận thấy không thể lội qua được (chứng chuyển). Bạn kết bè và qua bờ bên kia (minh chuyển). Đó là sự kết hợp của tam chuyển để đi đến sự thật là Bạn qua được bờ bên kia.

Bạn thấy hạt đậu trên sàn nhà. Khi ở trên sàn nhà, hạt đậu không thể nảy mầm được, nếu là sàn nhà bằng gạch bông, xi măng,.. Bạn muốn nó nảy mầm, muốn nó ra thêm nhiều củ đậu (có một hoặc nhiều hạt bên trong) khác. Bạn mang nó ra góc vườn. Mỗi ngày, Bạn tưới lên đó những giọt nước tinh khiết, nước từ giếng nước trong, nước sạch từ nhà máy nước, nước mưa tự nhiên,.. Hạt đậu sẽ nảy mầm và ra củ đậu.

Củ đậu ra nhiều củ đậu hay không, củ đậu to hay nhỏ là do Bạn chọn hạt giống của củ đậu. Bạn không tưới trên hạt giống của củ đậu “chất kích thích tăng trưởng”,.. Củ đậu của Bạn sẽ cho ra nhiều củ đậu khác, trong sạch, tự nhiên và thuần khiết – phụ thuộc vào hạt giống (tâm hành) của củ đậu Bạn đã chọn và môi trường sinh trưởng bên ngoài (duyên khởi).

Khi nhìn nhận sự thật, Bạn đặt ra và trả lời chính xác tối thiểu các câu hỏi:

- Sự thật của hạt đậu. Nó là cái gì? Nó là một hạt đậu. Nó là đậu nành, đậu xanh hay đậu cô-ve, hay là hạt của củ đậu?

- Sự thật của hạt đậu. Nó đang ở đâu? Nó đang ở trên sàn nhà, ngay góc tường hay nó đã ở trên chảo đã nấu chín rồi hay hạt đậu đó đang nằm trong bụng của một con chim ở trong lồng?...

- Sự thật của hạt đậu. Khi nào Bạn nhìn thấy nó, khi nào Bạn muốn chuyển nó ra góc vườn. Góc vườn thế nào: ở đó có những con chim khác đang nhòm ngó không; góc vườn đó có nhiều sâu bệnh không; góc vườn đó có phù hợp nhất cho sự phát triển của hạt đậu đó không? 

- Sự thật của hạt (vẫn tên là đậu) đậu. Bạn có một hạt đậu hay bao nhiêu hạt đang ở trên sàn nhà?

- Sự thật của hạt đậu. Tại sao Bạn lại phải chuyển hạt đậu đó đi? Bạn quét nhà và đưa nó vào thùng rác? Hay nếu để hạt đậu ở đó, nó sẽ không sinh ra các hạt đậu khác?

Vậy khi xem xét, chiêm nghiệm, suy nghĩ hay quán chiếu về một vấn đề (sự vật - hiện tượng – ý niệm) Bạn trả lời đúng về các câu hỏi trên. Khi Bạn trả lời đúng sự thật thì sự vật - hiện tượng đó chính là sự thật Bạn chuyển (từ khổ - tập qua khổ – diệt).

Bạn trả lời, nó (sự vật, hiện tượng – hạt đậu) sẽ được chuyển qua vấn đề khác, không gian khác (ở sàn nhà hay ở góc vườn hay ở trong thùng rác) và tồn tại trong thời gian khác (ngay lúc Bạn chuyển hạt đậu).

Sự thật là Bạn muốn chuyển hạt đậu hay Bạn muốn thoát khỏi một ý nghĩ tiêu cực, hay Bạn muốn thoát khỏi một căn bệnh, hay Bạn muốn chữa lành một căn bệnh trong chính Bạn; hay Bạn muốn tình yêu thương; Bạn muốn xã hội nhân bản hơn, Bạn muốn thế giới tươi đẹp hơn; Bạn muốn hiểu lịch sử Việt Nam; Bạn muốn học Tiếng Anh; Bạn muốn hiểu Vi Tính?...

Giải quyết một vấn đề, Bạn theo từng bước: nhận diện đúng bản chất, phát tâm ý thật sâu sắc và nhận diện, nhìn ra cách giải quyết vấn đề. Mỗi bước nhận diện đều đặt ra các câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao phải nhận diện. Mỗi sự phát tâm ý, lòng mong muốn đều đặt ra câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao có ý muốn đó. Cách giải quyết vấn đề cũng đặt ra câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao vấn đề đó được giải quyết.

Sự thật là tìm ra cái gì là sự thật. Khi Bạn có bốn ngọn đuốc soi đường ở trên (Ngũ căn – Ngũ lực, Nhị Đế, Duyên Khởi và Tam Chuyển) Bạn không còn trong con đường hầm đơn độc. 

Các vấn đề được Bạn nhìn nhận rõ ràng, có cơ sở, có nguyên tắc, hiểu được các nền tảng cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của nhận thức tức là bạn đã có “lửa”. Có lửa rồi, Bạn mồi lửa vào các ngọn đuốc. Bạn biết thắp đuốc, biết mồi lửa, Bạn biết để cho cả bốn ngọn đuốc cùng sáng lên. Bạn sẽ nhìn rõ bốn sự thật.

Hãy thắp lên ngọn lửa của niềm tin, tình yêu thương, lòng bác ái, tâm hành thiện trong chính Bạn cho dù phía trong đường hầm ấy, ở phía trước còn rất tối tăm mịt mù, nhưng ngay trước mắt đã có ánh sáng. Ánh sáng ấy tỏa ra một không gian hẹp nhưng cũng đủ để thấy đó là ánh sáng mà Bạn có thể bước đi tiếp theo để về phía ánh sáng ở cuối đường hầm. 

Ánh sáng cuối đường hầm là ánh sáng của bình an, an lạc trong tâm thức, ánh sáng của sự màu nhiệm, ánh sáng của sự vi diệu chỉ có thể do chính Bạn nhận diện. Không một ai khác có thể thay thế Bạn để diễn tả và nhận diện sự vi diệu đó.

Sự thật đó chính là sự thật: ngay khi Bạn đang thắp đuốc, ngay khi Bạn đang mồi lửa.

Ngọn đuốc soi đường Tứ diệu đế – Bốn sự thật

Khổ là đối tượng (sự vật – hiện tượng – ý niệm) của nhận thức khi Bạn quán chiếu. Tập là các nguyên nhân gây khổ của đối tượng, các phương pháp thực tập. Diệt là sự vắng mặt của đau khổ, tức là hạnh phúc, là xác nhận sự có mặt của an lạc. Đạo là chân lý, là con đường chính.

Quan niệm về cái khổ trong Thiền không giống như cái khổ thô nhám. Ví dụ: một ngày không ăn, hai ngày không ăn, ba ngày không ăn,.. là cái khổ (không vui) của người ăn thường xuyên; với người khác thì đó lại là không khổ (vui).

Trong bốn sự thật hoàn toàn có sự liên hệ mật thiết với nhau, hiểu được khổ đế sẽ hiểu được diệt đế. 

“Ví dụ hai con gà bị nhốt trong lồng, sắp đem làm thịt. Ở trong lồng, hai con đang tranh nhau những hạt ngô, hạt lúa. Con này nói với con kia: “Ăn cái hạt lúa này ngon hơn. Hạt ngô này hôi quá.” Hai anh bàn nhau cái gì là vui, cái gì là khổ,  không biết cái khổ thật sự của cả hai là sắp bị cắt tiết. Mà đối với một con gà thì sự kiện không bị đem ra làm thịt là niềm vui lớn nhất.

Triết lý về khổ vui của hai con gà nằm trong giới hạn tương đối. Chúng ta nhìn từ quan điểm khác để thấy được cái mà hai con gà không thấy. Thoát ra khỏi lồng, không bị làm thịt, đó mới là niềm vui thực sự.”
Đạo là chân lý, là con đường (Bát Chánh Đạo) gồm: Chánh kiến (thấy rõ, biết rõ chân lý), Chánh tư duy (suy nghĩ theo chân lý), Chánh ngữ (nói từ đúng, nếu nói), Chánh nghiệp (làm việc ngay thẳng, công bình; nếu làm), Chánh mạng (không tham lam, không hám lợi), Chánh tinh tấn (học tập, giữ tâm trí ngay thẳng, sáng suốt), Chánh niệm (đem ý niệm về sự thật), Chánh định (định tâm ý vào sự thật chân chính).

Khi sự thật của Bạn giao thoa càng nhiều với sự thật người khác, càng nhiều với sự thật vũ trụ,... thì khi đó vẫn mới chỉ là “sự thật tương đối”, nghĩa là sự thật được nhìn nhận trong môi trường của Tục đế. Khi sự thật có duyên khởi sẽ thoát ra khỏi tục đế và nghiễm nhiên nó đến chân đế.

Thực tập Thiền trong sự thật của tục đế cũng đồng nghĩa với việc đi trên con đường tốt nhất, hoàn thiện nhất, từ bi nhất, mang lại yêu thương và bình an, an lạc nhất để hướng đến chân đế.

Khi Thiền, Bạn thấy cấp độ chân đế phụ thuộc vào diệt đế. Trong tục đế có sẵn cái chân đế, có khổ đế, có diệt đế, có đạo đế,.. Khác nhau chỉ là cấp độ hay nói cách khác là “mức độ giác ngộ”.

Khổ trong Thiền là một sự thật có sự tồn tại sự vật – hiện tượng – ý niệm của đối tượng khổ. Khi sự vật – hiện tượng – ý niệm nào được Bạn nhận diện là khổ thì nó là khổ. Khi không còn khổ thì khổ bị diệt (khổ – diệt: không khổ).

Không thể quan niệm sự vật – hiện tượng – ý niệm nào đang tồn tại cũng là khổ. Nếu chỉ toàn là khổ, làm sao cần phải tập, làm sao mà diệt được khổ. 

Cái vui, cái khổ thường cũng chỉ do: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, hình dáng bên ngoài cơ thể và ý niệm – cách suy nghĩ của mỗi người mà hình thành cái vui – cái khổ. Nhận ra cái nào là vui, cái nào là khổ thì luôn luôn phải có lòng tin, lòng tư bi, bác ái; có ý trí (tuệ giác) và có phương pháp để nhận diện. Không nhận diện được mình vui khi mình vui, khi khổ không biết mình khổ. Chính vì vậy mà cái vui của người khác đang hưởng, cái khổ của người khác đang chịu thì càng không nhận ra, chánh tà càng không rõ, luẩn quẩn loanh quanh mà không có đường thoát. Hai con gà thì tin là hạt lúa, hạt ngô làm mình vui.

Vì vậy khi thực tập Thiền, Bạn hiểu trong khổ có tập, có diệt, có đạo; trong tập có diệt, có khổ, có đạo; trong diệt có khổ, có tập, có đạo; trong đạo có khổ, có tập, có diệt. Chỉ khi diệt chiếm ưu thế: diệt hết khổ, diệt hết tập, diệt hết đạo thì khi đó mới vượt thoát hoàn toàn khổ. Thoát khổ là Bạn có an lạc (chân đế).

Tư duy về Tứ Diệu Đế càng sâu sắc thì Bạn càng thấy sự thật hơn trong khi Thiền. Tứ Diệu Đế bao hàm một phương pháp diễn giải, một cách diễn giải và là cơ sở lý luận khoa học về Thiền.

Không áp dụng Tứ Diệu Đế và các ngọn đuốc soi đường khi Thiền thì không phải là Thiền Chánh Niệm; không phải Thiền Chánh Niệm là Thiền Tà Niệm (không đúng sự thật). Đây là bài viết của Thiền Chánh Niệm.

Nguyễn Trường Giang
Trích trong Hạt giống nảy mầm

Còn nữa

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm