Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/03/2013, 16:41 PM

Hãy cùng thỉnh chuông, trống để mừng Phật đản

Trong lúc gõ những dòng chữ này gửi trang nhà và những ai tâm huyết với phật pháp, với đất Việt, tôi lại thiết nghĩ: có thể chúng ta cùng thỉnh cả trống lẫn chuông vào ngày giờ thiêng liêng này



Ngay sau khi bài viết của tôi phân tích nên dùng trống chùa chào mừng Phật đản và các lễ hội lớn, tôi đã nhận được hàng trăm email, điện thoại và nhắn tin. Phần lớn là ca ngợi, cám ơn, động viên, cổ vũ và góp ý. Vui biết bao.

Tuy nhiên tôi suy nghĩ nhiều về tiếng chuông. Đành rằng bên Thiên Chúa giáo, các nhà thờ đều có chuông, nhưng tiếng chuông nhà thờ và tiếng chuông chùa hoàn toàn khác nhau. Chuông nhà thờ thường được đánh dồn dập và ngắn. Chuông chùa thì thỉnh chậm và dài. Mỗi sáng, mỗi chiều tiếng chuông chùa được thỉnh đến cả nửa tiếng. Mỗi tiếng chuông cách xa nhau. Âm vang của mỗi tiếng chuông kéo dài nhiều phút. Tôi đã từng để ý và thấy nếu thỉnh 108 hồi chuông sẽ hết quãng 20-30 phút, trung bình là 25 phút.

                                                           Chuông chùa

Tiếng chuông chùa nhắc chúng ta tỉnh thức, giúp ta thoát khỏi u mê, đêm tối, ra khỏi màn vô minh. Tiếng chuông chùa rất linh thiêng. Bao năm nay, tôi và các đồng nghiệp cùng các học trò có thói quen dừng lại ngừng mọi hoạt động lại để theo dõi hơi thở và nhắc mình thức tỉnh khi nghe thấy tiếng chuông. Kể cả tiếng chuông nhà thờ, hay tiếng chuông điện thoại. Tiếng chuông cũng giúp ta tu tập rất tốt. Mỗi ngày.

Tiếng chuông chùa, nhất là những Đại hồng chung thường vang rất xa, vượt qua ranh giới của một làng, thậm chí một xã, một phường. Tôi nhắm mắt lại và tưởng tưởng ra vào Đại lễ Phật đản tới (và cả lễ Vu lan và lễ mừng đức Phật thành đạo nữa) 108 hồi chuông vang lên lúc 06h00 sáng và 18h00 chiều.

Tôi mỉm cười khi thấy cảnh 12h đêm ngày cuối năm (cả năm mới Âm lịch và Dương lịch) tiếng chuông chùa vang xa, ngân xa, đồng loạt trên cả nước, từ tất cả mọi chùa (và các các gia đình) để đón chào năm mới. Tiếng chuông linh thiêng sẽ len lỏi đến từng ngôi nhà, từng cá nhân. Tôi nghĩ đến kỷ lục thế giới: số lượng chùa cùng thỉnh chuông 1 thời nhiều nhất. Và kỷ lục Giness đã được ghi nhận tại Việt Nam!

Trong lúc gõ những dòng chữ này gửi trang nhà và những ai tâm huyết với Phật pháp, với đất Việt, tôi lại ước ao chúng ta cùng thỉnh cả trống lẫn chuông vào ngày giờ thiêng liêng này.

Tôi, Thái Hà Books, bạn bè và cả ngàn học trò của tôi sẽ là những người đầu tiên tham gia. Tôi rất mong Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ ý tưởng này của tôi và chúng ta cùng tiến hành lần đầu tiên trong cả tuần lễ Phật đản năm 2557 (2013) từ 08 đến 15 tháng tư Âm lịch tức 17 đến 24 tháng 5 Dương lịch. Giờ thỉnh chuông và trống có thể là 12h đêm, 06h sáng và 18h00 tối mỗi ngày trong cả 1 tuần. Ít nhất thì cũng là 2 ngày 08/04 và rằm tháng 4 Âm lịch.

Chúng ta cùng thỉnh chuông, trống để mừng Phật đản năm nay nghe quý vị. Tôi vui lắm. Và chắc quý vị cũng vậy!


Thiện Đức - Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm