Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/02/2016, 13:30 PM

Hãy tỉnh táo phân biệt ai là thầy ai là giả tu

Các bạn nên biết! Cúng dường làm công đức cũng phải có trí tuệ. Đi bỏ tiền cúng dường người “chân bước vào chùa mà tâm ở ngoài chùa” như các bạn đăng ảnh đây thì tất yếu là bị họ lợi dụng làm việc điên đảo thôi.

Nam mô A Di Đà Phật.

Các bạn đồng tu thân mến!

Nhìn các ảnh các bạn Hong Lan đăng tải trên facerbook và trên báo về những người mà các bạn gọi là thầy tu đang ôm gái, ôm trai và những ông sư uống rượu ăn tiết canh, uống rượu tây, nói chuyện oang oang giống như các nhân vật anh chị ngoài xã hội mà báo chí mấy tháng qua đăng tại ở tỉnh Hưng Yên v.v… Tôi xin các bạn gọi đúng cái tên của các vị này là "người cọ đầu mặc áo nâu" xin đừng gọi là thầy tu. 

Vì sao nói vậy? Vì đã là thầy tu thì đều là giữ Giới. Còn làm những việc phá Giới như hình bạn đăng trên đây thì cả “ông Cọ” đầu và người yêu “ông Cọ” đều vào tam đồ khổ cả.

Tam đồ khổ tức là bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, sức sinh. 

Các bạn nên biết! Nhân quả bao giờ cũng rất công bằng. Như trong Kinh Phật nói thì đó là các con trùng đang rúc trong thân con sư tử, nó muốn giết hại con sư tử đó và đang thò đầu ra. Đạo Phật bị hoại mòn chính vì các con trùng này.

Nhưng chúng ta cũng không nên lấy vài hình ảnh đây làm biểu tượng để nói về đại bộ phận người tu hành hôm nay. Nếu với tâm đó là mắc trọng tội. 
 Những kẻ giả danh nhà sư đi lừa tiền phật tử tín tâm
Ở đây chúng ta cũng phải nhìn nhận đã có phần khuyết lỗi của nhiều người. Đó là do không học giáo lý Kinh điển nhà Phật nên các bạn khi làm việc cúng dường không biết phân biệt đúng sai, không biết cùng dường đúng nơi, đúng chỗ, đúng người.

Trong giáo lý Kinh điển Phật dạy thì cúng dường pháp là vua trong tất cả pháp cúng dường. Pháp ở đây là ý nói đến Kinh điển giáo lý của Phật. 

Tại sao nói vậy? Vì bạn làm công đức này, in ra hàng trăm, hàng ngàn cuốn Kinh, chỉ cần một vài người nhận được cuốn Kinh ấy y giáo phụng hành tu hành thành Bồ Tát, thành Phật thì thử hỏi công đức phước báo mà bạn làm đó lấy gì để đong lường? Như Phật nói: “Biển còn có thể đong được, còn công đức in ấn Kinh điển làm lợi ích cho người khác giác ngộ thì chẳng thể đong lường được”. 

Vậy xin hỏi tại sao không đem tiền ra in Kinh cúng dường cho người ta học tập mà giác ngộ?

Sao không cúng dường nơi chùa nghèo đang bị tan hoang tàn phế?

Sao không cúng dường những vị chân tu để xây các pháp đường để mở các Pháp hội hàng năm, hàng tháng, hàng tuần cho mọi người về đó tu hành học tập giáo lý Kinh điển Phật?

Sao không đem tịnh tài cứu giúp những bệnh nhân nghèo khổ không có tiền chữa bệnh thoát khỏi hiểm nghèo. Đức Phật đã nói trong Kinh, công đức ấy còn hơn xây chùa dựng tháp. 

Các bạn nên biết! Cúng dường làm công đức cũng phải có trí tuệ. Đi bỏ tiền cúng dường người “chân bước vào chùa mà tâm ở ngoài chùa” như các bạn đăng ảnh đây thì tất yếu là bị họ lợi dụng làm việc điên đảo thôi. Thậm chí có người còn đi cúng dường cả người mà “thân và tâm đều ở ngoài chùa nữa. Đó là hình ảnh giả sư đi xin tiền khắp nơi mà Phật giáo nhà nước đã tuyên bố những người đi như vậy là giả, không đại diện cho người tu hành chân chính nhưng nhiều người vẫn cúng tiền các vị này.

Người tu hành bận bịu suốt ngày chăm lo hoằng dương Phật pháp, tụng Kinh niệm Phật đâu có thời gian mà đi rông dại ngoài đường? Nếu là chân tu biết đạo lý nhân quả, nuôi chí tu hành thành Bồ Tát, Thành Phật thì dẫu có bắt họ làm họ cũng thà chết không làm. Họ biết giữ giới như lưu ly và biết tự độ mình và độ người, giầu đức từ-bi, hỷ xả luôn sống giản dị biết đủ. Phật cũng khuyên ta không nên nói xấu lỗi người. Chỉ khi Phật pháp bị xuyên tạc, nói sai để bảo vệ thì chúng ta dù chết cũng phải bảo vệ chân lý đạo Pháp đến cùng.

Chúng ta có nhiều việc cần phải làm đó là cổ vũ những tấm gương tu hành tốt và phải dành thời gian công sức tiền của cho việc Hoàng dương Phật pháp, in Kinh điển làm lợi ích cho mọi người  như báo Kiến thức, báo Dân trí và nhiều báo vẫn đang làm.  Vì thế, không cần phải đưa thêm những hình ảnh này thêm nữa để thôi lui, giảm ý chí người bước vào con đường tu hành Phật đạo. Nếu ai đó cứ chỉ nghĩ mãi và ám ảnh bởi các hình ảnh và tấm gương này thì thật là đáng tiếc vì trước tiên là mình thui chột đi ý nguyện tu hành, sau làm người nào không hiểu giáo lý nhà Phật sẽ nghĩ sai về người tu hành mà ta thành người mắc tôi nói xấu người tu hành phạm vào giới trọng.

Tôi cũng như các bạn nhìn vào đây mà ruột đau như cắt. Than ôi! thời mạt-pháp là vậy. Vì thế, hãy càng mau tinh tấn mà tu hành niệm Phật, giữ Giới để thoát cảnh loạn trược đầy đau khổ này mà chẳng cần than thở hay oán trách thế gian.

Thân chúc các bạn thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh tăng tiến! 

Cư sĩ Quảng Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm