Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/05/2018, 09:10 AM

Hình ảnh đẹp mỗi sáng trên khắp đất nước Lào

Vào mỗi buổi bình minh, những vị sư ở khắp đất nước Lào trong màu áo vàng nghệ lại lặng lẽ chân trần đi khất thực, mở đầu một ngày mới. Đây là nét văn hóa đặc sắc của đất nước trải qua nhiều thế kỷ lấy Phật giáo làm Quốc giáo này.

Đa phần người dân Lào theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) hay còn gọi là Phật giáo Nam tông, với chủ trương khất thực độ nhật (xin ăn sống qua ngày).

Người ta đã quá quen mắt với hình ảnh mỗi sáng sớm, từng đoàn chư tăng trẻ, đi thành dãy dài, tỏa xuống các khu phố hoặc xóm làng thôn ấp, im lặng thọ nhận sự dâng cúng thực phẩm của tín đồ đang rất kính cẩn quỳ lạy dưới đất và sau đó các sư chúc phúc cho họ.

Theo giáo lý nhà Phật, trì bình khất thực mang lại nhiều lợi ích cho các vị khất sĩ và cho chúng sinh. Đối với các vị sư, các khất sĩ, việc ôm bình bát đi xin khiến cho tâm trí họ được rảnh rang, ít phiền não.

Họ không  phải lo kiếm kế sinh nhai, có nhiều thời gian để tu hành và đoạn trừ được tâm kiêu căng ngã mạn, cũng như đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, thức ăn chỉ đầy bát chứ không nhiều hơn, tránh khỏi sự tích trữ vật thực tiền của.
 Phật giáo từ lâu đã trở thành quốc giáo ở Lào, vào mỗi buổi sáng những Phật tử mang lễ vật là đồ ăn chín ra trước cửa nhà dâng lễ vật lên các nhà sư hành lễ khất thực. Trong ảnh là cảnh người dân ở tỉnh Pakse chuẩn bị dâng lễ vật cho các nhà sư đi khất thực.
 Hầu hết mọi người quàng chiếc khăn được gọi là phạ biêng, chéo qua vai trái xuống một cách trang trọng trang trọng
 Các Phật tử ở huyện Champasak, tỉnh Champasak để chân trần, quì gối, chắp tay trước ngực dâng đồ lễ cho nhà sư hành lễ khất thực. Khi hành lễ cả nhà sư và phật tử phải để chân trần.
 Đồ đựng lễ vật là chiếc thố có chân cao bằng nhôm, bằng đồng... có hoa văn tinh xảo, đựng các lễ vật cúng dường. Lễ vật trước hết là nắm xôi nhỏ, những chiếc bánh tự gói, trái cây, rồi các loại bánh mua sẵn, sữa hộp, sữa tươi, có khi kèm theo một tờ tiền...
Theo giới luật của phật giáo nguyên thủy, phật tử chỉ cúng bằng thức ăn đã nấu chín như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng rau đã nấu chín chứ không cúng rau tươi. Vì vậy mà nhà chùa không có bếp (Ảnh chụp tại một khu phố thuộc tỉnh Pakse).
Phật tử cầm sẵn lễ vật, đưa lên trán khấn nguyện rồi cung kính đặt vào bát của mỗi vị sư. Khi đi khất thực, vị khất sĩ không được nhìn vào mặt phật tử dù đó là một cụ già, trẻ nhỏ hay một cô gái đẹp, cũng không được để ý xem mình được cái gì và cũng không được thỏa mãn cũng như bất mãn. (Ảnh chụp trên một dãy phố chạy dọc bờ sông Mê Kông thuộc địa phận tỉnh Pakse).
Đồ đựng lễ vật của các nhà sư được lồng trong một túi vải màu vàng, có quai đeo, vì thế khi nhận lễ vật, một tay sư mở nắp, một tay giữ bát để nó không đung đưa.
Sau khi đã cung kính đặt đồ lễ, nhà sư sẽ cầu nguyện những điều tốt lành đến các phật tử, trong khi đó phật tử cúi đầu, một tay đưa lên như bông hoa sen trước ngực trong tư thế niệm Phật. Một tay cầm bình nước nhỏ rót xuống đất hay rót vào cái âu nhỏ bằng đồng mà họ mang theo, sau đó rót vào gốc cây một cách kính cẩn, mang ý nghĩa hồi hướng công đức cho đến tổ tiên, ông bà đã khuất được mát mẻ, an lành. 
Sau khi hành lễ, phật tử sống tại bản Khon, huyện Chawmpasak, tỉnh Champasak đính những cục xôi nhỏ lên các hàng rào quanh nhà để chim chóc có cái ăn.
Tục lệ để những cục xôi dành cho chim chóc cũng gần giống với tục cúng chúng sinh của người miền bắc Việt Nam chỉ khác là mang ý nghĩa thực tế hơn. Cúng chúng sinh theo quan niệm của người Việt là để dành thức ăn cho những linh hồn lang thang trên thế gian.
Các nhà sư ở Lào chỉ đi khất thực đến trước giờ ngọ (12 giờ trưa), chỉ lấy thức ăn đã chín, không khất thực quá 7 nhà, không phân biệt giàu nghèo, thức ăn ngon dở, không đứng trước cửa chợ và một ngày chỉ ăn một bữa trước khi trời đứng bóng.
Phật tử thường bận rộn sinh kế, ít có điều kiện đến chùa cúng dường, chưa kể không ít người vì nghèo khó mà ngại ngùng vì  thế các vị sư đi khất thực là tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả Phật tử cúng dường Tam Bảo. Như vậy, khất thực vừa để độ nhật, vừa để thuyết pháp độ sinh và là nỗ lực hành thiền đoạn trừ lòng tham dục… (Ảnh: Một buổi khất thực trên quốc lộ đoạn qua tỉnh Pakse).
Vật phẩm khất thực mang về thường được chia ra làm bốn phần, một phần nhường cho các sư đồng tu nếu họ không có, hay có ít, một phần dành cho người nghèo, một phần dành cho những con vật sống chung như chó, mèo và phần còn lại của người khất thực dùng (Các nhà sư đang phân chia vật phẩm khất thực tại ngôi chùa thuộc tỉnh Pakse).
 Cũng như mọi người dân Lào, các nhà sư dùng tay bốc thức ăn mà không dùng đũa, thìa, dĩa...

Theo vietnamnet.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm