Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 01/02/2014, 14:23 PM

Hình tượng Di Lặc và ý nghĩa trong truyền thống Phật giáo Việt

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, ngài Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho đến ngày nay.

Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật giáo. Di Lặc là vị Bồ tát duy nhất được các tông phái Phật giáo, từ Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông tôn kính.

Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng Đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.

Các bộ sử lớn trong truyền thống Phật giáo Tích Lan, các bộ luận đại thừa trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã đề cập rất nhiều về Di Lặc. Trên mặt tạc tượng mỹ thuật Phật Giáo, hình ảnh Bồ tát Di Lặc đã xuất hiện khá sớm từ thế kỷ thứ hai Tây lịch và trải qua gần 2000 năm lịch sử phát triển, hình ảnh Di Lặc đã phát triển rất đa dạng, có khi là Bồ tát qua hình tướng một vị thái tử, có khi là một vị Bồ tát đang ngồi trầm tư, cũng có lúc được thờ cúng như một vị Phật, có khi được diễn tả như một vị Hoà thượng thiền sư
 Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm với nụ cười an nhiên, từ bi hỉ xả
Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, Ngài Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho đến ngày nay. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn nền văn hoá Phật giáo Đại thừa từ Trung Hoa du nhập vào, do vậy tín ngưỡng và hình tượng thờ Di Lặc tại Việt Nam, chịu ảnh hưởng nền văn hoá Phật giáo Trung Quốc, nhất là nền văn hoá Phật giáo từ thời Minh do các vị tăng người Trung Quốc cuối thời Minh qua truyền vào Việt Nam.

Bài viết này sẽ chú trọng về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và cách thờ Bồ tát Di Lặc ở Việt Nam.

Phần đầu của bài sẽ bàn sơ qua về ý nghĩa hình tượng Bồ tát Di Lặc được thờ ở các chùa Việt.

Phần hai sẽ bàn về lịch sử tín ngưỡng của Di Lặc trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam khởi đầu từ thời Lý và Trần, được phát triển trong thời Trịnh Nguyễn, và hình thành trong các thập niên cận đại.

Phần thứ ba, bài viết sẽ bàn một vài hình tượng điêu khắc tiêu biểu về bồ tát Di Lặc có từ thế kỷ 17 và đạt đến trình độ nghệ thuật vào cuối thế kỷ 18. Để hiểu thêm về hình tướng của tượng Di Lặc thờ ở các chùa tại Việt Nam, trong phần thứ tư bài viết sẽ tóm lược thân thế và sự nghiệp của hoà thượng Bố Đại, được xem như là hoá thân của Di Lặc Bồ tát. Cũng như qua hình ảnh vị hoà thượng thiền sư này, Phật Giáo Viêt Nam qua ảnh hưởng của Phật Giáo thời Minh Thanh, đã đồng hoá Bố Đại là Di Lặc. 

Xuất thân từ bối cảnh lịch sử cuối thời Đường và trong thời Tống khi văn hoá thiền tông cực kỳ phát triển, phần năm của bài viết sẽ cho chúng ta những hình ảnh và vị trí của hoà thượng Bố Đại ban đầu qua tranh thiền, từ bức tranh thứ 10 trong thập mục ngưu đồ đến các chủ đề khác về hoà thượng thiền sư Bố Đại qua các bức hoạ thủy mặc, cũng như tranh vẽ màu theo truyền thống cổ điển.

Chùa Nhạc Lâm quận Ninh Ba và núi Phi Lai Phong tại chùa Linh Ẩn đất Hàng Châu tỉnh Triết Giang là nơi xuất thân của tín ngưỡng Di Lặc qua hoá thân của ngài Bố Đại, do vậy phần cuối cùng của bải viết sẽ truy nguyên những hình tượng điêu khắc tạo hình đầu tiên của Di Lặc để chúng ta hiểu thêm sự liên quan mật thiết hình tượng bồ tát Di Lặc được thờ ở các chùa Phật giáo Việt Nam hiện nay với những hình tượng đã được hình thành từ thế kỷ XIII - XIV, là những khuôn mẫu cho các hình tượng Di Lặc hiện đại.

Nói tóm lại, bài viết chú trọng về mặt phát triển lịch sử mỹ thuật Phật giáo của Bồ tát Di Lặc xuyên qua hình ảnh hoà thượng Bố Đại, do đó, bài này sẽ không bàn tới lịch sử phát triển tôn giáo và tính ngưỡng của Di Lặc trong các truyền thống khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm