Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/06/2015, 12:28 PM

Hình tượng miếng da lừa và luật nhân quả nhà Phật

Tôi là mọt sách, đọc nhiều lắm, đặc biệt thích văn chương Pháp bởi sự tinh tế của nền văn hóa lớn đồng thời bút pháp đầy mê hoặc của các văn hào là yếu tố hấp dẫn khó quay lưng. 

Dòng văn học hiện thực Pháp có nhà văn lớn cuốn hút tôi: Ô.Banzac với một lọat tác phẩm lớn “phẫu thuật” xã hội Pháp đương thời một cách chi li và sống động thông qua rất nhiều nhân vật điển hình. Trong đấy hình tượng miếng da lừa trong tác phẩm cùng tên cứ ám ảnh tôi miên man bao nhiêu năm, đọc đi đọc lại vẫn không giải mã hết, một tảng băng chìm mà thiên tài văn chương đã tạo dựng khó bề thấu cảm rốt ráo, thế mới phục và mê.
 
Một nhân vật trần tục giữa xã hội kim tiền, trong đoạn trường đau xót vô thường của đời sống bỗng được ân điển lớn: một tấm da lừa mầu nhiệm: anh ta muốn gì cứ nói với “hắn”, sẽ có ngay! Song, như mọi sự trên đời, có điều kiện: được cái gì đấy sẽ ngay lập tức trả giá bằng hình tượng tấm da lừa thu hẹp tương ứng cái được ở mức nào, ứng với sức khỏe mạng vận và sự thọ ngắn đi một mức nào đấy khít khao. Cao lương mỹ vị ư? Chuyện nhỏ. Mỹ nhân ư? OK. Danh vọng ư? Có ngay... Nhân vật cứ hưởng thụ ráo riết song không thỏa, và miếng da lừa cứ ngắn lại hẹp đi từng bước, có thể cảm được, anh ta đang “ăn” sự sống của mình. Và cái kết có lẽ dễ hình dung, nhân vật ấy kết thúc đời sống sau khi thỏa mãn hết nhu cầu này đến nhu cầu khác như cuộc chạt đến hố tử thần. Bi kịch.

Nội dung là vậy, nhưng ngòi bút lão luyện của Ô.Banzac làm thăng hoa hết thảy chi tiết, khiến người đọc “ép phê” lắm, ám ảnh khôn nguôi, đấy là thành công về văn chương.

Thực ra hình tượng ấy không lạ, các nền văn học bác học và dân gian mọi dân tộc đều đề cập với những cách khác nhau: cây đèn thần ở Trung Đông, những viên ngọc ước trong văn học dân gian Phương Đông... Song chính Ô.Banzac mới làm tốt nhất công việc khái quát chân lý: không có gì tự nhiên sinh ra và mất đi, được – mất khăng khít nhau, nhân quả.

Khi bé đọc tác phẩm ấy chỉ thấy hay, chính sau này tự ngẫm lời Phật mới để ý mối quan hệ giữa câu chuyện về tấm da lừa và lời Phật, thấy nhà văn phương Tây đã diễn giải theo cách riêng giáo lý Phật giáo, thuyết phục người đọc về nhân quả ở đời, về lòng tham và sự hữu hạn của đời sống.

Nhà văn không hề sử dụng bất kỳ biệt ngữ tôn giáo nào, và chắc rằng trong bối cảnh đương thời, sự giao thoa văn hóa Đông- Tây chưa nhiều, Ô.Banzac có thể chưa hiểu nhiều về Phật giáo vốn được cho là của phương Đông, nhưng câu chuyện của ông, tư tưởng mà ông phát biểu qua hình tượng tấm da lừa và nhân vật đã là thuyết pháp hữu hiệu lời Phật, cho thấy giáo lý nhà Phật có ở mọi nơi, là chân lý đương nhiên không bị  ngăn cách bới khác biệt chủng tộc hay văn hóa. Nếu một Sư Thầy đem câu chuyện này phục vụ cuộc thuyết pháp về lý nhân quả hoàn toàn phù hợp, không hề khiên cưỡng. Mầu nhiệm của Phật pháp là thế, có ở mọi nơi, mọi lúc, không phân biệt không gian và thời gian.

Khi “nghiên cứu” Phật pháp tôi còn rất thú vị với nội dung trong kinh điển: Bích Chi Phật có trước khi Phật ra đời, có nghĩa rằng Phật hiện thân để nói về chân lý, bản thân chân lý tồn tại khách quan. Có thể nói gì nữa? Với những ai không học vật lý, không hề nghĩ rằng trong không gian quanh mình đầy những chuyển động từ trường và sóng vô tuyến của các đài phát thanh, các trạm thu phát di động hay truyền hình.. Nhưng không vì thế mà các dạng vật chất ấy không tồn tại, anh có thấy hay không thì hoạt động thông tin liên lạc vẫn cứ diễn ra như thường, đấy là khách quan. Nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp có học và biết tới tư tưởng Phật giáo ở phương Đông hay không là một chuyện, việc ông ta phát biểu trùng tư tưởng nhà Phật là có, như đã nói.

Tư tưởng Phật giáo tồn tại khách quan vượt trên mọi phản bác hay phủ nhận chẳng do thần thông gì, đơn giản vì Phật đã thấy lẽ thật, mà sự thật thì tồn tại vĩnh cửu, vậy thôi.

Nhớ lại tác phẩm “Tấm da lừa” đã được đọc, miên mang nghĩ về lời Phật dạy.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Ô Banzac, biết ơn ông đã viết hay như thế cho đời...

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm