Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/03/2013, 16:35 PM

Họ đã khỏi bệnh “thần kỳ” ra sao?

Sau một tháng khai mở huyệt đạo, luyện tập âm dương, Vũ có thể đi lại được. Nhưng bệnh ung thư tủy đã làm xương cô rệu rạo, hai khớp háng bị thoái hóa không thể cử động nâng giơ chân lên hoặc hạ chân xuống được



Sau vài tháng luyện tập kiên trì, tôi đã dần khỏi hết những bệnh đã kể ở trên. Tất cả bệnh tật của tôi trước đây có bệnh án, có kết quả xét nghiệm và giấy tờ liên quan về quá trình điều trị của các bệnh viện trung ương tại Hà Nội; giờ đi đến chính những nơi điều trị đó xét nghiệm lại, thì thần kỳ thay, không còn chứng bệnh nào tồn tại. Chỉ có điều tôi phải duy trì niềm vui ngồi thiền hằng ngày của mình, dừng tập là bệnh có thể ập đến.
Người trong cuộc

Tôi không định tự chứng minh để thuyết phục ai đó theo môn học này, chỉ đơn giản là tôi khỏi bệnh. Nhiều người, trong đó có cả nhà sư và các mục sư theo học, nhưng trong số 60.000 học viên của bà Thu, nhiều nhất vẫn là người nghèo. Bởi đi bệnh viện là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để người ta đi đến tán gia bại sản, khánh kiệt mọi nhẽ. Trong khi môn học này không yêu cầu người bệnh phải nộp bất cứ cái gì, trừ tấm lòng thanh sạch, niềm tin vào môn học và sự kiên trì luyện tập, rũ bỏ tất cả để tịnh tâm ngồi thiền.

Hơn 4 năm theo học, tôi đã chứng kiến nhiều người khỏi bệnh một cách thần kỳ. Hơn chục người tình nguyện đến ở tại nhà bà Thu để phụ giúp bà truyền dạy môn học, hầu hết là người từ cõi chết trở về. Tôi đã gặp nhiều bạn mới, nhiều người quen cũ ngay tại nhà bà Thu. Trong đời đi làm báo lang thang, tôi cũng đã gặp nhiều người dựng ở góc trang trọng bức ảnh tiến sĩ y khoa Đasira Narada bé xíu (bà Thu cấm phóng to) rồi nghe họ kể về lòng tốt của bà Thu cũng như sức mạnh của môn học. Tổng số học viên của bà Thu đến nay ước tính khoảng hơn 60.000 người. 

Năm 2012, tại Đắc Lắc, lần đầu tiên một hội thảo về tâm năng dưỡng sinh, trường sinh học với sức khỏe con người, quy tụ hơn 200 đại biểu bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà khoa học được tổ chức. Bà Thu là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, với cả đời “phát tâm làm việc thiện” đã được giới khoa học đánh giá cao và khẳng định cách chữa bệnh của bà là một vấn đề hết sức khoa học, nó là một thực tế đáng ngạc nhiên. 

Hiện nay, nhiều học viên của bà Thu đang được ông Nguyễn Thanh Nam (59 tuổi) ở Phú Phong, Tây Sơn (Bình Định) thay mặt “cô” truyền dạy và trực tiếp khai mở huyệt đạo. Ông Nam khỏe; nhưng ít ai biết rằng ông từng bị bệnh nan y liên quan đến phổi, ho ra máu trong thời gian dài, nhờ luyện tập đã lành bệnh. 

Bản thân bà Thu cũng rất tâm đắc với niềm vui sống sót từ bệnh tật “y học bó tay” của ông Cao Xuân Tiến (58 tuổi) bị ung thư phổi, viêm đại tràng rất nặng, nhờ luyện tập nay đã khỏi hẳn và đang tham gia giúp đỡ người khác ở câu lạc bộ trường sinh học ở quê nhà. Ông Cao Xuân Tiến nhiều năm là cán bộ giữ rừng có uy tín ở Ea H’leo, tỉnh Đắc Lắc. Ông từ cõi chết trở về và muốn tri ân cuộc đời qua việc giúp đỡ người khác bằng cách tập tâm năng dưỡng sinh trị bệnh. 

Ông Tiến cho biết: “Tôi là thành phần bệnh nặng đến mức bệnh viện bó tay rồi. Thận, gan, dạ dày, đại tràng đều sắp... hỏng hết. Đi khắp bệnh viện ở Đắc Lắc, Sài Gòn, rồi cả Viện Ung bướu TPHCM... Tôi kiên trì theo học, thế mà từ bấy đến nay, sống khỏe được 7-8 năm rồi. Tôi phát động cả nhà tôi theo môn học này. Con gái tôi bị bướu đa nhân ở họng, BV phát hiện và kết luận rất đáng sợ. Con tôi theo học, bây giờ khỏe mạnh, có chồng có con rồi”. 

Ngỡ mình được uống “thuốc tiên”

Tôi vào Bình Định, ngồi thiền cùng ông Cao Đình Vinh - người An Nhơn, Bình Định (61 tuổi) - cũng mắc bệnh nặng đến... hết thuốc chữa. Gan của ông đã bị xơ, bị chai đi rồi, chỉ ít ngày nữa là gan không còn hoạt động, hoặc chuyển sang ung thư gan di căn. BV Chợ Rẫy trả về, cơ may sống sót chỉ còn hy vọng... mong manh. Qua luyện tập, hết sức bất ngờ là đến nay ông Vinh đã sống thêm được 8 năm, hiện đang khỏe mạnh, giúp bà Thu chữa bệnh cứu người tại Hội Vân. 

Bà Thu mở và hướng dẫn mở huyệt đạo cho học viên.

Đặc biệt nhất trong số những người được phương pháp luyện tập màu nhiệm này cứu giúp, có lẽ phải là chị Hoàng Thị Vũ, nhà ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sinh năm 1977, làm nghề buôn bán nhỏ đang phát đạt và yên bình, bỗng dưng cô Vũ lên cơn đau xương, đi khắp viện ở Quy Nhơn, TPHCM, thì người ta mới phát hiện ra bị ung thư tủy. Khi Trung tâm Huyết học ở TPHCM “trả về”, Vũ kiệt quệ cả tâm lẫn sức. Chân Vũ không đi được nữa, người nhà phải bế khi mang Vũ đến gặp cô Thu. 

Sau một tháng khai mở huyệt đạo, luyện tập âm dương, Vũ có thể đi lại được. Nhưng bệnh ung thư tủy đã làm xương cô rệu rạo, hai khớp háng bị thoái hóa không thể cử động nâng giơ chân lên hoặc hạ chân xuống được. Cô không thể ngồi thiền theo phương pháp truyền thống, mà phải ngồi trên ghế, xoạc chân ra... để thiền. Cả lớp học, cả gia đình và khu dân cư xôn xao: Chị Vũ có thể đi lại được sau 1 tháng luyện tập.

Đã 7 năm trôi qua, cô vẫn sống khỏe! Vũ nói: “Bệnh án của tôi ghi rõ ràng là suy tủy, ung thư tủy. Thỉnh thoảng tôi vẫn phải trực tiếp gặp cô Hồ Thị Thu nhờ phụ (chữa) bệnh thông qua năng lượng trong người bà. Nhưng khi tôi ngồi thiền 2 tiếng/ngày thì tôi khỏe hơn nhiều. Nhưng bệnh quá nặng, thỉnh thoảng vẫn mệt mỏi nhiều, tôi quyết tâm ngồi thiền 3 tiếng/ngày thì sức khỏe rất tốt. Hễ tôi chuyển xuống ngồi 2 tiếng/ngày là sức khỏe lại suy giảm, ăn uống kém, đầu óc kém linh hoạt. Điều đó cho thấy, thiền đối với tôi là sự sống. Và niềm tin, tinh thần tập luyện là do chính mình tạo ra, không có ai giúp được mình hết. Ở đây là một khoa học, một sự công phu, chứ không có “phép màu” nào cả”. 

Không nhận bất cứ sự trả ơn nào. Chúng tôi đã nhiều lần muốn đóng góp gì đó cho bà Hồ Thị Thu - người đem toàn bộ nhà cửa, đất đai ruộng vườn nhà mình ra làm trường tập thiền cho người cả nước; người hiến dâng toàn bộ phần đời còn lại của mình cho những tận khổ vì bệnh tật mà không đòi hỏi bất cứ sự trả ơn nào, kể cả lời tri ân nhỏ nhẹ nhất. Ngày giỗ tổ sư môn học, bà cũng không cho tổ chức linh đình: Mỗi người được phép góp 2.000 đồng mua mấy cái bánh ngồi liên hoan với nhau. Bất cứ quà cáp nào bà cũng không nhận, với lý do bà ăn chay trường, không dùng gì cả ngoài gạo lức nấu cơm hoặc rang khô ăn, sau đó uống nước hoa quả (mà hai thứ đó thì nhà bà, vườn bà rất sẵn). 

Ngồi thiền đúng cách. Bí quyết chiến thắng bệnh ung thư của bà Hồ Thị Thu chỉ đơn giản là ngồi thiền hằng ngày và được  mở luân xa đúng cách. Trước khi ngồi thiền, hai bàn tay xòe ra, 4 đầu ngón tay chụm lại, ngón tay cái quặp lại đặt lên đầu gối. Hít vào bằng mũi thật sâu, thở ra bằng miệng thật sâu đủ 3 lần trong tư thế ngồi thiền kể trên (trước khi kết thúc buổi thiền, cũng hít vào thở ra theo phương pháp đó, số lần đó, y như lúc bắt đầu). Sau đó, chìm vào tĩnh lặng tuyệt đối. Cơ thể tự vận hành theo cơ chế của nó. Suy nghĩ tập trung vào hệ thống luân xa, có thể là lấy khí lành vào qua luân xa số 6 ở trước trán rồi để cơ thể vận động các nguồn khí nhằm đào thải ra khí độc. Tùy theo bệnh tình của mỗi người mà cố gắng vận khí vào một “cửa luân xa” ở một trong 6 vị trí đã quy định của cơ thể người. Người học còn được hiểu về lịch sử ra đời môn học này, với ông tổ là tiến sĩ y khoa Đasira Narada - một con người thành đạt và thông tuệ người gốc Sri Lanka.



Tác giả: Đỗ Doãn Hoàng/Nguồn: www.laodong.com.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm