Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 16/11/2014, 08:28 AM

Hổ trắng ba chân về nghe kinh Phật (7)

Ở đường Mạc Đĩnh Chi, P.Quang Trung, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum bây giờ còn một ngôi chùa và ngôi đình có lối kiến trúc cổ xưa. 

Dấu chân người khai sơn

Ít ai biết, chùa và đình này được xây từ chính bàn tay của những người miền xuôi lên khai khẩn đất Kon Tum. Đây là chùa tổ đình Bác Ái và đình Võ Lâm, tuy hai nhưng lại là một.

Từ giữa thế kỷ XIX, người dân ở các tỉnh duyên hải miền Trung tìm lên sinh cơ lập nghiệp tại Kon Tum ngày một đông. Tuy nhiên, do chỉ có con đường độc đạo đi từ tỉnh Bình Định lên Tây nguyên nên thuở ấy, người Bình Định đặt chân lên Kon Tum sớm nhất. Theo đó, dòng di dân đầu tiên chính là những gia đình Thiên Chúa giáo trốn lệnh bắt đạo gay gắt của triều đình nhà Nguyễn, theo chân các cha cố Hội Truyền giáo Kon Tum. Dòng thứ hai là những gia đình muốn thoát cảnh sưu cao thuế nặng, hoặc trốn tránh những rắc rối về mặt pháp luật đang gặp phải ở quê nhà.
Bên trong đình Võ Lâm - Ảnh: Phạm Anh
Theo sách Kontum tỉnh chí của Võ Chuẩn (sinh năm 1896), tại TP.Kon Tum hồi đó, Võ Lâm là làng thứ ba (sau làng Trung Lương và Lương Khế) ở nội thị Kon Tum gồm những gia đình ngoại đạo.

Sách viết, năm 1933 những người ngoại đạo xin phép lập một cái chùa thờ Phật và quy y các vong linh những người chết mà thân thuộc không thể đem thi hài về xứ được, ban đầu chùa lấy tên là Linh Sơn về sau đổi thành Bác Ái.

Theo trụ trì đời thứ 4 chùa Bác Ái là hòa thượng Thích Chánh Quang, chính quan Quản đạo Kon Tum là Võ Chuẩn đã cho phép dựng chùa Linh Sơn. Tự ông Võ Chuẩn vẽ thiết kế và huy động nhân công phát hoang rừng rú, lấy đất xây chùa. Nhờ vậy, khởi công trong 10 tháng đầu của năm 1932, đến đầu năm 1933 thì chùa hoàn tất, với vách bằng mành tre, lợp ngói âm dương. Lúc xây chùa, xung quanh còn nhiều rừng rậm rạp. Phía sau chùa là rừng với nhiều cây đại thụ lớn. Còn phía trước chùa là con suối Bác Ái, nay đã bị lấp.

Sau khi xây dựng xong chùa Linh Sơn (tức Bác Ái), Võ Chuẩn đã chiêu mộ dân chúng khai hoang lập khu dân cư quanh khu vực chùa, tức làng Võ Lâm sau này. Theo sách Kon Tum - Di tích và danh thắng, tên làng Võ Lâm được giải thích: Võ là họ của Võ Chuẩn, người công đầu trong việc lập làng, còn Lâm nghĩa là rừng. Công việc khẩn hoang lập làng kéo dài từ năm 1933 đến 1935. Lúc này bà con dân làng bàn chuyện dựng đình Võ Lâm và chọn gần chùa Linh Sơn. Chính ông Võ Chuẩn chỉ định vị trí đất và giao quan Đề lại Hồ Thượng Chất chủ trì thi công đình với diện tích ban đầu khoảng 1.000 m2. Trước, đây là nơi sinh hoạt cộng đồng, thờ tự âm linh cô bác, tổ thần thổ địa, về sau làm nơi thờ tự những vị tiền hiền khai canh và nay nó là nơi thờ Thành hoàng làng Võ Lâm là Quản đạo Võ Chuẩn. 

Hổ dữ hóa hiền

Đưa chúng tôi đi thăm cảnh chùa, trụ trì Thích Chánh Quang cho biết khi chùa Bác Ái khánh thành, chính vua Bảo Đại đến dự và sắc phong biển Sắc tứ Bác Ái tự. Biển này giờ vẫn còn son đỏ và chữ vàng, không phai mờ. Từ đó, chùa chuyển sang tên Bác Ái. Sở dĩ có tên Bác Ái là do vua Bảo Đại biết chùa có gần 40 mẫu ruộng tốt, nhưng khi thu hoạch đều phân phát cho người nghèo, bất kể tín đồ hay tôn giáo khác hay cô khổ ở mọi nơi bước chân vào chùa xin cơm gạo.
 
Tại đình Võ Lâm, hằng năm vào các ngày 12.2 và 12.8 âm lịch, dân sinh sống trong làng tề tựu đông đủ, cùng nhau đóng góp tiền của tổ chức ngày tế để tưởng nhớ tiền nhân. Trước 1975, mỗi dịp tế đình, bà con còn rước gánh hát bội Bình Định lên diễn mấy ngày liền. Bây giờ ở đình Võ Lâm, hình con bạch hổ được chạm khắc ở ngay bình phong vào chính điện thờ. Theo giải thích của sư Thích Chánh Quang, bạch hổ ở đây không chỉ trừ tà mà còn ngăn ngừa được “ma rừng” theo quan niệm của người bản địa.

Trụ trì Thích Chánh Quang còn cho hay khi chùa xây lên, khói hương không ngớt hưng thịnh. Thế nhưng, xung quanh vẫn là rừng hoang, đêm đêm tiếng thú dữ đi ăn đêm vẫn gầm rú, nhà chùa nghe có cảm giác bất an. Có điều chưa có thú dữ nào xông vào chùa phá phách hay bắt chó, gia súc nuôi. Vậy mà vào một buổi chiều khoảng cuối năm 1932, cả chùa giật thót khi thấy một con bạch hổ ba chân lừ lừ từ rừng đi vào chùa. Con bạch hổ này vốn nổi tiếng hung bạo ở rừng này. Nó tấn công và ăn thịt tất cả các loài thú. Khi thiếu mồi, nó còn tấn công cả người. Một khi bạch hổ đã ăn thịt người thì nó càng hung tợn, càng dữ hơn bất cứ loài thú ác nào.

Lạ thay, khi bước vào chùa, con bạch hổ ba chân này không gầm gừ mà cong đuôi hiền lành về nằm tại khu bếp của chùa. Đầu bạch hổ gác lên hai chân trước, tai dỏng lên, mũi hít hít, còn mắt thì lim dim như tận hưởng cái gì đấy rất yên lành. Đến khoảng 20 - 21 giờ, các sư trong chùa vào chính điện để tụng kinh Phật, con bạch hổ cũng tiến về chính điện, nằm phủ phục ngoài cửa điện thờ, quỳ hai chân trước, đầu gác lên, còn một chân sau thì sãi ra. Khi hết giờ tụng kinh, các sư về nghỉ, bạch hổ lại chui vào gian bếp. Đến 4 giờ sáng hôm sau, nó lại dậy nghe kinh Phật lần nữa, rồi khi trời còn tờ mờ sáng thì vào rừng.

Cứ thế suốt 10 năm, con bạch hổ ngày nào cũng về chùa nghe kinh Phật như vậy. Các sư trong chùa quen dần, lấy tay vuốt lông, có người còn cưỡi lên, nhưng con bạch hổ vẫn hiền lành, đưa lưỡi liếm tay các nhà sư. Trụ trì Thích Chánh Quang đưa chúng tôi đi tham quan, chỉ gian bếp nơi bạch hổ về nằm, phía ngoài gian chính điện bạch hổ nằm nghe tụng kinh Phật. Đáng nói nữa là, từ khi về chùa Bác Ái nghe kinh Phật, xung quanh chùa thú dữ tránh đi hết, trong vùng không còn xảy ra các chuyện đau thương như người bị hổ vồ, hay thú dữ tấn công vật nuôi của làng Võ Lâm nữa. Đến khoảng năm 1943 thì bạch hổ bỏ đi đâu không ai biết.

Phạm Anh - Tạ Văn Sỹ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm