Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/03/2014, 09:59 AM

Hoa sen - loài hoa của Phật giáo

Hoa sen thường có 2 màu, màu trắng và màu hồng. Tuy nhiên hương sen thường thoang thoảng, dịu dàng chứ không nồng nặc, tạo cho con người có cảm giác an lành khi được thưởng thức và ngắm loài hoa này.

Trong Phật giáo hình ảnh hoa sen thường chiếm vị trí quan trọng trong không gian thờ  tự như chùa. Hoa sen gắn liền với hình ảnh đức Phật ngồi tọa thiền hay đứng thuyết giảng trên tòa sen. Tại sao hoa sen lại gắn liền với Phật giáo và  trở thành một trong những biểu tượng của Phật giáo, sở dĩ hoa sen được như vậy là nhờ  những đặc tính tốt đẹp của nó.

Hoa sen là loài thực vật thủy sinh thuộc họ Nelumbonaceae, là loài thực vật có hoa. người ta thường thấy hai loại sen chính đó là sen trắng và sen hồng, tuy nhiên trong ý nghĩa biểu tượng thì người ta thấy có nhiều loại sen với màu sắc khác nhau.

Theo quan niệm của dân gian thì hoa sen mang yếu tố âm (1). Ngoài ra cũng theo quan niệm dân gian thì hoa sen có nhiều đặc tính và biểu tượng khác nhau, cụ thể:

I. Hoa sen có những đặc tính (2) đặc biệt

1. Tính không nhiễm
Loài sen thường mọc ở những nơi ẩm ướt và có nước như sông, ao, hồ, vũng nước… nhưng thân hoa không hề bị vướng bẩn bởi những thứ dơ bẩn của môi trường xung quanh. 

Nó giống như người tu hành sống giữa trần tục phù du với biết bao nỗi khổ trên đời nhưng vẫn luôn giữ vững cái tâm trong sáng, vô thường vô ngã.

2. Tính tinh khiết
Hoa sen có những đặc điểm rất đặc biệt, hoa của nó rất đẹp, thơm và quyến rũ nhưng không hề có một loài côn trùng có thể lại gần nó, dấy bẩn lên thân thể của nó, bởi lẽ trong nhị hoa sen có chất thanh trùng nên những loài côn trùng rất kỵ khi đến gần. Nó cũng giống như đức hạnh của người tu hành, luôn lấy việc tích đức làm việc thiện làm chính nhưng không bao giờ cho phép bản thân phạm phải những sai lầm, vi phạm giáo lý nhà Phật.
 
3. Tính thanh trừng
Hoa sen có đặc điểm rất hay đó chính là tính khử, nơi nào có sen thì nước ở đó sẽ rất trong bởi lẽ hoa sen có tính khử và lọc nước. Vì vậy người ta thường nuôi sen ở trong ao, hồ… có lẽ là vì đặc tính này. Nó cũng thể hiện ý nghĩa rằng nơi nào có Phật thì nơi đó bình yên, giáo lý nhà Phật sẽ soi sáng tâm hồn của những con người xung quanh. Giáo lý nhà phật sẽ cảm hóa những con người có tâm chưa sáng, hoàn lương bất ác… đó chính là một trong những nhiệm vụ của nhà Phật.

4. Tính tái sinh
Hoa sen cũng như một vài loài hoa khác thường sẽ tàn và lụi đi vào mùa đông, nhưng mùa xuân lại vươn lên mạnh mẽ. Nhiều hạt sen, củ sen có thể bị chôn vùi dưới đất trong môi trường thích hợp như yếm khí… nó có thể tồn tại được hàng trăm thậm chí cả ngàn năm, đến khi khơi ra sen vẫn vươn lên mạnh mẽ, điều này thể hiện sức sống dẻo dai trường tồn của sen. Nó cũng phần nào nói lên hình ảnh những người tu sẵn sàng lùi bước nếu cần để bảo toàn thân thể chờ thời cơ thuận lợi  để vươn lên, chứ không nhất thiết phải bon chen. Đó cũng là một quan niệm sống tốt đẹp của nhà Phật.

5. Tính thanh tao về hương vị
Hoa sen vừa có hương lại vừa có sắc. Hoa sen thường có 2 màu, màu trắng và màu hồng. Tuy nhiên hương sen thường thoang thoảng, dịu dàng chứ không nồng nặc, tạo cho con người có cảm giác an lành khi được thưởng thức và ngắm loài hoa này.

6. Tính hành trực và ngẩu không
Thân thẳng, từ khi sinh ra thân sen đã mang một dáng hình thẳng. Trong ruột rỗng không, rỗng không mà đứng vững, rỗng không mà vẫn vươn lên kiêu hãnh bất chấp sự đời. Nó biểu hiện cho việc tu tâm sửa tính sao cho thật ngay thẳng, bỏ tà niệm tu tâm tích đức, từ bi hỷ xả, trong lòng luôn luôn thanh sạch, không mà có có mà không, đó là lẽ sống của nhà Phật.

Đại diện cho những đức tính này là Di Lặc Bồ tát, tên là Bồ tát Phật giáo, hay còn gọi là Từ Thị Bồ tát. Hình tượng của người ở trong viện Bát Diệp, Thai Tạng dưới là: Tay trái để trước ngực, bàn tay xòa ra, tay phải cầm hoa sen, trên sen có hình báu, trên mũ báu có hình tháp báu… miệng người luôn mở rộng cười tươi, mặc áo phanh ngực hở bụng, người béo mập (3).
 
7. Tính bồng thực
Hoa sen khi mới nở đã có gương, cá hạt. Đó là một điều đặc biệt nữa ở hoa sen. nó thể hiện quy luật nhân quả trong phật giáo, giao nhân nào gặp quả nấy. có nhân có quả hiện hữu.

8. Tính hy sinh
người ta thường dùng lá sen để gói cốm, dùng củ, hoa, lá non, thân sen để làm thức ăn, hạt sen ăn rất ngon… những bộ phận trên sen có thể dùng làm thức ăn. Điều đó thể hiện tinh thần sẵn sàng hy sinh bản thân nếu cần, tinh thần vì người khác.

II. Hoa sen có những ý nghĩa biểu tượng cụ thể

Mỗi màu hoa sen lại thể hiện một ý nghĩa biểu tượng
khác nhau trong đạo Phật, cụ thể:

1. Sen trắng: Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, sen thường có 8 cánh Sen ứng với Bát chính đạo. nó đặc trưng của phái Mật tông, là tòa sen của các vị Phật.

2. Sen đỏ: Sen đỏ là tượng trưng cho bản chất nguyên thủy của trái tim, là tâm hồn của Phật, đạo Phật luôn có một trái tim nhân ái thương người, từ bi hỷ xả.

3. Sen xanh: Sen xanh là biểu tượng của trí tuệ, của sự lạc quan. Thực chất các nhà sư luôn được coi là những con người yên bác, thời Lý, Trần các nhà sư là những nhà bác học.

4. Sen hồng: Sen hồng là loài sen tối thượng, là  loài sen tối cao, thường dành cho Phật giáo Nguyên Thủy.

5. Sen tím thẫm: Sen tím thẫm là màu của huyền diệu, biểu thị của phái mật tông. mỗi màu hoa đều giữ cho mình một ý nghĩa biểu tượng khác nhau.

III. Hoa sen trong kiến trúc Phật giáo

Ngoài ra người ta còn hay bắt gặp những tòa sen, bông hoa sen, đóa hoa sen trong các ngôi chùa. Sen là mô típ trang trí chủ đạo trong chùa Việt, ngôi chùa nổi tiếng cho hình ảnh hoa sen đó là chùa Một Cột (Diên Hựu tự), chùa một cột là một bông sen (4) khổng lồ của Phật giáo và của Việt Nam. ngoài ra hoa sen còn dùng để làm tòa, bệ đỡ của Phật và dùng làm chân tảng cột chùa…

Hình tượng sen cùng được trang trí nhiều nơi trên các vật dụng sinh hoạt như đĩa, chén, ấm, thạp, chum…

Sen cũng đã đi vào ca dao dân tộc như:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông chắc lại chen nhị vàng…

Hay

Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ

Hay

Trên đời gì rẻ bằng bèo
Chờ khi nước lụt bèo trèo lên sen
Trên đời gì tốt bằng sen
Quan yêu dân chuộng, ra bèn như không…

IV. Kết luận

Hoa sen loài hoa mang trong mình biểu trưng của Phật giáo, mang những phẩm chất tốt đẹp của Phật giáo. Hoa sen sinh ra gắn liền với Phật giáo vì vậy ngàn đời nay hoa sen luôn gắn liền và tồn tại cùng Phật giáo Việt Nam. Nhờ những đặc tính này mà hoa sen hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh là quốc hoa.

Lý Viết Trường - K57 Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn HN
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2 năm 2014
-
1 Trần Lâm Biền, Trang trí mỹ thuật truyền thống  của người Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc, H.2001, tr.250.
2 Hoàng Văn Khoán, Khúc Thu Phương, Hoa Sen, Báo cao khoa học khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội &  Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2013.
3 Lao Tử, Tịnh Lê (cb), Từ điển Nho Phật Đạo, Nxb Văn học, 2001, tr.267.
4 Chu Quang Trứ, Sáng giá chùa xưa mỹ thuật phật giáo, Nxb Mỹ thuật, 2012, tr.153.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm