Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/11/2012, 20:35 PM

Hòa thượng 10 năm miệt mài cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sỹ

Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban từ thiện Trung ương giáo hội Việt Nam luôn tâm niệm, sự mất mát của các gia đình liệt sỹ không có gì báo đáp được, dù có đúc tượng vàng cũng không thể đền đáp. Giáo lý nhà Phật luôn đề cao tứ trọng ân. Trong đó, ân quốc gia chính là ân với những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Với tâm niệm đó, 10 năm nay hòa thượng đã miệt mài khởi tạo và hành trì công tác tri ân, báo ân các anh hùng liệt sỹ.

Kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh - Liệt sỹ năm nay, chính quyền TP. Hải Phòng đã phối hợp với Thành hội Phật giáo Hải Phòng tổ chức lễ tưởng niệm và đại lễ cầu siêu chân linh các anh hùng liệt sỹ cùng một thời gian, địa điểm trang trọng nhất tại tất cả các quận, huyện, xã, phường. Riêng đại lễ cầu siêu cấp thành phố được tổ chức trang trọng tại huyện đảo Cát Hải với chủ đề tri ân những người con đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo biên giới. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cùng các lãnh đạo thành phố và hàng trăm tăng ni, hàng vạn Phật tử đã tới đảo Cát Bà tham gia đàn lễ cầu siêu.


Bà Nguyễn Thị Lan, vợ liệt sỹ ở Hải Phòng xúc động nói: "Vô cùng biết ơn Đảng, nhà nước và giáo hội đã chăm lo thêm cả phần tinh thần cho các gia đình liệt sỹ. Người thân đã mất vì Tổ quốc, giờ chúng tôi chỉ mong sao chân linh của chồng, con mình được siêu thoát”.


Ông Đỗ Xuân Trịnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) cho biết, đây là năm đầu tiên đàn lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ được tập trung đông đủ tại trung tâm các huyện với sự phối hợp của chính quyền và giáo hội. Ngoài việc chăm lo tâm linh cho các anh hùng liệt sỹ, đây còn là nguồn động viên tinh thần cho thân nhân gia đình liệt sỹ. Giáo hội đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động này hàng năm. Giữ vai trò chủ các đàn lễ cầu siêu là Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban từ thiện xã hội TƯ giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ năm 2002, Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã chủ động vận động chính quyền địa phương cho tổ chức đàn lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ yên nghỉ ở nghĩa trang Trường Sơn. Các năm tiếp theo, thầy và hàng nghìn Phật tử đều gieo duyên tổ chức các đại lễ cầu siêu tại nghĩa trang đường 9, nghĩa trang Điện Biên, sông Bạch Đằng và nhiều nghĩa trang liệt sỹ ở Hải Phòng và cả nước.


Hòa thượng Thích Quảng Tùng luôn tâm niệm, sự mất mát của các gia đình liệt sỹ không có gì báo đáp được, dù có đúc tượng vàng cũng không thể đền đáp hết được. Giáo lý nhà Phật luôn đề cao tứ trọng ân. Trong đó ân quốc gia chính là ân với những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Dùng phật lực cầu nguyện cho các vong linh liệt sỹ được siêu sinh tịnh độ, là việc làm thiết thực cho cả người còn sống lẫn người đã hy sinh.


Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ không chỉ là việc đền ơn, báo ơn quốc gia, ơn các anh hùng liệt sỹ mà còn là dịp để thầy hướng dẫn các tăng ni, phật tử làm tốt hơn công tác đền ơn đáp nghĩa. Noi theo hạnh nguyện của thầy, các phật tử đã làm nhiều nghĩa cử cao đẹp để tri ân thân nhân của những anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng. Hàng tỷ đồng xây dựng nhà tĩnh nghĩa, tặng Mẹ VNAH, chăm lo học hành cho con em các gia đình liệt sỹ đã được các phật tử của thầy đóng góp.


Sư cô Thích Diệu Thức, trụ trì chùa Liên Hoa, (TP. Hải Phòng) cho biết, từ khi về trụ trì chùa ở Hải Phòng, năm nào nhà chùa cũng noi theo hạnh của thầy, tổ chức đàn cầu siêu cho anh hùng liệt sỹ, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng vào dịp 27-7. "Tôi vô cùng nhớ câu thầy Quảng Tùng dạy, không có các anh hùng liệt sỹ hy sinh vì độc lập nước nhà thì chúng ta làm sao được tu tập, học hành tinh tấn như ngày nay. Công đức của thầy là tấm gương sáng cho hậu thế chúng tôi noi theo.”


Những căn nhà tình nghĩa như những cây cầu tâm linh rước đón anh hùng liệt sỹ về dự lễ tưởng niệm và những đêm hoa đăng cầu nguyện cho linh hồn các anh được siêu sinh Tịnh độ đang trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong thời bình. Hòa thượng Thích Quảng Tùng cùng các Phật tử chính là những người miệt mài đưa đạo Phật nhập thế tích cực hơn vào cuộc sống hiện đại đúng với phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội.


Tịnh Khiết

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt trao hơn 600 triệu đồng cho người nghèo Thừa Thiên-Huế

Gieo mầm thiện 21:54 10/04/2024

Vừa qua, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng đoàn thiện nguyện mang hơn 600 phần quà nghĩa tình từ miền Nam trao cho người nghèo tại Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm