Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hòa thượng Thích Thanh Tứ và thanh thiếu niên

Nhân dịp ngày Đại tường cố Đại lão HT.Thích Thanh Tứ đang đến gần, vào ngày 2/11/Âm lịch (4/12/2013), 19h thứ Sáu 27/10/Quý Tỵ (29/11/2013), CLB thanh thiếu niên Phật tử Quán Sứ tổ chức lễ tưởng niệm Cố đại lão HT.Thích Thanh Tứ - Bậc thầy khả kính, Hòa thượng ân sư của CLB

Buổi lễ đã hoàn mãn trong tình đạo vị ấm áp. Đối với thế hệ đi trước và thế hệ đến sau ở CLB thanh niên Phật tử Quán Sứ, những câu chuyện về lượng cả bao dung, mật hạnh vi tế của Ân sư vẫn luôn sống động như một kim chỉ nam hướng thiện cho tuổi trẻ, dù người Thầy khả kính ấy đã vắng bóng Ta Bà, Cực Lạc thêm một bông sen khai hoa.  
 
Cố Đại lão HT.Thích Thanh Tứ nguyên là Phó Chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN, nguyên Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội, nguyên Đại biểu Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam khóa XI, XII, nguyên Viện chủ Tùng lâm Quán Sứ.
    
Trong tâm các thành viên CLB thanh niên phật tử Quán Sứ từ khi CLB thành lập đến nay được 5 năm, Hòa thượng là vị Ân sư luôn quan tâm đến mỗi đệ tử một cách chu đáo và chân thành. Thầy dù tuổi đã cao, nhưng vì muốn biết đệ tử có phải chịu vất vả không, nên Thầy đã ra tận cổng tiễn trò để hiểu được đệ tử đi lại bằng phương tiện gì, di chuyển có an toàn không, phật sự có hanh thông không.
     
Cách đây hơn 30 năm, khi kinh tế đất nước mới đi lên vẫn còn khó khăn, đời sống tinh thần của người Việt vẫn hướng về Hội Vu Lan; trên chùa Quán Sứ, sau khi khóa lễ đã hoàn mãn, các thiếu nhi vô tư đến thọ lộc khoai, bỏng, oản, kẹo bánh từ mâm cúng chúng sinh, vì các bé xúm vào tranh nhau quá dữ, nên một cậu bé nhỏ nhắn không những không lấy được gì mà còn bị xô ngã dúi dụi. Một lúc sau, cậu bé còn đang ngồi lặng lẽ trên ghế vì tủi thân, Thầy đã đến bên vỗ về, ân cần đưa cho cậu bé một củ khoai, mà có lẽ Thầy đã để dành riêng cho cậu, khi nhìn các thiếu nhi thụ lộc. Hẳn là Thầy đã ngắm nhìn các em hân hoan với niềm vui giản dị chốn cửa Phật, bằng ánh nhìn trìu mến, bao dung, rộng rãi nên mới để ý được có cậu bé, cô bé nào chưa nhận được quà, tuyệt nhiên Thầy không muốn cháu nào bị thiệt thòi và tủi thân. Sự tinh tế trong cách quan tâm đến mọi người xung quanh của Thầy thật đúng với hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm.
    
Bằng tình thương yêu chan hòa, bình đẳng của bậc Bồ tát, Thầy đã xoa dịu niềm đau, nỗi khổ của chúng sinh hữu tình, không những thế, lượng cả bao dung của Thầy đã khéo léo uốn nắn thiếu nhi phật tử biết thương yêu lẫn nhau, không tranh giành ghen ghét lẫn nhau từ đồng quà tấm bánh cho đến những thứ sau này cũng không, vì đứa trẻ nào cũng được Thầy quan tâm chu đáo như nhau, không khác. 
 
Bằng phương pháp “thân giáo”, Thầy đã giúp trẻ em sống hướng thiện, trước khi các em đủ nhận thức để tiếp thu giáo lý thâm sâu, vi diệu của đức Phật.
     
Mật hạnh vi tế của Thầy, giống như viên ngọc dạ quang càng tỏa sáng trong đêm trường kinh tế khó khăn của xã hội, cách đây 30 năm. Lúc đó dân ta nghèo nên chỉ ăn cơm độn sắn, hoặc gạo khô phơi ngoài sân rồi nấu lại thành cơm. Vì thế bữa ăn nhà chùa vốn đạm bạc với rau dưa, vậy mà nổi cơm có phần cơm nguội và cơm độn sắn, thầy dành cho mình , còn phần cơm gạo mới được cúng còn nóng sốt, thầy nhường lại cho những người lao động nghèo khổ đang tá túc tại chùa.
     
Nghĩa cử cao đẹp này của Thầy chính là những phẩm hạnh của bậc Bồ tát:

                                         “ Chư Phật từ bi lòng thương xót
                                            Duy chỉ lợi tha, Phật đản sinh
                                            Nương theo gương Phật, bao hạnh phúc
                                            Đổi cho người, ta nhận khổ đau
                                            Gặp người hạ tiện gia bần
                                            Ma xâm bệnh trọng muôn phần khổ đau
                                            Bao nghiệp chướng khổ đau, ta thay chịu
                                            Không khiếp nhược – ấy hạnh Bồ đề”
      
Tình thương người không ngằn mé ấy xuất phát từ trí tuệ thấy biết những người xung quanh Thầy, đến bên chân Thầy, đều có nhân duyên làm cha mẹ, quyến thuộc của Thầy từ nhiều kiếp trước, nên Thầy đã vì lợi ích của người khác, cũng là một cách báo ân với người thân từ kiếp trước, khi Thầy đã là bậc xuất gia.
     
Còn chúng đệ tử tại gia noi theo gương sáng của Thầy, trước hết cần phải biết tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ từ những việc nhỏ nhất hằng ngày, có thể là trong bữa ăn, mình để dành cơm dẻo nóng sốt cho cha mẹ, còn mình ăn phần cơm nguội được hấp lại trong nồi cơm. Việc này không khó, vì chúng ta là thanh niên khỏe mạnh, nên khi đã đói, thì ăn gì cũng thấy ngon, huống chi là phần cơm nguội đã được hâm nóng lại. 
 
Rèn luyện thói quen biết nghĩ cho người khác từ trong gia đình, ra đến xã hội, người con Phật mới có thể mở rộng lòng từ bi đến với những cảnh đời bất hạnh một cách bền bỉ. Vì khi đã thấm nhuần tình thương trong gia đình, con người mới hiểu tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái có thể xoa dịu nỗi đau của thế nhân

                                          “ Thương yêu người khác như con ruột
                                             Người trở mặt oán hận lại ta
                                             Lòng không đổi, coi như con ốm bệnh
                                             Thương nhiều hơn – ấy hạnh Bồ đề”
      
Để tưởng niệm vị Ân Sư kính yêu, câu lạc bộ thanh niên phật tử tổ chức khóa lễ tụng kinh A Di Đà hồi hướng anh linh Ngài thường an lạc nơi Phật quốc; bên cạnh đó còn chia sẻ với nhau những kỉ niệm thân thương với câu lạc bộ khi Ngài còn sống, để lượng cả bao dung của Ngài không những lưu lại trong tâm trí mà còn sâu đậm trong mỗi trái tim hàng hậu học. 

Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm