Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/08/2017, 15:43 PM

Hoa Ưu Đàm sự lừa đảo của tà đạo Pháp Luân Công (P.2)

Pháp Luân Công đã dựa vào truyền thuyết đó để tô vẽ trứng côn trùng thành hoa Ưu Đàm. Đồng thời cũng khẳng định những kinh Phật những nguồn mà Pháp Luân Công dẫn ra như kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, sách Huệ Lâm Âm Nghĩa, kinh Vô Lượng Thọ không hề mổ tả hình dáng màu sắc kích thước của Hoa Ưu Đàm nhưng Pháp Luân Công lại khẳng định dựa trên kinh này để kết luận trứng chuồn chuồn cỏ là Hoa Ưu Đàm điều đó cũng có nghĩa là Pháp Luân Công đã xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm của Phật giáo. Vậy sự xuyên tạc truyền thuyết, kinh sách Phật giáo về Hoa Ưu Đàm nhằm mục đích gì?

1. Hình ảnh của Hoa Ưu Đàm khi tìm kiếm trên google

Tìm kiếm trên google: Từ khóa “Hoa Ưu Đàm”
Tìm kiếm trên google: Từ khóa “Hoa Ưu Đàm”, page 1
Tìm kiếm trên google: Từ khóa “Hoa Ưu Đàm”, page 2
Tìm kiếm trên google: Từ khóa “Hoa Ưu Đàm”, page 3
Tìm kiếm trên google: Từ khóa “Hoa Ưu Đàm”, page 4
2. Pháp Luân Công đã sử dụng kỹ thuật Photoshop ngụy tạo Hoa Ưu Đàm

Hình ảnh sau đây cũng được cho là Hoa Ưu Đàm do tổ chức Pháp Luân Công cung cấp 
Hình ảnh được tổ chức Pháp Luân Công cho là Hoa Ưu Đàm gắn trên tượng Phật tại Hàn Quốc/Nguồn minghui.org
Hình ảnh sau đây cũng được cho là Hoa Ưu Đàm cũng do tổ chức Pháp Luân Công cung cấp và được cho là phóng đại lên 400 lần.
Nguồn: http://www.daikynguyenvn.com/trong-nuoc/hoa-uu-dam-loai-hoa-phat-3000-nam-xuat-hien-mot-lan-khai-no-tren-khap-viet-nam-anh.html
Hình ảnh Hoa Ưu Đàm từ Phía Pháp Luân Công, nguồn: Youtube.com
Cùng nhau so sánh lại hình ảnh về Hoa Ưu Đàm do tổ chức Pháp Luân Công cung cấp:

Một số điều vô lý trong các bức hình trên:

- Tại sao khi phóng đại các bông hoa nhỏ ở phía phải có hình hạt gạo, hoa đơn, lại thành một chùm hoa-bó hoa phía trái trong khi các bông hoa này đều đã phóng đại đủ tầm mắt nhìn.

- Không thể có chuyện bông hoa đang là hoa đơn, có duy nhất một nhánh, khi phóng đại lên một chút lại thành bông hoa có nhiều nhánh (chú ý với bạn đọc là cùng là Hoa Ưu Đàm thì cấu trúc cơ bản phải giống nhau).

Chú ý rằng vì các bông hoa nếu có thì đều to gấp nhiều lần sợi tóc (có thể bằng đầu que tăm xem ảnh các hạt màu trắng dính trên đầu tượng phật phía trên), sợi tóc chẻ ra làm nhiều lần còn nhìn thấy(nhiều người tóc vẫn bị chẻ và chúng ta đều nhìn thấy). Do vậy không có chuyện khi đều trong kích thước mắt mình đã nhìn thấy mà hình ảnh về hai loại hoa cùng cho là Hoa Ưu Đàm lại khác nhau.

Sau đây là hình ảnh của trứng chuồn chuồn cỏ, nguồn: https://hiveminer.com/Tags/chrysopidae,eggs/Timeline 

Chú ý rằng hình ảnh trên là nhiều sợ được dính lại thành một chú ý quan sát cả gốc của cuống trứng chứ không phải là một nhánh to chia ra nhiều nhánh nhỏ như phía Pháp Luân Công cung cấp.

Căn cứ các so sánh trên cho thấy rõ ràng tổ chức Pháp Luân Công đã sử dụng kỹ thuật Photoshop để tạo ra các hình ảnh được cho là hoa Ưu Đàm dạng chùm. Nếu như không quan sát kỹ, không có sự so sánh chúng ta sẽ không biết được điều này.

3. Hình ảnh của trứng chuồn chuồn cỏ

Tìm kiếm trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”

Sử dụng công cụ tìm kiếm hình ảnh của google khi tìm kiếm từ khóa “chrysopidae eggs” kết quả như sau:
Tìm kiếm hình ảnh trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”, page 1
Tìm kiếm hình ảnh trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”, page 2
Tìm kiếm hình ảnh trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”, page 3
Tìm kiếm hình ảnh trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”, page 4
Tìm kiếm hình ảnh trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”, page 5
Tìm kiếm hình ảnh trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”, page 6
Tìm kiếm hình ảnh trên google: Từ khóa “chrysopidae eggs”, page 7
 
4. So sánh hình ảnh Hoa Ưu Đàm và hình ảnh trứng Chuồn Chuồn Cỏ

Chúng ta cùng nhau so sánh hình ảnh của trứng Chuồn Chuồn Cỏ và hình ảnh Hoa Ưu Đàm do chính tổ chức Pháp Luân Công cung cấp:

Đây là hình ảnh của trứng con Chuồn Chuồn Cỏ được cung cấp trên tạp trang báo trường đại học Ohio State University Extension, https://ohioline.osu.edu/factsheet/ent-72

Đây là hình ảnh trứng con Chuồn Chuồn Cỏ được được cung cấp trên trang báo trường
https://hiveminer.com/Tags/chrysopidae,eggs/Timeline

Đây là hình ảnh hoa Ưu Đàm do tổ chức Pháp Luân Công cung cấp, nguồn:
 
Đây là hình ảnh hoa Ưu Đàm do tổ chức Pháp Luân Công cung cấp, nguồn:

Đây là hình ảnh hoa Ưu Đàm do tổ chức Pháp Luân Công cung cấp, nguồn:

Đây là hình ảnh hoa Ưu Đàm do tổ chức Pháp Luân Công cung cấp, nguồn:
http://vn.minghui.org/news/16338-indonesia-hoa-uu-dam-no-tai-medan-mien-bac-sumatra.html

Qua những so sánh trên chúng ta kết luận Hoa Ưu Đàm mà tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi chính là trứng Chuồn Chuồn Cỏ.

3. Hoa Ưu Đàm theo kinh văn nhà Phật (Phật giáo)

Thông tin về Hoa Ưu Đàm trong kinh văn của Phật giáo trên wikipedia.org như sau:

Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa đàm hay ưu đàm hoa) trong Phật giáo[1]. Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). Hoa ưu đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.

Kinh Phật có ghi chép Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Sung (udumbara).[2] Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)...; những cây lớn này, này các Tỳ-kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác.[3] Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.[4]

Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa:

Theo sách Huệ Lâm Âm Nghĩa ghi, “Ưu Đàm Bà La” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.” Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.”

Các bản dịch của Kinh tập sang tiếng Anh dịch udumbara (hay udumbaresu/udumbaro) trong tiếng Pali[5] thành fig tree.[6][7]

Kinh Vô Lượng Thọ:

Kinh Phật "Vô Lượng Thọ", đã ghi chép rằng loài hoa Ưu Đàm rất hiếm khi xuất hiện. Nguyên văn: Này A Nan! Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần manh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện, lời hỏi hôm nay của ông lợi ích rất lớn.[8]

Kinh Pháp Hoa:

Hoa Ưu Đàm cũng được nhắc đến trong kinh Pháp Hoa, còn gọi là Diệu Pháp Liên Hoa kinh (trong tiếng Phạn- Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,Trung Quốc, Tây Tạng... Kinh Pháp Hoa được biết đến như quyển kinh sách lưu giữ những lời giảng pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng vào lúc cuối đời.[9] Trích đoạn trong Kinh Pháp Hoa nói về hoa Ưu Đàm:

Như hoa ưu đàm
Ai cũng ưa thích,
Đến như chư thiên
Cũng thấy hiếm có,
Vì lẽ thỉnh thoảng
Mới trổ một lần.

Kinh Đại Bát Niết bàn:

Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ Kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn là những lời giảng Pháp sau cùng của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước khi Ngài Niết Bàn.

"Này đại chúng ! Phật ra đời rất khó gặp khó thấy như hoa Ưu Đàm" [10]

Như vậy trong các kinh sách phật giáo ở trên (kinh Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn) thì không có kinh nào mô tả chi tiết hoa Ưu Đàm có hình dáng, kích thước, màu sắc như thế nào. Thông tin duy nhất là một loài hoa rất ít khi nở.[11]

- Loài sinh vật lạ trên được tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi là Hoa Ưu Đàm, phía tổ chức Pháp Luân Công khẳng định đây là Hoa Ưu Đàm vì căn cứ trên các kinh văn của Phật Giáo như kinh Vô Lượng Thọ, sách Huệ Lâm Âm Nghĩa, kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn. Vậy xin tổ chức Pháp Luân Công và những người khẳng định rằng hình ảnh trên là Hoa Ưu Đàm thì quyển kinh này cụ thể là kinh nào kinh nào? Nhà xuất bản nào? Xuất bản năm nào, ai là dịch giả, số trang bảo nhiêu? Trong kinh này mô tả màu sắc hình dáng kích thước của hoa như thế nào?

- Nếu như cho rằng đây là loại Hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở một lần thì từ ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn đến hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 2500 năm.

- Nếu như cho rằng cứ Hoa Ưu Đàm là hoa 3000 năm mới nở một lần trong khi kinh điển Phật Giáo không mô tả chi tiết hình dáng kích thước của hoa này như thế nào thì có ai sống được đến 3000 năm để so sánh loài hoa Ưu Đàm lúc đức Phật ra đời và loài sinh vật lạ mà tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi là Hoa Ưu Đàm. Nếu như không có cơ sở từ kinh Phật khẳng định sinh vật lạ này là Hoa Ưu Đàm thì Pháp Luân Công đồn thổi nó là Hoa Ưu Đàm với mục đích gì? 

5. Hoa Ưu Đàm do Pháp Luân Công tạo ra thực chất là gì?

- Mục 1 cung cấp hình ảnh hoa Ưu Đàm do tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi, khẳng định. 

- Mục 2 khẳng định Pháp Luân Công sử dụng kỹ thuật Photoshop để thần thánh hóa, tô vẽ cho Hoa Ưu Đàm, nhằm khẳng định hoa Ưu Đàm khác trứng Chuồn Chuồn Cỏ. 

- Mục 3 cho ta thấy Pháp Luân Công căn cứ vào kinh văn nhà Phật để cho rằng hình ảnh trong mục 1 là hoa Ưu Đàm nhưng không chỉ ra được kinh văn này là kinh văn nào, kinh văn này mô tả chi tiết hình dáng màu sắc, kích thước hoa Ưu Đàm như thế nào?

- Qua mục 4 cho ta thấy theo kinh văn nhà Phật thì Hoa Ưu Đàm là quả sung, Quả Sung không bao giờ nở thành hoa như quả khác nên đạo Phật ví von việc một vị Phật ra đời hiếm hoi như hoa sung nở, theo thời gian và sự hạn chế ngôn ngữ (tiếng Ấn độ-tiếng Việt) thì Hoa Ưu Đàm đã được tín đồ Phật giáo thần thánh hóa.

Pháp Luân Công đã dựa vào truyền thuyết đó để tô vẽ trứng côn trùng thành hoa Ưu Đàm. Đồng thời cũng khẳng định những kinh Phật những nguồn mà Pháp Luân Công dẫn ra như kinh Pháp Hoa, Niết Bàn, sách Huệ Lâm Âm Nghĩa, kinh Vô Lượng Thọ không hề mô tả hình dáng màu sắc kích thước của Hoa Ưu Đàm nhưng Pháp Luân Công lại khẳng định dựa trên kinh này để kết luận trứng chuồn chuồn cỏ là Hoa Ưu Đàm điều đó cũng có nghĩa là Pháp Luân Công đã xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm của Phật giáo.

Vậy sự xuyên tạc truyền thuyết, kinh sách Phật giáo về Hoa Ưu Đàm nhằm mục đích gì?

Nguyễn Văn Tùng - Đỗ Văn Lợi

Chú thích:
[1]- “Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[2]- Trường bộ kinh, kinh Đại Bổn
[3]- Kinh Tương ưng bộ V, chương 2, phẩm Triền cái, phần Cây, Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2000, tr. 153).
[4]- Kinh Trung bộ II, kinh Kaṇṇakatthala số 90, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1992, tr.635
[5]- Uragavaggo - Uragasuttaü[liên kết hỏng]
[6]- “Uraga Sutta: The Snake”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[7]- “Uraga Sutta: The Serpent”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.
[8]- Kinh Vô Lượng Thọ[liên kết hỏng]
[9]- Kinh Pháp Hoa (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh-bản dịch của hòa thượng Thích Trí Quang)
[10]- “Kinh Dai Bat Biet Ban”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2017.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm