Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/11/2018, 15:38 PM

Hội thảo Tây Tạng và Phật học tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Hội thảo khoa học với chủ đề “Tây Tạng và Phật học tại giao điểm của khoa học và tôn giáo” (Tibetology and Buddhology at the intersection of science and religion) được tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Росси́йская акаде́мия нау́к, РАН), Viện nghiên cứu Phương Đông vào ngày 30-31/10/2018. 

Ảnh: OOT Moscow
Hội thảo được tổ chức nhằm kỷ niệm 200 năm ngày thành lập Viện nghiên cứu phương Đông lịch sử khoa học Nga (The Institute of Oriental Studies of the Russian Academy of Sciences, RAS) (1818-2018) dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Trung tâm Văn hóa và Thông tin Tây Tạng.

Các học giả từ nhiều tổ chức khác nhau ở các quốc gia Nga, Mông Cổ, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thuyết trình về các chủ đề khác nhau.

Đại diện danh dự của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nga, các nước SNG và Mông Cổ, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche - Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga), đã thuyết trình về đề tài “Quan hệ Phật giáo giữa Tây Tạng, Nga và Mông Cổ từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đến hiện tại” (Buddhist relations between Tibet, Russia and Mongolia from the Collapse of Socialism to Present). 

Trong bài thuyết trình, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche nêu chi tiết mối quan hệ lịch sử giữa người Tây Tạng, Mông Cổ và Nga được hồi sinh từ khi từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu; đồng thời đưa ra báo cáo chi tiết về số lượng sinh viên đã tham gia tu học trong các tu viện, trường học, trường đại học và các tổ chức Tây Tạng khác ở Ấn Độ. Ngài nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tái lập quan hệ lịch sử giữa Tây Tạng, Mông Cổ, Nga và mối quan hệ nhân quả mạnh mẽ giữa họ.

Tiếp đó bài thuyết trình của Tiến sĩ Dmittriev, từ Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Bài thuyết trình trình bày về Pháp khí, nghi lễ Phật giáo Tây Tạng khi còn chủ quyền và sau đó là ở Trung Á và Trung Hoa đối với những bản dịch Tam tạng kinh điển của Tangul, Mông Cổ và Mãn Châu về cuốn sách “The Pearl in the Palm” (合時掌中珠) được viết vào thế kỷ 12 (1190).
 
Mùa thu năm 1909, nhà thám hiểm người Nga Pyotr Kozlov đã thám hiểm Mông Cổ, Tây Tạng và sa mạc Gobi. Ông đã tìm ra thành phố bị chôn vùi của Tangut Khara-Khoto. Tại Khara-Khoto, ông đã phát hiện 24.000 quyển sách và bản thảo bằng tiếng Trung, tiếng Tangut, các ngôn ngữ khác và nhiều đồ tạo tác khảo cổ học. Xem xét một số văn bản và đồ tạo tác bằng biểu ngữ Ejin (Эжэн-э қосиу - 額濟納), một biểu ngữ ở phía Tây xa Nội Mông, Trung Quốc, trong đó có cuốn sách “Trân châu trong lòng bàn tay” (The Pearl in the Palm - 合時掌中珠) và đưa những hiện vật lịch sử trở về Saint Petersburg, Nga. Tiến sĩ Aleksei Ivanovich Ivanov (1878-1937) Giáo sư Đại học Saint Petersburg đã nhận ra giá trị của những hiện vật và dày công gìn giữ nghiên cứu. Những hiện vật này hiện đang được lưu giữ tại Viện bản thảo phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Saint Petersburg.

- Tại hội nghị, Tiến sĩ Badmatsyrenov, từ Đại học bang Buryat, Ulan-Ude đã thuyết trình về chủ đề “Nghiên cứu Xã hội học Phật giáo ở Buryatia: Quá khứ và hiện tại”. 

- Tiến sĩ Sabirov R., từ Đại học bang Moskva thuyết trình chủ đề “Vai trò của phật tử tại gia trong hoằng dương Phật giáo trong thế giới hiện đại”.

- Tiến sĩ Andrey Teretyev, tổng biên tập “Phật giáo Nga” (Buddhism of Russia), phiên dịch cho đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến công du hoằng pháp tại Saint Petersburg trong những năm 1991-1995, thuyết trình về chủ đề “Thời gian ấn phẩm cuối cùng của nhà khoa học, nhà nghiên cứu Phật học Fyodor Ippolitovich Shcherbatskoy: Phiên dịch đầu tiên của Madhyanta-vibhanga – (佛學數位圖書館暨博物館)”.
 
- Giáo sư Lyulina thuộc Đại học RUDN, Moscow GS.Lyulina thuộc Trường Đại học Tổng hợp Các dân tộc (RUDN) ở Moskva thuyết trình về chủ đề “Ban Thiền Lạt Ma thứ 6 Palden Yeshe (1738-1780), tác động của ngài trong phát triển quan hệ đối ngoại của Tây Tạng và Shustova AM, Viện Khoa học phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow. Đối thoại của đức Đạt Lai Lạt Ma với các nhà khoa học Nga: Làm thế nào để tâm linh hóa khoa học”.

- Tiến sĩ Aubakiro MK, từ trường Private Secondary School with Philosophical Bias, Uralsk thuyết trình chủ đề “Phương pháp Giáo dục Sư phạm Phật giáo trong Giáo dục Hiện đại”.

- Tiến sĩ Lepekhova ES, từ Viện nghiên cứu phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow thuyết trình chủ đề “Phân tích Giáo lý Phật giáo Thiên Thai tông và Lý thuyết về các giai đoạn đạo đức của nhà tâm lý học người Mỹ Lawrence Kohlberg”.

- Tiến sĩ Acharya Mitruev Bembya, từ Viện Triết học, của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow thuyết trình chủ đề “Phật giáo và Dân tộc Kalmykia”.

- Tiến sĩ Drobyshev Yu.I., từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow thuyết trình chủ đề “Trung tâm giáo dục Phật giáo tại Trung Mông Cổ Aglag Khiid, một điển hình về kiến trúc cảnh quan Phật giáo hiện đại ở Mông Cổ”.

- Loshchenkov AV, Tiến sĩ Lịch sử, Viện Nghiên cứu Mông Cổ, Phật giáo và Tây Tạng thuộc Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga thuyết trình chủ đề “Biện chứng Trung tâm Phật giáo Nga tại thành phố Ulan-Ude: Truyền thống và mới lạ”.

Kết luận tại Hội thảo, Tiến sĩ Sergei Kuzmin, đã giới thiệu ngắn gọn cuốn sách mới “Diluwa Khutugtu của Mông Cổ”, về tầm quan trọng của cuốn sách trong lĩnh vực học thuật.

Các nhà nghiên cứu Tenzin Desal và Karma Tenzin từ Viện Chính sách Tây Tạng cũng được mời đến Văn phòng Tây Tạng Moscow thiết lập quan hệ hữu nghị với Trường Đại học Tổng hợp các dân tộc (RUDN) ở Moskva và Đại học Quốc gia St Petersburg.

Họ cũng đến thăm những địa điểm lịch sử như kho tàng nghệ thuật, văn học Tây Tạng và chuyến hành hương tới Tu viện Phật giáo St.Petersburg.
 
Diễn đàn dành riêng cho Phật giáo đã kết thúc tại St. Petersburg vào ngày 31/10/2018.

Hội nghị đa ngành “Phật giáo Kim Cương thừa ở Nga” là một phần của dự án học thuật lớn đang được thực hiện bởi Hiệp hội Phật tử Nga, truyền thống Karma, Học viện hàng đầu của Phật giáo Kim Cương thừa cùng các nhà khoa học.

Diễn đàn được tổ chức định kỳ hai năm một lần tại Nga. Theo kết quả của mỗi hội nghị, một chuyên khảo khoa học tập thể được công bố.

Hội nghị đầu tiên được tổ chức tại St. Petersburg (GMIR 2008), hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Moscow (Viện Nghiên cứu Đông phương RAS 2010), thứ ba tại Vladivostok (IIAE FEB RAS 2012), lần thứ tư tổ chức tại Astrakhan (ASTU 2014), lần thứ năm tổ chức tại Krasnoyarsk (Chi nhánh khu vực Krasnoyarsk 2016). 

Mục tiêu chính của dự án nhằm nghiên cứu toàn diện về Phật giáo, sự thống nhất và hỗ trợ của các nhà nghiên cứu, các học viên Kim Cương thừa, thực hiện cuộc đối thoại khoa học liên ngành. 2018 là năm thứ ba tổ chức dự án, toàn bộ chương trình đã được phát triển thành diễn đàn quốc tế vững chắc, Hội nghị lần thứ 6 được tổ chức tại St. Petersburg.

Vân Tuyền (Nguồn: Vajrayyana Buddhism in Rusia)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm