Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/04/2013, 17:51 PM

Hơn 200 pho tượng Phật cổ "đang sống" với nhà sư

Hơn 10 năm qua, Thượng tọa Thích Từ Nghiêm (chùa Phổ Đà - TP.Đà Nẵng) có phước duyên lớn được “sống” chung với hơn 200 pho tượng Phật cổ quý hiếm trong căn phòng chưa đầy 18m2.

Mỗi pho tượng có hình dáng và nghệ thuật điêu khắc khác nhau, có giá trị đặc biệt đối với nền văn hóa Phật giáo nước ta.

Trao đổi với phóng viên, Thượng tọa Thích Từ Nghiêm Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN Tp.Đà Nẵng, trụ trì chùa Phổ Đà chia sẻ: “Mỗi lần đi đâu, thấy có tượng Phật cổ thì tôi lại thỉnh về chùa tạo thành bộ sưu tập tượng Phật. Qua nhiều năm, số lượng tượng Phật ngày càng tăng, các loại tượng Phật được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, sành, gỗ... nên rất đa dạng”.

Cũng theo Thượng tọa thì đa phần số tượng Phật cổ ở đây đều có niên đại từ 300 đến 700 năm, được sưu tập từ các vùng miền ở trong nước và cả nước ngoài nữa. Hiện nay, toàn bộ số tượng Phật cổ này được để trong căn phòng ở của Thượng tọa.

"Số lượng Phật ngày càng nhiều, phòng lại chật hẹp, do đó Thượng tọa đang có một ước vọng là sẽ xây dựng được một ngôi nhà riêng để đặt những pho tượng này, tiện cho mọi người cùng chiêm bái dễ dàng hơn".

Mời bạn đọc cùng chiêm bái những pho tượng Phật quý giá:

 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh
 Đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni - Niêm hoa vi tiếu (thuyết pháp)
 Đức Thích Ca Mâu Ni theo nghệ thuật Trung Hoa
Đức Phật nhập Niết bàn
 Thượng tọa Thích Từ Nghiêm đang cầm trên tay pho tượng Đức Phật A-di-đà được làm bằng sành có niên đại hơn 300 năm, được tìm thấy dưới biển
 Đức Phật A-di-đà được tìm thấy ở Bình Định
 Đức Phật Di Lặc
Đức Thích Ca Mâu Ni được làm bằng đồng, có niên đại 500 năm
 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
 Tượng Thích Ca Mâu Ni mang phong cách Trung Hoa
 Do căn phòng chật hẹp nên nhiều tượng Phật cổ được sắp xếp khắp nơi trong phòng nhưng vẫn trang nghiêm.

Chùa Phổ Đà được xây vào năm Bính Thìn 1915, trên một vùng đất hoang vu thuộc xã Bình Thuận, nay là số 340 đường Phan Châu Trinh, phường Bình Thuận, quận Hải Châu. Ngôi chùa đã trải qua hai đời trụ trì, trong đó hòa thượng Thích Tôn Thắng (từ buổi sơ khai đến năm 1976 thì viên tịch) và Hòa thượng Thích Từ Mẫn (đệ tử) trên cương vị là trụ trì từ thời điểm đó.

Hiện nay, Thượng tọa Thích Từ Nghiêm - Trưởng Ban hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Đà Nẵng làm trụ trì

Năm 1933, Hòa thượng Thích Tôn Thắng khởi xướng thành lập Phật học đường tại Đà Nẵng để đào tạo Tăng tài bằng cách kiến thiết ngôi chùa Phổ Thiên thành một chốn thiền môn khang trang hơn so với lúc ban đầu làm cơ sở cho Hội Phật học Đà thành.
 
Về công tác trùng tu, chùa Phổ Đà đã được kiến thiết qua từng giai đoạn phát triển: năm 1962 xây dựng cơ sở Phật học viện cho phù hợp với công tác đào tạo Tăng tài; năm 1970, xây dựng Phật đài Quán Thế Âm lộ thiên; năm 1983, trùng tu hậu điện và đầu thế kỷ XXI (2000) trùng tu toàn bộ tiền đường, hậu tổ với quy cách ba tầng một mái, kinh phí sửa chữa nâng cấp hơn 1 tỷ đồng.
 
Trường Trung cấp Phật học (Phổ Đà) của Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (nay là Trường Trung cấp Phật học thành phố Đà Nẵng) đào tạo tăng tài được mở tại chùa Phổ Đà vào năm 1992 do Hòa thượng Thích Từ Mẫn làm hiệu trưởng, được duy trì và phát triển cho đến ngày hôm nay.



Bùi Hiền
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm