Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/12/2012, 13:31 PM

Hơn 90 năm chân tu, sáng ngời đạo hạnh

Cụ xuất gia từ khi 5 tuổi, 18 tuổi thụ giới sư Bác (Sa di), 20 tuổi thụ Đại giới sư Ông (Đại đức). Thời tráng niên, Cụ đã đi tham khảo tu học ở hầu khắp các Tổ đình miền Bắc. Cụ đã nghiêm trì mật hạnh, tinh tấn tu hành, trở nên một bậc mô phạm, hội đủ trí tuệ...

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII vừa bế mạc ngày 24/11/2012 tại Hà Nội đã nhất tâm thành kính suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tiếp tục đảm trách ngôi vị Pháp Chủ - thống lĩnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nhiệm kỳ thứ hai.

Cụ Thích Phổ Tuệ năm nay đã 97 tuổi, sinh thành trong một gia đình mộ đạo Phật, tại làng Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.         


 Đức Pháp chủ trong đời sống tu hành thường nhật

Cụ xuất gia từ khi 5 tuổi, 18 tuổi thụ giới sư Bác (Sa di), 20 tuổi thụ Đại giới sư Ông (Đại đức). Thời tráng niên, Cụ đã đi tham khảo tu học ở hầu khắp các Tổ đình miền Bắc.

Cụ là Pháp tôn của Pháp sư Thích Nguyên Uẩn, là Pháp tử của Pháp Sư Thích Quảng Tốn của Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng) tại xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Sau khi Tổ Quảng Tốn viên tịch, Cụ Phổ Tuệ kế thế làm Sư tổ đời thứ III, Trụ trì Tổ đình Viên Minh.

Từ sau khi thụ Đại giới, trong hơn 50 năm, Cụ đã nghiêm trì mật hạnh, tinh tấn tu hành, trở nên một bậc mô phạm, hội đủ trí tuệ và đạo hạnh tiêu biểu của Phật giáo nước nhà.

Năm 1987, Quý vị Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Kim Cương Tử, Thích Tâm Thông… đại diện cho lãnh đạo GHPGVN cùng đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ đã về chùa Ráng mời Cụ tham gia và giữ vai trò chính trong việc dịch Đại luật, Đại tạng kinh và biên soạn Đại từ điển Phật học Việt Nam, tham gia Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học. Cụ đã vui vẻ đảm nhiệm công tác do Giáo hội giao phó.

Trước Đại hội VI năm 2007 của GHPGVN, Cụ từng kinh qua các trọng trách: Hiệu trưởng các trường Hạ của Phật giáo tỉnh Hà Tây trong nhiều năm, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hà Tây, giảng sư Học viện PGVN tại Hà Nội, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, Phó Pháp Chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng chứng minh GHPGVN. Tới Đại hội kỳ VI, Cụ lên ngôi vị Đệ Tam Pháp chủ.             

Trong suốt quãng đời tu hành hơn 90 năm, Cụ luôn thuyết giảng Chính pháp Từ bi cứu khổ cứu nạn, tương thân tương ái ở mọi nơi, mọi lúc khi có điều kiện thuận lợi.

Cụ đã tham gia trước tác, dịch thuật, hiệu đính nhiều công trình Phật học như Đại luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đại từ điển Phật học, kinh Bách Dụ, kinh Di Đà, kinh Viên Giác, kinh Đại Bảo Tích, Bát Nhã dư âm, Đề cương kinh Pháp Hoa, Phật học là Tuệ học, Phật Tổ tam kinh, kinh Hoa Nghiêm, Quy nguyên trực chỉ tăng bổ v.v, và viết hàng chục bài báo và tạp chí về Phật học, đóng góp to lớn cho Phật học và văn hóa nước nhà.          

Cụ không quản mệt mỏi
biên tập, biên soạn, ấn tống kinh sách, nhất là các tài liệu hoằng pháp khuyến giảng ngắn gọn,  để hoằng truyền Phật pháp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc

Cụ đã tham gia, chủ khảo hàng chục Giới đàn truyền giới (tuyển chọn Tăng Ni) cho hàng nghìn người xuất gia và hàng vạn Phật tử tại gia.

Đã trên 90 năm, Cụ tu tập, hành đạo ở nơi thôn quê, là một “lão nông Tăng tri điền” thực thụ, trực tiếp cày cấy, "buông tay cày cầm tay bút", sinh sống bằng nghề làm ruộng làm vườn. Đến năm 82 tuổi, Cụ mới thôi cày ruộng, nhưng vẫn liên tục làm vườn, làm việc chùa không ngừng nghỉ cho tới tận hôm nay.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, ở ngôi vị thống lĩnh Tăng già Việt Nam, Cụ đã không quản ngại tuổi cao, sức yếu, thân hành chủ trì nhiều Phật sự lớn, đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ trên địa bàn cả nước, kể cả những nơi địa đầu sóng gió như Côn Đảo, Phú Quốc, v,v, lãnh đạo phái đoàn PGVN đi tham dự Đại hội Phật giáo Thế giới, chiêm bái các Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ.

Những việc cần thiết của Giáo hội thì Cụ đều có mặt, nghiêm từ huấn thị, trong các trường Hạ của Hà Nội và lân cận, Cụ đều trực tiếp thuyết giảng, thậm chí ròng rã trong suốt cả 3 tháng an cư. Mỗi lời nói, ý kiến, việc làm, nhất cử nhất động của Cụ đều là chuẩn mực, cương kỷ cho các bậc hậu học noi theo.


 Chùa Ráng - Viên Minh tự

Tấm gương sáng ngời đạo hạnh, chân tu, thực học, giản dị, mộc mạc, yêu lao động, tự lực tự cường, học không biết chán, dạy không biết mỏi, thâm sâu, quảng bác, cả đời hy sinh vì Đạo pháp và Dân tộc của Cụ đã soi sáng, động viên biết bao thế hệ Tăng Ni, Phật tử phấn đấu trưởng thành.  Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ là một nhà hoạt động Phật giáo, một vị Tổ lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.

Cư sĩ Huệ Minh – Lê Minh Nghĩa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm