Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/05/2014, 15:32 PM

Hồn nhiên những “vị Bụt” tương lai mừng ngày Phật đản

Lứa tuổi măng non vốn hiếu động, có khi nghịch ngợm khó bảo là thế. Nhưng được về chùa, em nào cũng ngoan, lễ phép, và có những hành động rất người lớn…

Nét hồn nhiên, ngây thơ từ những em bé góp phần điểm thêm những sắc màu rạng rỡ trong ngày Phật đản nơi mái chùa quê ở Long Biên, Hà Nội.

Có duyên cùng chùa Quán Tình, một ngôi chùa nhỏ ở ven ngoại thành Hà Nội. Ngày cuối tuần, thường Thứ 7 hoặc Chủ Nhật, có thời gian tôi lại tranh thủ về chùa lễ Phật, vãn cảnh. Dường như lần nào có dịp về chùa, tôi cũng thấy có các em bé cùng gia đình về chùa vãn cảnh, dự lễ…

Con sẽ không khóc đâu mẹ ạ...

Chủ Nhật vừa rồi, nhà chùa tổ chức Lễ tắm Phật mừng Phật đản. Lần đầu tiên, hai “nàng công chúa” nhà tôi được cùng bố và bà về chùa dự lễ, mà đúng Đại lễ Phật đản. Bé chị pháp danh là Minh Hiền, bé em pháp danh Mỹ Phúc. Hai bé biết được về chùa dự lễ thì thích lắm, vì đã nhiều lần nhắc tôi: Ba ơi. Hôm nào ba cho chúng con đến chùa thăm Thầy ba nhé…

Hai chị em Minh Hiền, Mỹ Phúc lần đầu về chùa lễ Phật

Tí nữa chị em mình cùng thả "con ốc" đi nhé

9 giờ sáng chúng tôi mới đến, nhà chùa đã chật kín người nơi khoảng sân rộng ngay trước cổng chính. Thấy có đông các em nhỏ, các bạn cùng trang lứa độ 6-8 tuổi cũng về chùa, hai bé nhà tôi mừng quýnh, tung tăng về chùa, cứ như được “đến trường” đi học vậy.

Mùa Phật đản năm nay, nơi mái chùa quê thanh bình, có rất đông các em nhỏ được cùng gia đình về chùa dự lễ. Có nhiều em còn đang “bế ẵm” trên tay. Thấy bé nào cũng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên mà tôi cũng vui lây. 

Một mình, nhưng bé rất ngoan

Tiếng quý Thầy chủ trì đại lễ đều đặn vang lên qua loa, hội chung lặng yên lắng nghe. Đâu đó tiếng trẻ nhỏ: Mẹ ơi, con đói ạ!

Đấy, lạ thế chứ, ở nhà thì mời cháu cũng chưa chịu ăn. Lần nào được về chùa cháu cũng “biết đói”, đòi ăn ông, bà ạ… Đó có phải chuyện lạ? Không, chuyện không lạ. Nơi cửa Phật từ bi, không gian thoáng đãng trong lành, dù là đang Đại lễ, nhưng các bé vẫn có khoảng trống để có thể vui chơi “trong khuôn khổ”. Và, bé nào được về chùa, sắc thái cũng tươi rạng, khỏe khoắn. Việc các bé sảng khoái tinh thần, biết chơi đúng lúc, đòi ăn đúng chỗ là lẽ thường.

Bé Gia Linh (Mỹ Phúc) lần đầu được tắm Phật

Cháu đợi rồi ông cháu mình cùng lên tắm Phật nhé

Nghe ngóng chút câu chuyện bên lề là vậy, tôi tranh thủ tác nghiệp. Chụp ảnh kha khá nơi khán đài chính, tôi về gian Tam Bảo, thuận duyên chớp được những hình ảnh mà tôi thấy “đẹp”. 





Những thiên thần nhỏ bên hòm công đức, cùng cúng dường Chư Phật

“Những vị hộ pháp” bên hòm công đức, đều là những em nhỏ chừng 5-6 tuổi. Có em chỉ chừng 4 tuổi. Em nào sau khi lễ Phật, cũng đến bên hòm công đức, bàn tay bé xíu cầm tiền người lớn đưa, cẩn thận cho vào hòm công đức. Có thể bức ảnh chưa đẹp, nhưng hành động của các em thật đẹp biết bao.

Trong này có gì nhỉ? Mình sẽ trông "không cho ai nghịch"...

Nhận thức từ người lớn, sự bảo ban, dạy dỗ hài hòa đã tác động không nhỏ tới các em, những “vị Bụt” tương lai. Biết đang ở chùa, các em dù tuổi ăn, tuổi ngủ, hồn nhiên vô tư lắm, nhưng cũng biết giữ yên lặng khi Thầy làm lễ.

Nhiều em gặp quý Thầy, biết chắp tay: A Di Đà Phật. Con chào Thầy ạ. Trước ban Tam Bảo, các em lớn đều biết thành kính chắp tay trước ngực, quỳ lễ Phật.

Những hình ảnh nhỏ, nhưng thật đẹp và vô cùng ý nghĩa. Đạo phật, luôn biết cách cảm hóa nhân tâm. Nơi cửa từ bi luôn hàm chứa những điều vi diệu khó thể nghĩ bàn. Lứa tuổi măng non vốn hiếu động, có khi nghịch ngợm khó bảo là thế. Nhưng được về chùa, em nào cũng ngoan, lễ phép, và có những hành động rất người lớn…

Mừng thay, những em nhỏ ngày thêm trưởng dưỡng tâm bồ đề khi được về chùa nhiều hơn. Nơi cửa Phật từ bi, thanh tịnh, đến hoa lá cũng biết “lắng nghe”, huống gì những tâm thức sơ khai trong sáng. Một thế hệ phật tử nòng cốt tương lai…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm