Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hồn thiêng những di vật Bồ tát Thích Quảng Đức

Đức Phật hay những bậc Thánh giả, những di vật hay bất cứ sự liên quan nào từ đó cũng gợi nên sự thiêng liêng vô cùng trong lòng kính ngưỡng của những ai hướng về.

Những di vật của Bồ tát Thích Quảng Đức được trưng bày tại triển lãm chùa Long Sơn (Tp.Nha Trang)

Không chỉ từ những giai thoại hay giá trị giáo dục từ cuộc sống của những bậc thầy vĩ đại mới làm nên những mạch sống đầy sức mạnh cho tâm thức, mà với tất cả những gì được xem cuộc đời của những bậc thầy đã từng có những khoảnh khắc sống cùng với đó cũng đều chứa đủ tính thiêng liêng bất tuyệt.
 
Đối với Bồ tát Quảng Đức, cuộc đời của Ngài là một huyền thoại đi ra từ sự thật với những gì rất cuộc đời. Một nhân cách được tôn vinh bằng hạnh nguyện được cụ thể hóa hết sức cao cả.

Ngài không dấn bước qua các miền núi tuyết tĩnh lặng để trao dồi nội lực tâm linh, mà Ngài đi qua những miền đất khô cằn của địa lí và những khô cằn trong cách xử sự của tâm thức để trau dồi tâm kiên định của một hành giả đại thừa và thực hiện sức mạnh đánh thức tâm tư một cách kì lạ. Ngài đã dấn bước rất nhiều nơi, cuộc đời của Ngài cũng liên quan đến rất nhiều điều cần gợi đến. Không chỉ những điều thiêng liêng như trái tim bất diệt của Bồ tát, hoặc chiếc xe đưa Ngài làm nên sứ mạng, hay bất cứ những kỉ vật chính ngay lúc ngọn lửa thiêng ở điểm tỏa ra cao nhất từ tâm hồn Ngài; mà ngay những di vật rất nhỏ ẩn mình ở rất nhiều nơi cũng đủ gợi lên những tôn ngưỡng không thể nói hết, vì đó cũng là hồn thiêng của một cuộc đời bất diệt từ hạnh nguyện.

Những di vật ở Khánh Hòa có liên quan đến Bồ tát hiện tại không nhiều và không lớn về mặt hình thức, nhưng có thể nói đó đều gắn liền với một giai đoạn rất lớn từ chặng đầu trong cuộc hành trình dấn thân của Bồ tát.

Hầu như những mảnh ghép nhỏ đầu tiên làm nên một cuộc đời lớn nằm tản mác nơi rất nhiều nơi tại quê hương của Ngài. Dù nhỏ, nhưng đó là vết tích của hành trạng bao la tìm thấy ở một hành giả Đại thừa với tư tưởng Pháp Hoa mà Bồ tát đã cả cuộc đời hành trì trọn vẹn. Một buổi chiều trong chuyến về những nơi mà Bồ tát đã từng lưu tích để vận động tập hợp những tôn vật cho triển lãm ở lễ tưởng niệm Ngài.

Chúng tôi thật sự trải nghiệm rất nhiều điều trong ước mong tìm kiếm những điều thiêng liêng và trải lòng tôn kính Ngài thật không sao tả hết.  Ngôi làng quê nơi Ngài sanh ra, đến nay vẫn yên lành và thôn dã như bao ngôi làng nghèo khác của Việt Nam. Đi qua vùng đất đầy nắng và gió này, có thể hình dung được nỗi khắc nghiệt và nghèo khổ mà con người nơi đây phải sống. Một cậu bé lên bảy yếu đuối và gầy còm có lẻ vì quá thiếu thốn sự chăm sóc những dưỡng chất cần thiết cho một sự phát triển trong một hoàn cảnh như thế là chuyện tất nhiên.

Nhân duyên bịnh đau đã đưa ngài đến với hoàn cảnh nuôi dưỡng hạt giống xuất thế để rồi những gì dõng mảnh nhất được phát thể ra một cách đáng kinh ngạc cho cả thế gian. Giếng nước là hình ảnh duy nhất thời xa xưa của Ngài còn lưu lại tại ngôi nhà Tổ phụ của Ngài. Cối đá lọc nước thôn giả rất đặc thù của xứ đá dành riêng cho đời sống trong vùng nước phèn nhiễm này vẫn nằm ngay bên cạnh giếng. Nó khơi dậy rất rõ nếp sinh hoạt của một gia đình bần nông ở một vùng nông thôn nghèo khó. Thế mà hình ảnh và di tích ấy như vẫn hàm chứa một hồn sống của quá khứ để rồi trở nên rất có giá trị cho hiện tại này bằng những cơ sở rất chân thực về một bậc thầy. Nếu những giếng ngọc ở vùng đất Kinh Bắc được tin rằng nuôi dưỡng một làng điệu quan họ có nét đặc biệt mà không nơi nào có được, thì có lẻ giếng nước này được tin như là một phần đã nuôi dưỡng một nhân cách hùng hồn nằm ngoài mọi sự diễn đạt.

Chùa Long Sơn- Vạn- Ninh, nơi Bồ tát xuất gia, qua bao nhiêu năm tháng chiến tranh, cũng như qua nhiều giai đoạn trùng tu, vì nhiều yếu tố khác nhau nên không có sự lưu giữ và bảo tồn một cách trọn vẹn, đã mất đi rất nhiều di tích có liên quan đến Bồ tát. Những di vật hiện nay của Ngài ở tại đây, đang được cố gắng tập hợp lại từ những vị hào lão địa phương. Đặc biệt có những mộc thư, những ấn dấu và thủ xích rất có giá trị tâm linh. Tất cả những di vật này đều là những đóng góp rất quí cho chương trình triển lãm. Chúng tôi được xem bộ Y phục của Ngài với những nét chỉ đã sờn rách và cả bức mộc thư của Ngài rất cũ kĩ tại chùa Linh Sơn- Vạn Ninh.

Đặc biệt, ở chùa Pháp Hải, có một bức tượng tranh Bồ tát Quan Âm, trong những năm chiến tranh, hỏa thiêu tàn rụi cả ngôi chùa, nhưng bức tượng vẫn nguyên vẹn không cháy…Còn rất nhiều những điều có liên quan đến một cuộc đời lớn như Bồ tát nằm ở rất nhiều nơi không chỉ ở Khánh Hòa mà ở rất nhiều vùng mà Bồ tát đã từng lưu chân hành đạo như: Gia Định, Hà Tiên, Cai Lậy, Nam Vang (Cam-pu- chia), Núi Lớn.v.v..mà vẫn chưa được tập hợp hết để những giá trị ấy thực hiện được những giá trị tôn kính đúng với chính những gì đã được gởi hồn sống của Bồ tát trong đó.

Rất cần sự hằng lưu dấu tích của một bậc thầy đầy thật cảnh và hết sức chân thật gần gũi đời thường như vậy. Vì những bất cập mang tính tự phát trong việc bảo quản những giá trị này mà có những điều phiền phức và thiếu giá trị ý nghĩa phát sanh trong việc lưu giữ của nhiều cá nhân. Không cần phủ lên hay tìm cách tôn vinh những lớp màu tô vẻ bằng những giá trị về những chứng tích không thuộc với chính nó để bày tỏ sự tôn kính sự vĩ đại này, vì trong đó đã chứa hàm tất cả những gì của sự vĩ đại rồi. Im lặng của làng quê và của chính con người được sanh ra từ đất Khánh Hòa trầm mặc, lại có một sức mạnh nội lực thật vô biên. Cái sức mạnh đã làm cho mọi sức mạnh đều phải phủ phục trước ngọn đuốc thiêng liêng của Ngài mà không thể diễn đạt được hết bằng lời.

Thiết mong biết bao, một trung tâm tưởng niệm về Bồ tát để làm nơi hướng đến chiêm ngưỡng và tôn kính trong lòng tăng, ni và phật tử khắp nơi, và để cả những ai lưu tâm đến Ngài trên khắp thế giới này biết nơi để tìm về lễ bái. Nơi đó không chỉ là những di vật, mà còn có cả trái tim Ngài được tôn thiết để mọi người kính lễ. Một hành trạng, một cuộc đời đã làm nên những điều thiêng liêng chứa cả trong trái tim đó, nhưng bao chục năm qua sự bảo tồn và lưu tâm như thế nào, vẫn không được biết đến.

Thật là trọng kính một di vật thiêng liêng như vậy. Hậu thế thật có lỗi khi hàng triệu người muốn được chiêm bái TRÁI TIM BẤT DIỆT nhưng lẽ nào vẫn chỉ là "di vật" được "đóng băng"?

TIN LIÊN QUAN
Tâm Tôn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Làm sao giữ lại

Phật pháp và cuộc sống 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Phật pháp và cuộc sống 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Xem thêm