Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/01/2014, 10:17 AM

Hương mây biến khắp mở mang đạo Phật rõ Thiền môn

Chùa Nghĩa Hương, toạ lạc tại số 43 đường Trần Bình Trọng, thuộc Tổ Bạch Đằng, Phường Phước Tiến, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

 Mặt tiền chùa Nghĩa Hương tại 43 Trần Bình Trọng, Nha Trang 

Bối cảnh lịch sử, vị trí địa lý:

Chùa Nghĩa Hương toạ lạc tại số 43 đường Trần Bình Trọng, thuộc Tổ Bạch Đằng, Phường Phước Tiến, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Chùa do cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Viện chủ Tổ Đình Nghĩa Phương, Nha Trang khai sơn kiến tạo năm 1955.

Sau năm 1954, hoà bình lập lại, cư dân khắp nơi tìm vùng đất mới an sinh lập nghiệp, do đó nơi đây (Phường Đệ ngũ, Tân Phước ngày xưa) còn gọi là Xóm Mới, vùng đất tứ thuỷ triều quy, tứ thú tụ.

Tứ thuỷ triều quy là bốn bên Nha Trang nước từ hai nhánh sông Cái bao quanh, phía Đông lại giáp biển, miền đất sơn thuỷ hữu tình. Tứ thú tụ là thiên nhiên, đồi, núi tạo thành bốn biểu tượng: Đồi Trại Thuỷ (Ngọc bức hàm hoàn) Dơi ngọc ngậm vòng ngọc. Núi Một (Linh quy đới tháp) Rùa vàng đội tháp. Đồi Sinh Trung (Bạch Tượng quyện hồ) Voi trắng quyện hồ nước. Dãy núi Chụt, Bình Tân (Thanh Long hý thuỷ) Rồng xanh giỡn nước.

Quá trình hình thành và phát triển chùa Nghĩa Hương:
                        Đại hùng bửu điện chùa Nghĩa Hương
Năm 1955, để đáp ứng nhu cầu của Phật tử ở Xóm Mới có nơi tu học, cố Hoà Thượng Thích Lâm đã vận động Phật tử quanh vùng kẻ công, người của cúng dường kiến tạo chùa. Giai đoạn này, ở đây là một bải cát mênh mông, dân cư thưa thớt. Tối đến ít ai dám đi ngang qua Miếu Cô Hồn (gần Đền Hùng Vương – đường Ngô Tự bây giờ) vì sợ cọp, beo, rắn...

Khu đất làm chùa Nghĩa Hương do Ông, bà Phật tử Võ Duy Tuế, pháp danh Không Thứ và Bà Nguyễn Thị Vững pháp danh Không Vàng hiến cúng.

Ban đầu chùa xây dựng nhà cấp bốn, một gian hai chái. Bốn góc mái uốn cong, có giao long uốn lượn, làm nơi thờ Phật và thờ Tổ, tạm đủ để thập phương thiện tín sớm kệ, chiều kinh.

Tháng 01 năm 1958, cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm nhận thấy nhiều con em phật tử nghèo trong vùng, không có điều kiện đi học trường công lập, Hoà thượng cho xây trường Nghĩa Thục Bát Nhã bên cạnh chùa Nghĩa Hương dạy dỗ con em nghèo, do ĐĐ.Thích Trí Tâm làm Hiệu Trưởng, cho nên Bổn đạo, học sinh lúc này gọi Đại đức vói danh xưng thân thiện là Ông Giáo.

Năm 1966, sau 11 năm kiến tạo, Phật tử ngày càng đông, nhu cầu học tập của học sinh cũng ngày càng nhiều. Hoà Thượng Thích Bích Lâm cho đại trùng tu chùa và xây dựng mở rộng trường, lên hai tầng lầu, bốn gian tầng trệt và chùa cũ làm 5 lớp dạy học. Trên lầu gồm hai gian, gian trước thờ Phật, gian sau thờ Tổ (tiền Phật hậu Tổ, đối lưng nhau).

Năm 1967, ĐĐ.Thích Tâm du học tại Nhật Bản, bàn giao lại Trường Bát Nhã cho Thầy Trí Bửu làm Hiệu Trưởng. Năm 1969, nhằm mục đích phát triển giáo dục con em, tạo điều kiện để thế hệ trẻ đi về với chùa, học tập giáo lý, biết tụng kinh, niệm Phật, HT.Thích Bích Lâm đã cho chuyển trường Bát Nhã về chùa Đông Phước, chùa Nghĩa Minh và xin phép mở trường Nghĩa Thục Vạn Hạnh tại chùa Nghĩa Hương, Nghĩa Quang và chùa Phước Huệ.

Đây là thời gian Tỉnh Giáo hội Phật giáo Cổ Truyền Khánh Hoà có một đội ngũ Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử là các Thầy, Cô giáo và đoàn sinh phật tử là các em học sinh ngoan của nhà trường tham gia sinh hoạt GĐPT hùng hậu nhất khoảng gần 100 huynh trưởng và trên 500 đoàn sinh.

Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, theo chủ trương của Nhà nước, công lập hoá các trường tư, Trường Vạn Hạnh do nhà nước tạm mượn để mở dạy Mẫu giáo Dân Lập phường Tân Phước lúc đó (Phước Tiến hiện nay).

Năm 2005, sau khi Trường Mẫu giáo Võ Trứ được xây cất mới khang trang, đẹp đẻ và Trường Mẫu Giáo Dân lập Phước Tiến cũng được Nhà nước đầu tư xây mới hoàn toàn ở đường Cô Bắc rộng rải, tiện nghi.

Học sinh Mẫu giáo được tập trung về học tại hai trường này. HT.Thích Trí Tâm đã tiếp nhận lại cơ sở vật chất chùa Nghĩa Hương để tiếp tục hoằng dương Phật pháp và làm việc từ thiện xã hội.

Trong giai đoạn này, HT.Trí Tâm đã hướng dẫn BĐD phật tử Nghĩa Hương mở cửa từ cổng chùa đi lên chánh điện theo lối mặt tiền và tu bổ, sơn sửa, trang trí lại chùa.

Chùa Nghĩa Hương qua các đời truyền thừa:

Trong 60 năm xây dựng và phát triển, chùa Nghĩa Hương là một trong ba địa chỉ vàng của Tổ đình Nghĩa Phương tại thành phố Nha Trang, làm nền móng cho Tổ đình gồm: (Ba Thôn, Nghĩa Hương, Nghĩa Quang), do đó cố Hòa thượng Bổn Sư Thích Bích Lâm trước đây và Hoà thượng Thích Trí Tâm hiện nay trực tiếp Trú trì chùa. Chỉ cử Giám tự về chùa Nghĩa Hương trông coi, hương khói, làm lễ vào các ngày lễ vía, sám hối, mồng một, rằm, và hướng dẫn Phật tử tu hành, tụng kinh niệm Phật, làm việc từ thiện xã hội.

Từ nhiều năm qua, thường nhật, Ban Hộ niệm thay nhau hương khói, tổ chức chúng Pháp hoa, chúng thập thiện tụng kinh Pháp hoa, đạo tàng niệm Phật…tụng kinh vào các ngày thứ năm, chủ nhật, đã trải qua nhiều đời Trưởng ban hộ niệm như: Cố Phật tử Nguyễn Viễn, Cố Phật tử Bùi Du, Cố Phật tử Nguyễn Mạnh, Phật tử Lê Quang Tảo, cố Phật tử Nguyễn Bích, Phật tử Phạm Văn Gang, Phật tử Bùi Chất... và cũng có giai đoạn chùa không có Giám tự chỉ có Phật tử ở tại chùa hương khói như: cố Phật tử Hoàng Thị Thanh, Phật tử Lê Thị Hiền v.v...

Trải qua thời gian kiến tạo và phát triển quý Thầy đã từng gắn bó với chùa Nghĩa Hương qua nhiều thời kỳ như:

1.- Thượng tọa Thích Trí Thanh
2.- Đại Đức Thích Trí Định
3.- Thượng Toạ Thích Trí Tấn
4.- Thầy Trí Bửu
5.- Thượng Toạ Thích Thiện Tấn
6.- Đại Đức Thích Thiện Quang...

Năm 2005 để phát triển Phật sự tại Nghĩa Hương, Hoà thượng Thích Trí Tâm, Viện chủ Tổ Đình Nghĩa Phương đã cử Đại Đức Thích Thiện Quang làm Giám tự  Nghĩa Hương, hướng dẫn phật tử tu học giáo lý Phật Đà và hoạt động Từ thiện xã hội.

Tháng 5 năm 2008, để chuẩn bị Tổ chức Bếp ăn Từ Thiện chùa Nghĩa Hương, ĐĐ.Thích Thiện Quang đã vận động phật tử xây dựng một phòng làm nhà khách để tiếp khách và tiếp phật tử.

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, Rằm tháng Bảy năm Mậu Tý (2008) được sự hứa khả của HT.Thích Trí Tâm, ĐĐ.Thích Thiện Quang đã cùng Ban Từ Thiện chùa Nghĩa Hương phát Bồ đề tâm tổ chức Bếp ăn Từ Thiện phục vụ cho bà con nghèo, những người lao động nghèo, những người lở đường, cơ nhở...

Sau nhiều năm kiến tạo, chùa đã bị vết thời gian bào mòn, hư hoại. Sáng 3/5/2011, tại chùa Nghĩa Hương, phường Phước Tiến, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra lễ đặt đá trùng tu chùa Nghĩa Hương với sự chứng minh của HT.Thích Thiện Bình - Phó Pháp chủ GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Trí Tâm – Thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi Lễ Trung Ương GHPGVN, Phó Trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Như Ý - Phó BTS, HT.Thích Quảng Thiện Phó BTS và chư tôn đức Tăng Ni trong tỉnh. Về phía chính quyền có đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ phường Phước Tiến và đông đảo đồng bào phật tử tham dự.
 Chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni tham dự lễ
Tại buổi lễ, ĐĐ.Thích Thiện Quang - Giám tự đã tuyên đọc sơ lược tiểu sử của chùa. Thầy Trí Bửu đã thông báo giấy phép cho xép xây dựng chùa Nghĩa Hương của Sở Xây dựng Khánh Hòa. Đại diện chính quyền, bà Phí Thị Thành - Phó Chủ tịch UBMTTQ phường Phước Tiến đã phát biểu chúc mừng lễ đặt đá và cầu chúc công tác xây cất chùa Nghĩa Hương sớm hoàn thành tốt đẹp. 

Sau gần 2 năm trùng tu, ước nguyện của HT.Thích Trí Tâm cũng như của quý Thầy và phật tử Nghĩa Hương công tác đại trùng tu Nghĩa Hương đã thành tựu viên mãn gồm: Chính điện, Tổ đường, Lầu Tam thế Phật, Tăng phòng, phòng khách, nhà trù, cổng tam quan, tượng đài Quan Âm lộ thiên…phạm vụ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ đúng như câu đối mà Tổ Khai sơn đã an danh:Ban đạo từ, HT.Thích Thiện Bình đã tán dương công đức của quý vị trú trì các thời kỳ, Ban Hộ tự và quý phật tử địa phương đã chung tay duy trì, bảo tồn và phát triển chùa Nghĩa Hương cho đến ngày nay.

Nhân buổi lễ, Hòa thượng cũng tri ân các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho chùa Nghĩa Hương nói riêng và các chùa trong tỉnh nói chung phát triển tốt để phục vụ đời sống tâm linh cho nhân dân, làm tốt đạo đẹp đời.

Sau nghi thức niệm hương, Hòa thượng chứng minh, đại diện chính quyền, Ban hộ tự đã đặt đá khởi công trùng tu chùa Nghĩa Hương.

Nghĩa lý diệu huyền phổ độ quần sanh tuyên chánh pháp.
滿
Hương vân biến mãn quảng khai Phật đạo xiển thiền môn.

Tạm dịch là:
Nghĩa lý nhiệm màu rộng độ chúng sinh theo chánh pháp
Hương mây biến khắp mở mang đạo Phật rõ Thiền môn

ĐĐ.Thích Thiện Quang tuyên đọc tiểu sử chùa Nghĩa Hương
Tổ đường chùa Nghĩa Hương
 Đại hùng Bảo điện chùa Nghĩa Hương, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa
Tượng đài Quan Âm lộ thiên
Chư tôn đức Chứng minh lễ Đặt đá đại trùng tu chùa Nghĩa Hương
HT.Thích Trí Tâm phát biểu nhân ngày Lễ đặt đá

Trí Bửu, tháng 01-2014 Kính mừng lễ An vị Phật chùa Nghĩa Hương, Nha Trang, Khánh Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm