Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/02/2022, 08:29 AM

Hương sớm buổi trà thơm

Khi ngồi cùng nhau uống trà là dịp để huynh đệ tâm sự đời tu, chia sẻ cho nhau về những trăn trở trong đời sống xuất gia. Đôi khi cũng không tránh khỏi những lúc “say sưa” quên mất thời gian. Sau mỗi lần như thế, tôi cảm thấy áy náy vô cùng!

Buổi sớm, sư huynh đón tôi bằng một nén hương bắt đầu được thắp. Mùi hương bài miền bắc mang lại chút gì đó ấm áp trong lúc tinh sương còn se lạnh. 5h sáng, sau thời kinh, tôi cùng sư huynh dùng chút trà. Cũng vẫn là trà miền Bắc, loại trà Tân Cương – Thái Nguyên. Huynh đệ chúng tôi xuất gia cũng vài năm, cái tiếng “xuất gia” được trong kinh diễn tả là “từ bỏ gia đình, sống không gia đình”; do vậy, huynh đệ từ tứ phương hội tụ, ban đầu nào ai quen biết ai, ở lâu thì thành thương mến. Khi ngồi cùng nhau uống trà là dịp để huynh đệ tâm sự đời tu, chia sẻ cho nhau về những trăn trở trong đời sống xuất gia. Đôi khi cũng không tránh khỏi những lúc “say sưa” quên mất thời gian. Sau mỗi lần như thế, tôi cảm thấy áy náy vô cùng!

hoangphap_huong-som-buoi-tra-thom_full_12562022_095605

Mở đầu câu chuyện, tôi hỏi sư huynh về sự kiện đang hot hiện nay: Thiền sư Nhất Hạnh vừa viên tịch!

  - Sư ông quả là một vị Thầy lớn của Phật giáo mình, không chỉ trong nước mà cả khắp thế giới. Đóng góp của Sư ông thật đáng nể!

  - Đúng rồi! – Sư huynh tán đồng với tôi – Theo anh nghĩ, qua đây, thế giới sẽ có cái nhìn tôn trọng và ngưỡng mộ hơn nữa với Phật giáo Việt Nam.

Tôi chần chừ trố mắt nhìn sư huynh, tôi chưa hiểu lắm câu nói của anh.

  - Dạ… là sao anh? Em chưa hiểu lắm!

Sư huynh rót cho tôi ly trà mới, nhẹ giọng ôn tồn nói:

  - Em thấy Sư ông mặc pháp phục thế nào? Màu nâu đúng không? Chỉ có Phật giáo Việt Nam mình mới có màu này. Mình là con cháu của Phật giáo Việt Nam, sau này đi đâu, làm gì, người ta sẽ biết đến mình nhiều hơn. Đôi khi, ngày trước có thể quốc tế họ nhầm mình với Trung Quốc, Đài Loan,… nhưng bây giờ có lẽ không. Tầm ảnh hưởng của Sư ông quá lớn, Tăng thân Làng Mai cũng rất “hùng hậu” với áo tràng nâu và nón lá, lẽ nào Phật giáo Việt Nam lại không được quốc tế biết đến sao?

  - Dạ! Thì ra là vậy! Phật giáo Nam truyền chủ trương chánh niệm tỉnh giác trong lối tu. Sư ông được thế giới ca ngợi là “cha đẻ của thiền chánh niệm”, mà Sư ông theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền. Chà chà, từ giờ không còn ai dám “coi thường” màu áo nâu này nữa anh ha!

Sư huynh cười vì lời phát biểu ngô nghê của tôi. Sư huynh nói tiếp:

- Bộ trước giờ người ta coi thường mình hả em? Người ta là ai? Mà ai cũng không quan trọng! Họ có coi thường hay tôn vinh mình, điều đó cũng không quan trọng!

- Dạ.

- Quan trọng là mình chịu tu hay không và đang tu cái gì, có đúng chánh pháp hay bị đi lạc hướng.

- Thưa anh, theo em thấy, Phật giáo mình nếu không phát triển và thay đổi cho phù hợp thời đại thì khó có thể tiếp cận với nền công nghiệp hóa đang ồ ạt hiện nay đang nhận chìm chúng ta trong đồi trụy và hưởng thụ…. Dĩ nhiên, sự thay đổi đó phải dựa trên nền tảng giới luật và không được đi quá xa vượt ra ngoài giới hạn cho phép.

- Em cho ví dụ đi!

- Dạ! Chúng ta có thể dấn thân đưa giáo lý vào đời sống nhân dân bằng mọi phương tiện, nhưng phù hợp giới luật. Mình chỉ tạo duyên cho họ tu tập, nghe pháp, tụng kinh hoặc văn hóa Phật giáo như phim ảnh, sách báo,… nhưng tuyệt đối một vị tỳ kheo không thể làm những việc của người đời như kinh doanh kiếm lời hay mua nhà bán đất được…

Uống một ngụm trà, tôi lấy hơi nói tiếp:

- … một vị muốn hoằng pháp thành công, theo em nghĩ, phải có lực tu khá vững và kiến thức nội điển, ngoại điển sâu rộng phong phú. Mình có tâm phụng sự là tốt, nhưng nội lực chưa trau dồi thì không khéo “độ đời” sẽ bị “đời độ”.

- Em nhớ câu chuyện “Cửa tùng đôi cánh gài” của Sư ông trong quyển sách “Giọt nước cành dương” không? Sư ông đã nói điều này trước em rồi!

- Dạ, hì hì! Em nhớ chứ, nhớ anh em mình đọc nó từ hồi học Sơ cấp kìa. Nhân vật trong câu chuyện là một người học đạo chưa bao lâu, cũng mang tâm nguyện cứu độ nhân sinh, xuống núi quá sớm. Ban đầu cũng trừ gian diệt ác, thu phục yêu ma,… một thời gian sau bị “ngũ dục, lục trần” lôi kéo, “Kính chiếu yêu” và “thanh bảo kiếm” được sư phụ trao cho, từ lâu đã bị vứt trong giỏ không còn được sử dụng. Hình ảnh này tượng trưng cho định lực và trí tuệ đã bị hao mòn, rong rêu theo năm tháng mà không được có cơ hội phục hồi và làm mới.

- Ừ! Đúng rồi đó! Em uống trà đi!

 Sư huynh rót cho tôi thêm ly nữa. Bình trà cũng cạn dần theo câu chuyện hấp dẫn của hai anh em. Trời dần sáng, nhắc nhở huynh đệ chúng tôi nên ngừng buổi trà để chuẩn bị cho buổi điểm tâm. Ánh sáng đang lên, màn đêm đang khép; cũng như ước vọng của tôi về một xã hội bình an với những thiện duyên, thiện nghiệp sẽ dần thay thế các ác, bất thiện pháp. Bóng đen trong lòng người luôn sẵn có đâu đó, khi hiển hiện, khi ẩn mình khó thấy, sơ sẩy tâm bồ đề một chút là liền rơi vào hố tử thần ngay.

Rồi mình sẽ là con Phật hay con Ma? Có trời mới biết!

Chắc phải mượn Sư ông kính chiếu yêu để soi mình mới biết được quá!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm