Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/04/2018, 15:33 PM

Indonesia: "Tín ngưỡng truyền thống" có được công nhận là tôn giáo?

Người dân Badui tin rằng, hạn chế việc giao tiếp với bên ngoài sẽ giúp họ có thêm sức mạnh. Tại đảo Java, bộ lạc Badui cũng được xem là những người có sức mạnh siêu nhiên, họ luôn cố gắng củng cố danh tiếng này qua mỗi thế hệ. Do đó, họ không muốn tiếp xúc với người bên ngoài hay đón nhận những thứ liên quan đến cuộc sống hiện đại. Họ luôn hài lòng với cuộc sống chân chất, mộc mạc, đạm bạc như hàng trăm năm qua.

Trưởng thành trên hòn đảo Java vào những thập niên 1970 của thế kỷ 20, bà Dewi Kanti đã thực hành một nghi thức cổ đại của niềm tin truyền thống bản địa, tồn tại nhiều thế kỷ trước khi có sự xuất hiện của các tôn giáo, Kitô giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
 Bộ lạc Badui, nơi người dân “từ chối thiên đường”. Họ thường tự gọi mình là Urang Kanekes. Urang nghĩa là người Sundan, còn Kanekes là tên của vùng lãnh thổ thiêng liêng của họ, nằm trong núi Kengdeng, phía Nam Banten, đảo Java, Indonesia. Người dân Badui luôn kiểm soát tác động của thế giới bên ngoài đến cuộc sống của họ, nhằm duy trì truyền thống vốn có từ thời cổ đại.
 Khoảng 2.000 người của bộ lạc Bdui (Urang Kanekes) đã thực hiện lễ Seba Badui, đi bộ cùng các loại cây trồng khác nhau từ làng Kanekes, quận Leuwidamar, và cuối cùng đến Bảo tàng bang gặp thống đốc tỉnh Banten ở thành phố Serang. 
 
Trớ trêu thay, bà Dewi Kantighi phải chấp nhận sự thật đắng cay rằng: Những niềm tin truyền thống này đã biến bà trở thành một người bị nạn tôn giáo tại quốc gia Hồi giáo Indonesia ngày nay. Trong đó Hiến pháp bảo đảm tự do tôn giáo, nhưng Chính phủ chỉ công nhận chính thức 6 tôn giáo: Hồi giáo, Phật giáo, Hindu giáo, tông phái Kháng cách (Protestantism), Thiên Chúa giáo và Nho giáo (Confucianism).
 
Bà Dewi Kantighi nói: “Vấn đề ở đây là cán cân công lý không cân xứng. Tại sao những tôn giáo lớn trên thế giới này có thể lan rộng và được thừa nhận, nhưng tôn giáo bản địa nguyên thủy của Indonesia lại không thể?”.

Đây là nỗi trăn trở lớn của bà Dewi Kantighi và những người khác, vẫn đang chờ có được lời giải đáp. Mặc dù vào tháng 11 năm ngoái, một phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Hiến pháp đã được ban hành: Khẳng định quyền của những người theo tín ngưỡng truyền thống, ngoài 6 tôn giáo chính thức được Nhà nước Indonesia công nhận.

Phán quyết này đến giữa lúc căng thẳng ngày càng gia tăng giữa các nhóm tôn giáo thiểu số và những phản đối từ một nhóm người Hồi giáo tại Indonesia - quốc gia đông dân Hồi giáo nhất thế giới.
 Buổi cầu nguyện vào thứ sáu hàng tuần tại nhà thờ Hồi giáo ở Jakata, thủ đô của Indonesia. Hiện có khoảng 90% người dân Indonesia là tín đồ Hồi giáo, nơi các nhà lãnh đạo Hồi giáo vượt quá tầm ảnh hưởng chính trị. 
Ở một quốc gia mà tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, những người theo tín ngưỡng truyền thống, được biết đến dưới cái tên “Aliran Kepercayaan” (một thuật ngữ ẩn dụ cho các hình thức bí ẩn, một phần chủ nghĩa bí ẩn ở Indonesia), hy vọng phán quyết cuối cùng sẽ kết thúc những thập niên chia cách phân biệt, đầy bất công khiến họ khó có được giấy phép mở cửa hàng, không được tiếp cận các dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Bên cạnh đó, họ còn gặp nhiều trở ngại trong việc có được sự bảo vệ của quân đội, cảnh sát, các dịch vụ dân sự và thậm chí cả việc an táng tại nghĩa trang.

Có hàng trăm hình thức “Aliran Kepercayaan” khác nhau trải dài khắp đất nước Indonesia vạn đảo rộng lớn. Ở Java, hòn đảo đông dân nhất, nó thường là sự pha trộn các tín ngưỡng linh vật, Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

Các hình thức “Aliran Kepercayaan”, có thể bao gồm các nghi lễ tôn giáo định kỳ, chẳng hạn như bữa ăn chính hoặc hành động tương tự như những người đàn ông Hồi giáo cầu nguyện cùng nhau vào thứ sáu hàng tuần, hoặc chủ nhật của Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành. Các hoạt động này có thể bao gồm các nghi thức lễ nghi để xoa dịu tinh thần, mặc dù các học viên có thể đăng ký là người Hồi giáo, người Thiên Chúa giáo hoặc một trong những tôn giáo được công nhận.

Dân số Indonesia mới nhất (theo thống kê vào ngày 14/04/2018) là 265.137.485 người, số liệu được cập nhật hằng ngày. Theo các nhà phân tích, có ít nhất 20 triệu người trong số 265.137.485 người Indonesia thực hành tín ngưỡng truyền thống ở địa phương. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều, với một số người theo Hồi giáo, Kitô giáo và các tôn giáo lớn khác.

Tôn giáo phủ khắp mọi nơi đất nước Indonesia vạn đảo rộng lớn, công dân được yêu cầu khai báo trên giấy chứng minh nhân dân, 1 trong 6 tôn giáo được công nhận. Ở một số vùng họ được phép không điền tờ giấy này. Tuy nhiên, làm như vậy có thể gây ra sự phân biệt đối xử và những rắc rối liên quan, nên rất nhiều tín đồ truyền thống bản địa chỉ ghi đơn giản trên “giấy tờ tùy thân” (ID) tôn giáo chiếm ưu thế trong khu vực họ sinh sống. Ở Java, có thể là người Hồi giáo, nhưng ở các vùng đảo Sumatra và Sulawesi, có thể là người Thiên Chúa giáo, Tin Lành, trong khi ở Bali là Hindu giáo.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia pháp lý những biện pháp này là không cần thiết.

Bà Bivitri Susanti, Tiến sĩ Luật của Đại học Wasington, Seattle, Hoa Kỳ, chuyên gia về luật Hiến pháp của phụ nữ, đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Indonesia (PSHK) nói: “Quyết định của Tòa án nhấn mạnh tự do tín ngưỡng là quyền Hiến pháp chứ không phải quyền của Chính phủ”.

Nữ tiến sĩ Bivitri Susanti nói thêm: “Thứ hai, quyền tin tưởng vào “Aliran Kepercayaan”, hoặc các tôn giáo khác trong 6 tôn giáo được nhà nước Indonesia công nhận, vốn có liên quan đến các quyền tôn giáo được nêu trong Điều 29 của Hiến pháp Indonesia”.
 Ngày lễ Chủ nhật tại nhà thờ Thiên Chúa giáo St. Plau ở thủ đô Jakarta. Tôn giáo luôn là vấn đề nóng ở Indonesia, đất nước với đa số người Hồi giáo, thiểu số theo Kitô giáo, Hindu giáo và Phật giáo. 
Tuy nhiên, theo quan điểm trên, thực tế là khoảng 90% người Indonesia là người Hồi giáo, nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo Hồi giáo vượt quá tầm ảnh hưởng chính trị. Hội đồng Ulema của Indonesia, Cơ quan Giáo sĩ hàng đầu của đất nước, đã kiên quyết nhận định: Các tín ngưỡng truyền thống không nên đặt ngang hàng với đạo Hồi.

Phó Chủ tịch Hội đồng Ulema của Indonesia, Zainut Tauhid Sa'adi nói: “Quyết định của Tòa án Hiến pháp đã không được xem xét cẩn thận và làm tổn thương tình cảm của các tín đồ trung thành, đặc biệt là người Hồi giáo Indonesia, vì pháp quyết đã đặt tín ngưỡng “Aliran Kepercayaan “ngang hàng nhau”. Quyết định này dẫn tới hậu quả pháp lý và tác động đến xã hội của chúng ta. Một số người Hồi giáo cứng rắn muốn tiến xa hơn và thay đổi Hiến pháp để biến đạo Hồi thành quốc đạo”.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo trong tổ chức Hồi giáo lớn nhất Indonesia Nahdlatul Ulama (NU), lại ủng hộ phán quyết của Tòa án.

Tôn giáo luôn là vấn đề nóng ở Indonesia, mặc dù đa số theo đạo Hồi, thiểu số theo Kitô giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Trong những năm gần đây đã có hàng trăm cuộc tấn công vào các nhóm tôn giáo thiểu số, dẫn tới thương vong, cũng như việc đóng cửa các nhà thờ và thông qua các điều luật địa phương được xem là phân biệt đối xử với các nhóm tôn giáo thiểu số.

Sự căng thẳng này cũng liên quan đến lĩnh vực chính trị: Ngày 09/05/2017, ông Basuki Tjahaja Purnama (鍾萬學), thống đốc Jakarta đầu tiên là người Thiên Chúa Giáo và thuộc sắc tộc thiểu số gốc Hoa bị kết án hai năm tù giam vì phỉ báng đạo Hồi. Bản án gây kinh ngạc và khiến người ta lo ngại xu hướng bất dung hòa về tín ngưỡng tại Indonesia, đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Bộ Nội vụ Indonesia dường như lúng túng trước sự nghiêm trọng của phán quyết Tòa án Hiến pháp vào tháng 11 năm ngoái.
 Một trong những nghi thức là lễ Nyepi “Ngày im lặng của người Bali”. Lễ Nyepi đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân và năm mới của người Hindu. Bắt đầu từ 6 giờ sáng và kéo dài đến 6 giờ ngày hôm sau, lễ Nyepi là ngày để tự quán chiếu lại bản thân và không có bất cứ điều gì được phép ảnh hưởng đến ngày tĩnh lặng. Lễ Nyepi được tổ chức vào ngày mồng 01 tháng 03 âm lịch (theo lịch trăng của người Indonesia).
Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Indonesia, ông Arif M. Edie nói: Chính phủ Indonesia tôn trọng và đang thực hiện phán quyết - bằng cách thiết kế lại “giấy tờ tùy thân” (ID) quốc gia để thích hợp với tín ngưỡng “Aliran Kepercayaan”, cũng là một sự lựa chọn trong phần tôn giáo. Tuy nhiên, nó không được công nhận là tôn giáo chính thức thứ 7 của bang.

Ông Arif M. Edie nói: “Nó chỉ được thừa nhận như một nền văn hóa tâm linh chứ không phải một tôn giáo”.

Sự giải thích này không thích hợp với tín ngưỡng “Aliran Kepercayaan”, những người cho rằng chính quyền địa phương ở các vùng đất xa xôi của Indonesia sẽ tiếp tục phân biệt đối xử khi cung cấp các dịch vụ công cộng.

Johanes Nugroho, một nhà phân tích chính trị Indonesia nói: “Vấn đề với bất kỳ chính sách hoặc quy định gây tranh cãi nào nằm ở phía Chính phủ”.

Ông Nugroho, cựu tín đồ Cơ Đốc và Kejawen, một hệ thống tín ngưỡng truyền thống, nói rằng: Ông đã cố gắng vô ích để đưa Kitô giáo khỏi danh sách tôn giáo trên giấy chứng minh nhân dân hoặc để trống. Thư ký tại văn phòng chính quyền địa phương đã từ chối, sau đó lén lút gợi ý ông nên cải đạo theo Hồi giáo và điền vào giấy chứng minh nhân dân là đạo Hồi. Hiện nay, chứng minh vẫn xác định ông là một tín đồ Cơ Đốc giáo.

Tuy nhiên, các tổ chức tín ngưỡng truyền thống nói rằng, họ được khuyến khích bởi phán quyết của Tòa án Hiến pháp và cân nhắc việc mở cửa để thúc đẩy sự chấp nhận chính thức.

Ông Endang Retno Lastani, một người cao tuổi trong nhóm ở Java, có “giấy tờ tùy thân” (ID) quốc gia trống trong phần liên kết tôn giáo nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để đòi quyền bình đẳng. Bề ngoài tưởng như chúng tôi đang được hưởng sự bình đẳng, hợp pháp, nhưng thực tế chúng tôi vẫn bị phân biệt đối xử”.

Ông Endang Retno Lastani nói: “Niềm tin của chúng tôi là sự hợp nhất của Thiên Chúa và con người, giống như các tôn giáo khác. Thế nhưng điều gì đang xảy đến với chúng tôi đây?”.

Vân Tuyền (Nguồn: The New York Times)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm