Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/12/2013, 15:06 PM

Internet và hố đen tâm linh (P.1)

Đối với khoa học Tâm linh của phương Đông thì vô thức không có gì bí ẩn ghê gớm. Thực hành chính pháp có thể giúp con người vượt qua được vùng u tối của vô thức, làm chủ vùng vô thức.

Tâm linh là gì? Các nhà tâm lý học gọi là vùng Vô thức, các nhà văn gọi là Tiềm thức. Thực ra tâm linh diễn ra hàng ngày, từ chính chúng ta và môi trường xung quanh, từng giờ từng phút. Xin chia sẻ một cách tiếp cận, để các bạn trẻ cùng tìm hiểu tâm linh.

Computer “không tin... những giọt nước mắt”

Nếu ví bộ não là computer, chúng ta tư duy trên bề mặt vỏ não, ví như Desktop và ổ C của máy tính. Nói tóm lại, rất dễ mất dữ liệu, rất hại màn hình, tức là chúng ta suy giảm sức khỏe, trí nhớ. Nếu ai thông minh thì tư duy sâu vào não bộ, ví như ổ D, ổ E.

Bộ não, ai cũng có, thế nhưng sử dụng tài nguyên não như thế nào thì phụ thuộc vào gen di truyền, tính cách, hoàn cảnh gia đình, xã hội, môi trường giáo dục... Đại đa số, chúng ta mới chỉ sử dụng được khoảng 3 - 5 % tài nguyên não bộ, ai thông minh có phát minh sáng chế vượt trội thì cũng chỉ dùng đến 10% não bộ. Các nhà khoa học chưa khám phá ra 90% não bộ để làm gì? Các nhà tâm lý học gọi là vùng Vô thức, các nhà văn gọi là Tiềm thức.
 
Ngày nay, ở Mỹ và phương Tây quan tâm đến chỉ số EQ hơn là chỉ số IQ.  Nói tổng quát, EQ là Trí tuệ cảm xúc, là trí tuệ làm chủ bản thân. Các nhà nghiên cứu - ứng dụng tâm lý cho rằng, chỉ số EQ có liên quan mật thiết với lương tâm, đạo đức, vị tha, bao dung, độ lượng... Do đó, kỹ năng rèn luyện EQ là kỹ năng tác động vào vùng Vô thức của con người.

Vô thức

Nếu con người là tiểu vũ trụ thì vùng vô thức chính là hố đen của con người. Vậy vô thức là gì? 

Vấn đề vô thức rất phức tạp, như con dao hai lưỡi. Sự thực thì vô thức là một kho tối tăm không ánh sáng chồng chất ký ức, kinh nghiệm, kiến thức, bản năng, tập khí. Vì thế, người xưa có câu “giang sơn khó đổi, bản tính khó dời”, cái khó dời chính là cái vùng vô thức này sai sử, xui khiến chúng ta. Nếu người nào sống có lương tâm, thiện lành thì tránh được nhiều vùng tối của vô thức sai khiến.

Cuộc sống và công việc hàng ngày khiến chúng ta đi sâu dần vào vùng vô thức. Ví dụ, đa số chúng ta càng về già thì càng dễ thay đổi tính nết, khó tính hoặc lú lẫn. Vì trải theo thời gian, tư duy, kinh nghiệm sẽ tích tụ thật nhiều, dồn nén sâu vào vùng vô thức. 

Những người sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, viết sách... cũng là đưa tư duy đi sâu vào vùng vô thức. Nếu tư duy của người đó không hướng tới chân, thiện, mỹ thì sớm muộn người đó cũng bị thui chột sáng tạo, họ đi sâu vào vùng tối của vô thức.

Ví dụ người lao động trí óc, người sử dụng Internet, người chơi game hàng ngày cũng là dần dần đi sâu trong vô thức. 

"Vô thức" là một thuật ngữ làm đau đầu các nhà Tâm Lý Học phương Tây. Họ có chìa khóa duy nhất để “mon men” vào vùng vô thức, đó là thuyết phân tâm học của Freud và Jung. Và vô thức được hiểu gắn liền với bản năng gốc. 

Đối với khoa học Tâm linh của phương Đông thì vô thức không có gì bí ẩn ghê gớm. Thực hành chính pháp có thể giúp con người vượt qua được vùng u tối của vô thức, làm chủ vùng vô thức. 

Ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, những người sử dụng Internet hàng ngày, họ đang dò dẫm sâu hơn trong bộ não của mình, đi vào  tâm linh. Và khi nghe nói về tâm linh, người "tư duy" không gian Internet có thể hiểu được khái niệm tâm linh theo những luận giải riêng...

Còn nữa....
Bạch Tầm Xuân

Ghi chú:
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm