Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/02/2015, 13:55 PM

Kể chuyện tháp Quy Sơn

Nhà sử học Lê Văn Lan là người có tài kể chuyện lịch sử rất đặc biệt. Những câu chuyện của ông luôn hấp dẫn đối với cả người lớn và các bạn nhỏ. Hiểu lịch sử để yêu thêm lịch sử dân tộc, biết sống đẹp và có trách nhiệm hơn với dân tộc mình, đó là những nét đẹp của văn hóa, trí tuệ qua từng câu chuyện mà nhà sử học muốn gửi gắm.

 
Ngày xuân, vãn cảnh đất nước, tham quan Thủ đô, đặt chân tới Hồ Gươm, nơi trở thành biểu tưởng của tinh thần trung nghĩa, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta, nghe lại câu chuyện kể của giáo sư Sử học Lê Văn Lan, đó sẽ là một trải nghiệm rất thú vị. 

Ba chữ Hán: “Quy Sơn Tháp” – chuyển ngữ Hán Việt thành ra là “Tháp Quy Sơn” – hiện vẫn thấy ở mặt phía Đông, trên tầng Ba, của tòa tháp 3 tầng (và một đỉnh), hình chữ nhật, xây trên gò đất nổi giữa hồ Hoàn Kiếm.

Dịch ra Quốc ngữ “Tháp Quy Sơn” có nghĩa là “Tháp Núi Rùa”! Tháp đã vừa mô tả rồi. “Rùa”, thì vì đây là chỗ cụ Rùa Hồ Gươm lên nghỉ ngơi, phơi nắng, nên gọi thế. Còn “Núi” chính là cái gò đất, diện tích khoảng 350 mét vuông, bên trên xây Tháp Rùa đấy.

Vì sao gọi vậy? Bởi vì: theo quan niệm và chữ nghĩa thời xưa: “Cao nhất thốn giả vi Sơn” (chỉ cần nhô cao một tấc thôi, nhưng nếu là thiêng, cũng đủ được gọi là núi). Huống chi, cái gò đất này, nổi trên mặt nước đã mấy tấc, lại chắc chắn linh thiêng rồi, cho nên gọi “gò” là “núi” đúng quá!

Bây giờ, kể tiếp đến chuyện tòa tháp.

Cao tất cả là gần 9 mét, tòa tháp này không giống bất cứ một kiểu tháp cổ truyền, cũng chẳng ra vẻ một công trình hình tháp hiện đại nào. Bởi đặc trưng dễ nhận nhất, là: có rất nhiều cửa (tầng Một và tầng Hai, mỗi tầng có đến 14 cửa) và đều là cửa kiểu “gô – tích” (đỉnh vòm cửa nhọn) giống như cửa nhà thờ công giáo vậy. Niên đại xây tháp, giúp hiểu sự tình này. Đó là năm 1877, tức là: 4 năm sau lúc Thực dân Pháp đánh hạ “Thành cổ Hà Nội” lần thứ nhất(1873) và 11 năm trước ngày tổng thống “nước Pháp bảo hộ” ký giấy thành lập “Thành phố Hà Nội” (đô thị thuộc địa theo mô hình phương Tây, 1888).

Nhưng ly kỳ hơn cả, là truyền thuyết về việc xây tháp, và người xây tháp. Đó là người thường được gọi bằng tên “Bá Hộ Kim”. Ông này tin theo thuyết Phong thủy, nghĩ rằng cái gò nổi giữa hồ Hoàn Kiếm có kiểu đất “Vạn đại công khanh”, chôn được hài cốt cha mẹ ở đó, con cháu sẽ muôn đời làm quan to! Cho nên đã thuê thợ xây sẵn một móng tháp giữa gò để trong đêm tối, bí mật đem xương cha mẹ đặt vào đấy, chờ đến sáng sẽ xây các tầng tháp chồng lên trên. Không ngờ, đến lúc khởi công vào hôm sau, thì thấy từ đêm trước, hai bộ xương đã bị bới trộm, vứt xuống hồ rồi. Đành vờ như không có chuyện gì, tiếp tục xây tòa tháp. 

Không có tài liệu đương thời nào ghi chép về việc này. Chỉ là chuyện kể truyền miệng thôi. Còn thực ra, nhân vật được nói đến ở đây, tên là Nguyễn Hữu Kim, ông sinh năm 1832, mất năm 1901, là người làng Cựu Lâu (khu vực Tràng Tiền – Hàng Khay ngày nay) mở cửa hàng buôn bán- chế tạo các đồ khảm trai, trông ra hồ Hoàn Kiếm. Ông Kim có thời gian làm việc cho Pháp(lúc chúng đánh Thành Hà Nội lần thứ nhất) nhưng con gái (tên là Khuê) lại tham gia phong trào nhân dân chống Pháp nên bị chúng nghi ngờ, cách chức, giam lỏng. Đến khi Pháp đánh hạ thành Hà Nội lần thứ hai(1882) chính ông Kim là người đã đứng ra lo liệu tang ma cho Tổng đốc Hoàng Diệu.

Câu chuyện quanh tòa tháp giữa hồ Hoàn Kiếm, lẫn lộn các yếu tố hư và thực truyền thuyết và lịch sử. Nhưng từ năm 1877 tới nay, với tên gọi nôm na quen thuộc là: Tháp Rùa, tòa tháp Quy Sơn này vì ở vào chỗ vô cùng “đắc địa” (giữa “lẵng hoa trong thành phố”) là hồ Hoàn Kiếm, nên đã thành công trình biểu tượng, thân thương, cả linh thiêng nữa, có tuổi hơn trăm năm, của và cho Thủ đô ta.

Nhà sử học Lê Văn Lan
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2015
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm