Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Khi nào hết bất an con sẽ lại lên thăm Đại đức

Những điều con viết ra đây gửi Đại đức, đúng ra nên “sống để bụng, chết mang theo”; nhưng sao con cứ lởn vởn trong đầu mỗi lần nhận được email của Đại đức....hỏi sao không thấy lên thăm Thầy?

 Thiền viện Tuệ Đức

Hôm nay, con xin ghi lại để chia sẻ với Đại đức. Vâng! Chắc Đại đức còn nhớ hôm con đến thăm Đại đức ở Thiền viện Tuệ Đức, sông Lô, Vĩnh Phúc; sau đó con còn gặp lại Đại đức ở cổng chùa Quán Sứ. Đúng ra con còn muốn lên Tuệ Đức nhiều lần. Nhưng…chuyện là thế này:

Hôm lên trên đó, con ra bến xe Giáp Bát, loanh quanh tìm xe đi sông Lô; một chú thanh niên săn đón:

- Ông đi về đâu?

- Tôi về Thiền viện Tuệ Đức, huyện sông Lô, Vĩnh Phúc

- Thế thì ông lên xe cháu

Anh ta đưa con lên xe

- Giá vé thế nào

- Lấy người khác thế nào thì lấy ông thế

- Đúng là xe về Thiền viện Tuệ Đức, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc chứ?

- Khổ quá, nhà cháu ở gần ngay đó mà, có ba bước chân thôi mà.

Thế là con yên tâm ngồi chờ cho đến xe chạy.

Dịp ấy cầu Thăng Long đang sửa mặt đường, nên cấm xe chở khách, xe phải chạy vòng qua cầu Đuống để về mạn Vĩnh Phúc.

Xe chạy đến đê sông Hồng thì phụ xe thu tiền xe:

- Giá xe hôm nay tăng 3 lần vì phải đi đường vòng.

Nhiều tiếng phản đối. Riêng con dù tăng 3 hoặc 10 lần thì vẫn có tiền. Con thầm nghĩ khi con hỏi giá vé, anh ta trấn an: “Lấy người khác thế nào thì lấy ông thế!”.

Con đã lên xe, chấp nhận cuộc chơi, do vậy tăng giá cũng phải ngậm tăm mà chấp nhận. Thế là đã có điều bất trắc về đường vòng, bất trắc về giá vé.

Dọc đường xe còn bắt thêm khách. Qua trao đổi giữa nhà xe và khách mới lên, con vỡ lẽ là xe về Phú Thọ chứ không phải về huyện Sông Lô. Khi xe chạy qua thành phố Phúc Yên, con nghĩ mình phải “thoát khỏi” xe này. Con nói nhỏ nhẹ với chú phụ xe

- Chú à, xin lỗi chú, tôi lẩn thẩn lên nhầm xe, đến ngã Ba Tam Dương đi Sông Lô làm ơn cho tôi xuống nhé!

Chú lái xe ở bến nói như đóng đinh xe sẽ đỗ ở cổng Thiền viện Tuệ Đức, miệng ngậm tăm.

- Chú à, chú làm ơn cho tôi xin lại một phần tiền xe, để tôi có tiền đi xe từ ngã ba Tam Dương về sông Lô.

- Cho ông xuống, nhưng sẽ không trả lại ông tiền.

Con nhỏ nhẹ:

- Tôi già rồi cơ hội kiếm tiền rất khó, hai chú còn nhiều cơ hội kiếm tiền, hai chú làm ơn cho tôi xin lại một phần tiền.

Đến ngã Ba Tam Dương, xe dừng, con xuống xe. Chú lái xe không có một lời xin lỗi. Họ chỉ trả lại con 15 nghìn, còn họ chiếm không phần đường mà con chưa đi, đúng hơn là lỗi do nhà xe.

- Chú à, bao giờ xe quay về Hà Nội để tôi còn đón xe chú? Im lặng, và xe vèo đi.

Con phải bắt xe ôm lên sông Lô gặp Đại đức! Hình như là 40 km thì phải. Rủi là xe lừa mình. Nhưng may là được đi du lịch bằng xe ôm.

Phong cảnh từ Vĩnh Yên về Sông Lô. Ôi! vùng chiêm trũng, vùng màu, con đê, khóm tre, cảnh nhà quê thật quen thuộc, sống lại kí ức tuổi thơ của con. Lên gặp được Đại đức, mọi mệt mỏi bụi bặm trần ai, sau một giây là rũ sạch.

Nhớ ngôi chùa tuyệt đẹp ở vị trí thần tiên, nhớ hồ nước, nhớ những chú chim bồ câu quẩn quanh bên chân Đại đức.


Đúng là cảnh tiên nơi hạ giới!

Non xanh nước biếc lưng chừng trời!


Con thích nơi đây hơn Thiền viện Đà Lạt, Tây Thiên Tam Đảo. Vì ở đây chưa bị khai thác làm du lịch, cảnh sắc còn hoang sơ, linh thiêng.

Hôm ấy sau khi lễ Phật và dùng cơm chay với Đại đức, con phải ra về ngay. Chú xe ôm thật tử tế và tốt bụng, còn giới thiệu món cá thình đặc sản vùng quê này. Món ăn dân dã cổ truyền mà rất đậm đà!

Về đến ngã Ba Tam Dương, chú xe ôm nói:

- Ông cứ yên tâm, lái xe bến này, cháu quen hết, cháu sẽ gửi ông về đến tận Hà Nội.

Con mừng thầm trong bụng. Lúc đi đã vậy, lúc về gặp may đây.

Xe về Hà Nội đây rồi!

Chú xe ôm đưa con lên xe. Con thanh toán mọi chi phí xe ôm cho chú ấy!

- Cảm ơn chú nhé, hẹn gặp lại.

Con ngủ gà ngủ gật trên xe.

Xe này không về Giáp Bát mà biển lại đề về bến xe Mỹ Đình.

Khi đến đầu cầu phía Bắc cầu Thăng Long, thì lái xe nói:

- Xuống hết, đến rồi! (?)

Mọi người phản đối:

- Về bến xe Mỹ Đình cơ mà?

Chú phụ xe cao giọng:

- Xuống hết!

Con nhỏ nhẹ hỏi:

- Chú ơi! Khi bán vé chú bảo về bến xe Mỹ Đình cơ mà?

- Đ.M mày, bố mày đạp chết mày bố ném xuống sông Hồng bây giờ!

Con kinh sợ tột cùng. Cả xe lục đục kéo xuống. Một số cứ ngồi đấu tranh. Con thấy nguy hiểm, lẳng lặng ra cửa, đi nhanh về bến xe bus công cộng. May quá, có ngay chuyến xe về Bến xe Mỹ Đình.

Ngồi yên chỗ mà tim vẫn đập thình thịch. Xe chạy mà cứ sợ chú ấy đuổi theo đập chết, vất xuống sông Hồng, làm mồi cho cá! Thế gọi là thủy táng!?

Con là như vậy đó thưa Đại đức, chuyến đi và về khi lên thăm Đại đức ở Thiền viện Tuệ Đức nên nhớ hay quên? Con đã cố quên, nhưng mỗi lần nhận email của Đại đức, nó lại cứ lởn vởn trong đầu!

Nhiều khi con muốn lên lại chỗ đó, lên Thiền viện Tuệ Đức đẹp nhất Việt Nam ta. Nhưng con nghĩ chuyến đi hôm nào, lòng vẫn còn vô cùng bất an!

Khi nào lòng hết bất an, con sẽ lại lên thăm Đại đức!


Văn Hoa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Phật giáo thường thức 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Phật giáo thường thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Phật giáo thường thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Mọi sự vốn đã hoàn hảo ngay từ khi ta chưa sinh

Phật giáo thường thức 08:59 18/04/2024

Hỏi: Thầy ơi, thật khó để thấy biết, đánh giá, nhìn nhận, hành xử... với tâm trong sáng. Thầy chỉ dạy cho con rõ hơn ạ. Con xin tri ân Thầy.

Xem thêm