Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/08/2022, 12:09 PM

Khi yêu thương đủ lớn, mọi ranh giới đều được xóa nhòa

Chúng ta chưa đủ khả năng xóa đi ranh giới giàu nghèo sang hèn, thành thị nông thôn, quyền cao phận kém,… nhưng chúng ta có khả năng làm mờ đi những ranh giới đó hoặc còn hơn thế nữa.

Tâm từ – thuật ngữ chuyên môn dùng trong Đạo Phật, nói theo nghĩa thông thường là tình thương yêu, là một tình cảm thiêng liêng đối với tất cả chúng sanh dù lớn dù nhỏ đều vô điều kiện. Tâm từ là một nguồn sinh lực vô biên giúp tâm tánh con người trở nên hiền hòa thân thiện, bên cạnh còn tạo nên môi trường mát mẻ để mọi vật được tăng trưởng tốt đẹp, tạo cho cảnh vật thiên nhiên thêm xanh tươi. Có thể nói, một trong những đức hạnh hay đạo đức quan trọng nhất để thiết lập đoàn kết và hòa hợp trong xã hội là tâm từ. Trong kinh Trung Bộ, bài kinh số 99, kinh Subha, Đức Phật dạy thanh niên Bà-la-môn Subha Todeyyaputta: “Này thanh niên Bà-la-môn, Tỳ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới; vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân” [1].

VẬY TÂM TỪ LÀ GÌ? 

Tâm từ là điều làm cho lòng ta êm dịu, ấm áp, từ ái, là thiện ý, là tình thương bao la, mang niềm vui đến mọi người… nói theo đây là hiểu trên mặt ngôn từ. Còn về mặt bản thể, tâm từ là tình thương quảng đại, rộng lớn không phân biệt ta và người, người này hay người kia mà là năng lượng từ hòa thấm nhuần cả không gian và thời gian. Tâm bao trùm đồng đẳng, bao la không riêng biệt một ai, không có bóng dáng của luyến ái, của chấp trước. Tâm từ bao la rộng lớn, đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân, những người không quen biết, những người thù địch, người thương, người không thương,… Tâm từ không có nghĩa là phải sống quên mình vì người khác, không phải hy sinh vì người khác,… mà tâm từ ở đây là tình thương bao la rộng lớn vô điều kiện, không chấp ngã.

Đức Phật từng nói: “Như Lai sống trên một ngọn núi giữa đám sư tử, cọp, beo, các thú giữa rừng hoang cỏ rậm không một con vật nào sợ Như Lai và Như Lai cũng không sợ con vật nào. Chính là nhờ oai lực của Tứ vô lượng tâm nâng đỡ và bảo vệ Như Lai sống đời yên ổn”.

Đức Phật từng nói: “Như Lai sống trên một ngọn núi giữa đám sư tử, cọp, beo, các thú giữa rừng hoang cỏ rậm không một con vật nào sợ Như Lai và Như Lai cũng không sợ con vật nào. Chính là nhờ oai lực của Tứ vô lượng tâm nâng đỡ và bảo vệ Như Lai sống đời yên ổn”.

Tâm từ cũng không phải là khi đối tượng dễ mến thì ta thương, đến khi đối tượng không còn dễ mến nữa thì ta không thương, nếu như vậy chúng ta đã mắc vào cái tính dễ mến của họ chứ không phải thương họ bằng tình thương đích thực. Chúng ta thương khi có sự đánh giá nhận định xen vào chứ không phải là tình thương thuần khiết, trong sạch. Bởi vậy, tâm từ đã được Đức Phật mượn hình ảnh người mẹ ôm ấp, bao bọc che chở người con của mình mà không cần một đáp trả nào.

“Như tấm lòng người mẹ,

Ðối với con của mình,

Trọn đời lo che chở,

Con độc nhất mình sanh.

Cũng vậy, đối tất cả

Các hữu tình chúng sanh,

Hãy tu tập tâm ý,

Không hạn lượng, rộng lớn” [2].

TÂM TỪ XOÁ NHOÀ MỌI RANH GIỚI

Mọi vật sở hữu trên thế gian này như: Tiền tài, địa vị, danh vọng, sắc đẹp đều bị bụi thời gian xóa nhòa theo năm tháng, bị luật vô thường thay đổi biến thiên, riêng chỉ có một thứ luôn trường tồn dẫu kinh qua thời đại hay quốc độ nào. Đó là tình thương. Tình thương không phải giàu sang mà chúng ta mới có được, cũng không phải hạnh phúc rồi ta mới học được, cũng không phải dùng tiền tài mà mua được. Bởi lẽ, tình thương xuất phát từ trong bản tâm của mỗi con người. Tình thương cao quý thật sự sẽ xuất phát từ những điều cao đẹp vĩnh hằng, mà nơi đó con người sống chân thật yêu thương, đùm bọc che chở lẫn nhau. Chỉ có thế, con người mới tồn tại lâu dài và sống có ích một cách ý nghĩa và trọn vẹn.

19-1 (1)

Hãy thử ngẫm lại xem, bất kể là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, người thân, bạn bè,… nếu mỗi người đều cùng nhau trân quý những giây phút hữu duyên bên nhau, yêu thương lẫn nhau thì dù có sóng gió ngập trời hay phong ba bão táp thì họ vẫn tồn tại cùng nhau. Không những vậy, chúng ta thử lưu tâm đến những thú cưng trong nhà. Nếu chúng ta thương yêu chúng thì tự khắc chúng cũng sẽ cảm mến và quấn quýt bên ta. Ngược lại, chúng ta xa lánh không chăm sóc ăn uống, không gần gũi vuốt ve thì chúng cũng tự khắc rời xa. Đó là một quy luật tự nhiên, bắt gặp điều xấu tự khắc tránh xa, hội ngộ điều tốt sẽ khiến ta muốn gần gũi.

Đức Phật từng nói: “Như Lai sống trên một ngọn núi giữa đám sư tử, cọp, beo, các thú giữa rừng hoang cỏ rậm không một con vật nào sợ Như Lai và Như Lai cũng không sợ con vật nào. Chính là nhờ oai lực của Tứ vô lượng tâm nâng đỡ và bảo vệ Như Lai sống đời yên ổn” [3]. Qua lời nói ngắn gọn của Đức Phật, chúng ta thấy được lợi ích của tâm từ là vô lượng không ngằn mé, không thể dùng tiếng nói của ngôn ngữ có thể diễn đạt hết. Tâm từ không chỉ là bạn thân của nhân loại mà cũng là bạn thân của tất cả chúng sanh từ muôn thú cho đến những sinh linh bé nhỏ cũng được thuần hóa bằng tâm từ vô lượng. Qua đó, chúng ta mới thấy chỉ có tâm cảm ứng với tâm mới làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn dù là đối tượng nào, kể cả muôn loài cũng có trái tim để cảm nhận.

Nếu không tìm được bạn Bằng mình hay hơn mình Thà quyết sống một mình Không bè bạn kẻ ngu.

Nếu không tìm được bạn Bằng mình hay hơn mình Thà quyết sống một mình Không bè bạn kẻ ngu.

Chúng ta chưa đủ khả năng xóa đi ranh giới giàu nghèo sang hèn, thành thị nông thôn, quyền cao phận kém,… nhưng chúng ta có khả năng làm mờ đi những ranh giới đó hoặc còn hơn thế nữa. Chính thời Phật còn tại thế, xã hội Ấn Độ phân biệt kỳ thị giai cấp một cách khắc nghiệt, dân chúng sống trong sự ngột ngạt của hệ thống đẳng cấp, rào cản lớn trong quá trình phát triển của loài người. Riêng Thế Tôn – bậc Đại từ đại bi đã xóa đi ranh giới đẳng cấp trong chính Giáo đoàn của Ngài. Điển hình như Tôn giả Ưu-ba-ly được ghi lại trong tích truyện Trưởng lão Tăng kệ: “Trong thời Đức Phật hiện tại, ngài được sanh trong gia đình một người cạo tóc tên là Upali. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài xuất gia, theo gương của Anuruddha và năm vị con cháu hoàng tộc” [4]. Qua dẫn chứng trên, đã xác định yếu tố vô cùng quan trọng đó là tôn giả Ưu-ba-ly thuộc giai cấp Thủ-đà-la.

Mà giai cấp Thủ-đà-la lại là giai cấp thấp nhất trong bốn giai cấp ở Ấn Độ: Giai cấp Bà-la-môn (giáo sĩ), giai cấp Sát-đế-lợi (quý tộc, chiến binh), giai cấp Phệ-xá (nông – công – thương) và giai cấp Thủ-đà-la (nô lệ). Tóm lại, trong hệ thống giai cấp của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, giai cấp Thủ-đà-la chịu nhiều thiệt thòi và bất công nhất. Họ không chỉ bị tước đoạt tất cả quyền lợi sinh sống mà còn bị xem thường. M.Gandhi miêu tả tình trạng đó rằng: “Về mặt xã hội, họ bị đối xử như những người bị bệnh hủi. Về mặt kinh tế, họ còn thua cả nô lệ. Về mặt tôn giáo, họ bị từ chối vào những nơi gọi là ‘ngôi nhà của Thượng Đế’ (đền thờ Thần). Mặc dù cũng là đạo Hindu nhưng họ bị cấm sử dụng các lợi ích công cộng như đường sá, trường học, bệnh viện, giếng nước, công viên” [4]. 

Tâm từ vô lượng vô biên của Đức Thế Tôn đã xóa đi ranh giới đẳng cấp trong chính Tăng đoàn của Ngài, không phân biệt kẻ thân người sơ, bạn cũng như thù, người thượng đẳng hay hạ đẳng, nam hay nữ,… Tất cả đều được đối xử chan hòa tựa như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật, cùng ngồi chung một hội chúng, cùng sống chung một tịnh xá, cùng sống với nhau trong tinh thần lục hòa cộng trụ và chỉ hơn nhau về mức độ tu tập và chứng ngộ. Chính tình thương quảng đại của đấng Đại từ đã phá vỡ định kiến từ ngàn xưa của cổ đại Ấn Độ, xóa bỏ rào cản trong sự tu chứng để chúng Tăng sống trong thanh tịnh và hòa hợp.

21-1 (1)

Cuộc đời Ðức Phật thật là minh chứng sống động cho suối nguồn từ bi luôn tuôn chảy không ngừng. Dù khi Ngài đang ở một mình hoặc cùng với mọi người, trong lúc hoằng dương thuyết pháp độ đời hoặc lúc dừng chân, trong khi giảng dạy giáo pháp hoặc khi thiền định vắng lặng, hoặc cùng với những người ngưỡng mộ hay phỉ báng Ngài. Dường như không có một tình huống nào ngăn trở được lòng bi mẫn của Ngài, Ngài thật sự có một tấm lòng bao la rộng mở giống như nắng sáng làm tan biến lớp sương mờ, như hạt mưa rào tưới mát cơn nóng bức. Muôn loài luôn được tắm mát dưới ánh từ quang và trái tim vô lượng hải hà vượt thời gian vô cùng và không gian vô tận của Đức Phật.

Ngay từ bây giờ, chúng ta có thể bắt đầu với một lối sống mới khiến cho những trái tim của chúng ta hòa hợp hơn là ngăn cách, mở rộng hơn là thu hẹp, gần nhau với sức mạnh của lòng từ bi hơn là bị lôi kéo bởi xa cách phân biệt. Hãy tập sống một cách tử tế như nhà thơ Rilke mô tả: “Ta sống trong cuộc đời với vòng tay rộng mở trải khắp thế gian. Ta có thể chẳng bao giờ đạt được điều mơ ước cuối cùng. Nhưng ta sẵn lòng dâng hiến bản thân mình cho nó”. Chúng ta có thể bắt đầu sống với một cách sống xứng đáng với chính tiềm năng phi thường của chúng ta – tiềm năng của suối nguồn từ bi vô tận. Chúng ta hãy bước vào cuộc đời bằng một tâm từ cởi mở, bao dung và từ ái. Sống với trái tim rộng mở chan hòa, không ích kỷ, không ganh tỵ, không hiềm khích và yêu thương lẫn nhau.

Chú thích và tài liệu tham khảo:

[1] Hòa thượng Thích Minh Châu (dịch), kinh Trung bộ, kinh Subha, tr. k777.

[2] Hòa thượng Thích Minh Châu (dịch), kinh Tiểu Bộ, kinh Lòng Từ, tr.36.

[3] Hòa thượng Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tiểu Bộ, Trưởng lão Tăng kệ, Chương III, tr.314.

[4] https://thuvienhoasen.org/a29773/phan-1-giai-cap-va-phan-khang-giai-cap.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hai nguyên tắc làm vơi đi phiền não

Sống an vui 10:39 16/04/2024

Trên thế gian này chỉ có lòng từ bi mới có khả năng làm vơi đi những nỗi khổ niềm đau. Các bạn nhất định phải hỷ xả, cần phải mở lòng khoan thứ, bao dung, thương yêu mọi người, mọi chúng sanh. Thương yêu và tha thứ mọi người, bạn sẽ sống những ngày rất hạnh phúc.

Tham ái là nguyên nhân dẫn đến đau khổ

Sống an vui 08:37 16/04/2024

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh. Đức Phật chẩn đoán và tìm ra bệnh của chúng sinh, biết bệnh của chúng sinh là đau khổ, và đau khổ này có nguyên nhân là tham ái.

Mỗi người một con đường

Sống an vui 14:30 15/04/2024

Khi bạn dùng bản đồ của người khác để vạch định đường đi cho mình, càng đi sẽ càng thấy mờ mịt. Đơn giản vì đó vốn không phải phương hướng của bạn.

Tâm tịnh cõi nước tịnh, tâm an vạn sự an

Sống an vui 09:48 15/04/2024

Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:

Xem thêm