Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kho tàng của Phật giáo

Một học giả người Hồi Giáo đã nói rằng: “Đức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài”.

 >> Kiến thức

Bài liên quan

Một học giả người Hồi Giáo đã nói rằng: “Đức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài”.

Còn nhà bác học Albert Einstein lại kết luận: “Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”. Điều đó chứng tỏ giáo pháp siêu việt của đức Phật không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tôn giáo khác mà những tư tưởng, lời dạy của Ngài còn là đáp án cuối cùng cho nhiều nghiên cứu khoa học miệt mài sau này của nhân loại.

Những tư tưởng cao đẹp và các học thuyết nổi bật về vũ trụ, nhân sinh mà Đức Phật đã để lại cho đời chẳng khác nào kho tàng tri thức vô giá của nhà Phật.

Tư tưởng Từ Bi 

Tinh thần từ bi của nhà Phật dạy chúng ta phải làm sao đem lại cho mọi người ánh sáng đạo lý, để cho họ biết được lẽ chân thật, không tạo những điều đau khổ, luôn luôn tiến tới chỗ an lạc.

Tinh thần từ bi của nhà Phật dạy chúng ta phải làm sao đem lại cho mọi người ánh sáng đạo lý, để cho họ biết được lẽ chân thật, không tạo những điều đau khổ, luôn luôn tiến tới chỗ an lạc.

Bài liên quan

Chúng ta biết tuyên ngôn trong ngay từ buổi đầu cũng như trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sinh của Đức Phật là: “Không có sự khác biệt giữa những giọt nước mắt cùng mặn và những giọt máu cùng đỏ”. Đây chính là tư tưởng từ bi, yêu thương muôn loài của Đức Phật trải rộng khắp cõi như dòng sữa mẹ ngọt ngào, tươi mát. Đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo trong giáo lý Phật giáo và tư tưởng này có mối liên mật thiết, chặt chẽ với các học thuyết, tư tưởng khác tạo nên hệ thống giáo pháp nhất quán và sâu sắc nhưng luôn lấp lánh tinh thần nhân văn cao đẹp.

Từ bi là Hán dịch của chữ Karunâ trong kinh sách tiếng Phạn. Từ là lành, hiền từ; bi là thương xót, thương hại. Trong Phật giáo, Từ Bi không chỉ đơn giản là lòng thương xót mà nói một cách đầy đủ và chính xác thì Từ bi là: khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được Giác ngộ và Giải thoát, thì Từ bi chính là ước vọng mãnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau. Cùng với Hỷ và Xả thì Từ Bi là Tứ phạm trú hay Tứ vô lượng tâm: Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng, tức bốn đức tính của tâm thức và đồng thời là con đường cho người Phật tử vun xới bằng tu tập và thiền định lâu dài.

ùng với Hỷ và Xả thì Từ Bi là Tứ phạm trú hay Tứ vô lượng tâm: Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng, tức bốn đức tính của tâm thức và đồng thời là con đường cho người Phật tử vun xới bằng tu tập và thiền định lâu dài.

ùng với Hỷ và Xả thì Từ Bi là Tứ phạm trú hay Tứ vô lượng tâm: Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng, tức bốn đức tính của tâm thức và đồng thời là con đường cho người Phật tử vun xới bằng tu tập và thiền định lâu dài.

Có ba loại từ bi:

Một là ái bi, tức là yêu mến những người gần gũi, thương xót đồng loại, thấy người nghèo khổ, bệnh hoạn đưa tay ra cứu giúp.

Hai là pháp bi, cao hơn, vì thấy tất cả là do nhân duyên.

Bài liên quan

Ba là lòng từ bi bao la bao trùm khắp chốn không phân biệt, tức là đồng thể đại bi của chư Phật, Bồ tát. Từ Bi là một trong những chân lý cao cả hơn hết của giáo pháp Phật giáo bởi nó thể hiện: khổ đau không phải là một định mệnh, khổ đau có thể tránh khỏi, ta có thể tự giải thoát được, và tất cả mọi chúng sinh đều có thể thực hiện được sự giải thoát đó, không phải chỉ riêng có Phật mà thôi.

Tinh thần từ bi của nhà Phật dạy chúng ta phải làm sao đem lại cho mọi người ánh sáng đạo lý, để cho họ biết được lẽ chân thật, không tạo những điều đau khổ, luôn luôn tiến tới chỗ an lạc.

“Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”.

“Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”.

Học thuyết Nhân quả

Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và hoa trái. Ở đây chúng ta hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động.

Bài liên quan

Nếu lấy hạt lúa gieo trồng, chăm bón, tưới tắm chúng ta sẽ thu được những bông lúa, đó là nhân và quả của cây lúa; nếu ta lấy một hạt chanh đem ươm trồng, hạt chanh lên thành cây và cho những trái chanh chua, đó là nhân và quả của cây chanh. Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy nhân nào thì quả nấy, hạt lúa cho ra bông lúa, hạt chanh sẽ cho trái chanh chua. Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu hành động ác là nhân ác, kết quả của hành động ác thì chúng ta sẽ phải thọ chịu quả khổ, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét. Ngược lại, hành động thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho chúng ta.

Đức Phật đã nhìn thấy hành động chúng ta làm ra, thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó chứ trên cuộc đời không có một Đấng Tạo Hoá chế ra định luật nhân quả này, để bắt buộc chúng ta phải thi hành. Nó là luật của vũ trụ, vô hình, vô ngôn nhưng có sức chi phối mọi hiện tượng một cách mãnh liệt và hoàn toàn chính xác, công minh: “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”.

Người Phật tử hiểu rõ đạo lý, niềm tin này làm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi việc: nghĩ, nói và làm việc có lợi cho mình, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác để chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, chuyển hóa bản thân, gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện.

Người Phật tử hiểu rõ đạo lý, niềm tin này làm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi việc: nghĩ, nói và làm việc có lợi cho mình, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác để chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, chuyển hóa bản thân, gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện.

Bài liên quan

Vậy tại sao có người làm việc ác nhưng vẫn sống sung sướng, ung dung hay có kẻ hiền lành mà vẫn nghèo khổ mãi? Bởi vì Luật nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian phụ thuộc vào yếu tố duyên, gọi là hiện báo, sinh báo và hậu báo.

1. Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này.

2. Sinh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới. Vì vậy, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhân ác đã tạo từ kiếp trước vẫn còn.

3. Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ. Vậy nên dân gian mới có câu “nhân quả ba đời” hay “đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

Người Phật tử hiểu rõ đạo lý, niềm tin này làm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi việc: nghĩ, nói và làm việc có lợi cho mình, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác để chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, chuyển hóa bản thân, gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện.

Đức Phật dạy rằng: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”.

Đức Phật dạy rằng: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”.

Học thuyết Vô thường
Bài liên quan

Đức Phật dạy rằng: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Vậy vô thường là không ở mãi một trạng thái nhất định, mà thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành để rồi biến hình đổi dạng và sau cùng đi đến sự tan rã qua từng sát na (giây). Phật gọi những giai đoạn thay đổi này là: sinh, trụ, dị, diệt.

Cùng quan điểm đó, nhà triết học Tây phương cổ đại Heraclit đã nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” để khẳng định mọi vật trong vũ trụ luôn không ngừng biến đổi, vận động và chuyển hóa. Thật vậy, tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, đến lớn như trăng sao, đều phải tuân theo luật vô thường này. Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời cũng không một ai tránh được quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Một bông hoa tuyệt đẹp rồi cũng phải tàn, một cô gái trẻ trung xinh đẹp rồi cũng phải già nua trước thời gian.

Đức Phật đã dạy rằng: “Tâm người như vượn chuyền cây. Như ngựa chạy rông nơi đồng nội”.

Đức Phật đã dạy rằng: “Tâm người như vượn chuyền cây. Như ngựa chạy rông nơi đồng nội”.

Luật vô thường không chỉ tác động đến thân mà còn chi phối tâm con người. Tâm niệm của chúng ta thay đổi theo từng giây phút. Có thể vài giây trước ta đang nghĩ chuyện này nhưng vài giây sau đó ta đã suy tư sang chuyện khác. Vì thế mà Đức Phật đã dạy rằng:

“Tâm người như vượn chuyền cây.

Như ngựa chạy rông nơi đồng nội”.

Cũng bởi cảm nhận cái vô thường luôn hiện hữu mà trong bài thơ Đi thuyền, nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút trước sang tôi phút này”.

Biết được quy luật này, chúng ta sẽ không còn đau khổ vì màu sắc tốt xấu, vì lời hay tiếng dở, vì mùi vị ngọt bùi, cay đắng; khi ấy ta sẽ thản nhiên trước những đổi thay bất ngờ cũng như phân chia, ly biệt trong cuộc sống.

Khi đã hiểu vô thường, chúng ta không còn quan trọng mọi thứ trong cái cõi đời này để bám víu vào nó, vin vào nó để tham lam, và làm bao nhiêu điều tội lỗi cũng như gây biết bao đau thương cho kẻ khác.

Khi đã hiểu vô thường, chúng ta không còn quan trọng mọi thứ trong cái cõi đời này để bám víu vào nó, vin vào nó để tham lam, và làm bao nhiêu điều tội lỗi cũng như gây biết bao đau thương cho kẻ khác.

Nhận thấy vô thường, chúng ta mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và cương quyết tìm lại cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc chắn muôn đời.

Khi đã hiểu vô thường, chúng ta không còn quan trọng mọi thứ trong cái cõi đời này để bám víu vào nó, vin vào nó để tham lam, và làm bao nhiêu điều tội lỗi cũng như gây biết bao đau thương cho kẻ khác.

Học thuyết Vô ngã
Bài liên quan

Nếu một số tôn giáo cho rằng mỗi cá nhân con người đều có một linh hồn riêng biệt (còn được gọi là Tự ngã, Bản ngã, cái “Tôi”, cái “Ta”; trong tiếng Phạn gọi là Ātman) do Thượng Đế tạo ra, và sau khi chết, linh hồn đó sẽ tiếp tục sống một cách bất diệt ở thiên đàng hay điạ ngục, số phận hay định mệnh của nó tùy thuộc vào sự phán xử, phán xét của đấng sáng tạo. Thì Phật giáo phủ nhận sự tồn tại của những Linh hồn, Tự ngã hay Bản ngã như vậy và cho rằng, con người thực chất chỉ là sự kết hợp của các yếu tố tâm và vật gọi là Ngũ uẩn, bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức uẩn. Và bản thân các yếu tố ấy cũng tùy thuộc vào nhau để tồn tại. Không có cái “ta” nào ở ngoài sự kết hợp ấy.

Học thuyết Vô ngã đã xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó chính là chìa khóa để con người thiết lập đời sống hạnh phúc, hòa bình và an vui trong mối đoàn kết tương thân tương ái.

Học thuyết Vô ngã đã xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó chính là chìa khóa để con người thiết lập đời sống hạnh phúc, hòa bình và an vui trong mối đoàn kết tương thân tương ái.

Bài liên quan

Theo Đức Phật, ý tưởng về tự ngã là một niềm tin sai lầm tạo ra nhiều suy nghĩ tai hại về cái “tôi” và “của tôi”, những ham muốn và dục vọng ích kỷ cho cái tôi, những dính mắc, chấp thủ, sự thù ghét và ác tâm (dành cho người khác), sự tự cao, tự đại, sự kiêu hãnh, chủ nghĩa vị kỷ (về cái tôi). Nó là nguồn gốc của mọi phiền não, rắc rối trên thế gian, từ những xung đột cá nhân cho đến những chiến tranh giữa các quốc gia. Chính quan điểm sai lầm này nguồn gốc của mọi điều ác và bất thiện trên thế gian này.

Học thuyết Vô ngã đã xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó chính là chìa khóa để con người thiết lập đời sống hạnh phúc, hòa bình và an vui trong mối đoàn kết tương thân tương ái.

Học thuyết Duyên khởi

Thuyết Duyên khởi chỉ rõ mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi.

Học thuyết Vô ngã đã xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó chính là chìa khóa để con người thiết lập đời sống hạnh phúc, hòa bình và an vui trong mối đoàn kết tương thân tương ái.

Học thuyết Vô ngã đã xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó chính là chìa khóa để con người thiết lập đời sống hạnh phúc, hòa bình và an vui trong mối đoàn kết tương thân tương ái.

Bài liên quan

Lý Duyên khởi được Đức Phật nhắc đến trong Kinh: “Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt”. Đức Phật với trực quán thiền định đã đi thẳng vào thực tại, phát hiện vô minh là nguyên nhân sâu xa tạo thành những phiền não khổ đau cho con người, đồng thời Ngài cũng chỉ rõ rằng chỉ có vai trò trí tuệ mới có thể đoạn trừ vô minh đó. Cũng từ lý Duyên khởi, Ngài soi chiếu thấy 12 nhân duyên lần lượt là: Vô minh, Hành, Thức, Danh, Lục căn, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử tham gia vào quá trình hình thành khổ đau cho con người.

Duyên khởi không những chỉ rõ nguyên tắc vận hành của mọi pháp trong thế gian để hình thành tư tưởng “Tự tác tự thụ” (mình làm mình chịu) đề cao vị trí con người, con người là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn có thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình mà còn mở ra cánh cửa giải thoát khổ đau, đưa con người và muôn loài đến bến bờ an vui hạnh phúc.

Đối với người Phật tử, giá trị giải thoát và giác ngộ chính là cái nhìn chân xác, khoa học về sự tồn tại của thân tâm trong quy luật bất biến thành, trụ, hoại, diệt để không bám víu, chấp trước, đau khổ, bi lụy trước hiện thực cuộc sống. Ai nhận thức được quy luật này bằng chánh tri kiến, chánh tư duy thì người đó có thể xa lìa tham ái chấp thủ để đạt được cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa.

Điểm qua những học thuyết căn bản trong kho tàng tri thức vô giá của Phật giáo để thấy được những nhận định như trên của các học giả về Phật giáo là không quá chút nào. Hệ thống giáo lý của Phật giáo mới nghe qua có vẻ siêu hình nhưng khi tìm hiểu thì lại rất thực tế và uyên thâm. Chân lý của Đức Phật cũng không quá khó cho người Phật tử tiếp nhận nó một cách trọn vẹn để từ đó có thể tự mình học tập, vận dụng con đường giác ngộ, giải thoát mà Ngài đã kinh qua.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Hải đảo tự thân

Phật giáo thường thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Phật giáo thường thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm