Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Không có nhà sư chân chính nào đi hành khất, xin tiền như thế

Hiện nay, lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng và lòng bao dung của người Việt Nam nên các đối tượng giả danh nhà tu hành vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của đạo Phật hay nói cách khác là một hành động lừa đảo cần phải được xử lý nghiêm”

Sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài về vấn nạn sư giả ngang nhiên hoành hành đi lừa đảo, xin tiền ở Hà Nội, độc giả đã rất bức xúc vì bị lợi dụng lòng từ bi. Chưa kể đến việc những đối tượng giả danh nhà tu hành đã bôi nhọ hình ảnh trong sáng của đạo Phật. 

Để độc giả có cái nhìn chính xác về hành động của những kẻ giả danh nhà tu hành đi xin tiền làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đạo Phật, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại đức Thích Đức Thiện, Chánh Văn phòng I, TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trả lời câu hỏi hiện nay ở Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước xuất hiện rất nhiều những nhà sư đi khất thực, xin tiền với lý do quên góp từ thiện, đúc chuông, công đức… Đại Đức Thích Đức Thiện cho biết: “Tôi đã được nghe phản ánh nhiều về sự xuất hiện của các nhà tu hành đi khất thực xin tiền. Trước hết về hiện tượng này, tôi khẳng định rằng, hiện nay, theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nội quy Ban Tăng sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không có nhà sư chân chính nào thực hiện các công việc đi hành khất ở ngoài nơi thờ tự của mình. Do đó, không có chuyện các nhà sư chân chính đi hành khất, xin tiền công đức ở các nơi công cộng”.

             ĐĐ.Thích Đức Thiện - Chánh văn phòng I TW Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Đại đức Thích Đức Thiện cũng chỉ rõ: “Theo chương XI, Nội quy Ban Tăng sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quy định: “Cương quyết ngăn chặn hành vi khất thực phi pháp, lợi dụng hình thức Tu sĩ Phật giáo để làm trái với truyền thống của Đạo Phật. Tăng, Ni nào cần duy trì hạnh khất thực để biểu hiện một hạnh nguyện truyền thống đúng Chánh pháp, phải được Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận cho phép bằng 01 giấy chứng nhận. Ngoài ra, nếu thực hiện việc hành khất ở ngoài nơi thờ tự mà không xin phép và có giấy tờ chứng nhận là đã vi phạm pháp luật và vi phạm Nghị định 92 của Chính Phủ 2012”.

                  Một kẻ giả danh nhà tu hành đi xin tiền ở quán cắt tóc, gội đầu

Lý giải rõ hơn về hình thức đi khất thực của các nhà sư, Đại Đức Thích Đức Thiện khẳng định đó là một hình thức tu tập của các nhà sư nhưng đó là trước đây, còn hiện nay, các nhà sư đã không còn thực hiện hình thức tu tập này nữa và đặc biệt ở phía Bắc thì không có.

Đại đức Thích Đức Thiện khẳng định: “Trước kia, hình thức các nhà sư đi khất thực chủ yếu có ở Phật Giáo Nam tông và Phật giáo Hệ phái Khất sĩ là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hình thức tu tập này dần đã có những thay đổi và các nhà sư hiện nay đã không còn thực hiện việc khất thực nữa. 

Vì vậy, một lần nữa, tôi khẳng định, những người khoác áo nhà tu hành đi xin tiền đó không phải là các nhà sư chân chính thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng và lòng bao dung của người Việt Nam nên các đối tượng giả danh nhà tu hành vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của đạo Phật hay nói cách khác là một hành động lừa đảo cần phải được xử lý nghiêm”.

                 Một kẻ giả dạng nhà tu hành khác chạy trốn phóng viên khi bị phát hiện

Trước đó, vào ngày 6/1, Công an phường Phương Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng đã phát hiện 2 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giả dạng nhà sư đi quyên góp tiền xây dựng chùa.

Tại cơ quan điều tra, 2 đối tượng khai nhận là Nguyễn Văn Minh (SN 1964) và Nguyễn Văn Hoàn (SN 1975), đều trú ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Minh và Hoàn đã lừa đảo một số nạn nhân với số tiền từ 50.000 đồng đến vài triệu đồng trong “vai” những nhà sư đi khất thực trên địa bàn Hà Nội.

Tờ báo người lao động dẫn lời của Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp.HCM, khẳng định: Tất cả những “sư” đi khất thực, xin tiền đều là giả.

Vì theo quy định, sư nào khất thực hoặc quyên góp ngoài phạm vi chùa phải có giấy giới thiệu của Ban Thường trực Phật giáo tỉnh, thành. Tuy nhiên, đến nay, trên cả nước chưa có tỉnh, thành nào cấp giấy giới thiệu cho sư đi khất thực, quyên góp tiền.


Hoàng Lâm - Thế Long
Nguồn: Báo Giáo dục Việt Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Làm sao giữ lại

Phật pháp và cuộc sống 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Phật pháp và cuộc sống 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Xem thêm