Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/06/2018, 14:02 PM

Không "thực" khó vực được Đạo

Trước làn sóng nghỉ việc ồ ạt tại bệnh viện công lập hiện nay, hầu hết các bệnh viện công đang rơi vào cảnh lực bất tòng tâm và đang lâm vào cảnh ngộ: động viên, níu kéo, thuyết phục lực lượng thầy thuốc nhưng xem ra kết quả như muối bỏ biển bởi ông bà ta có dạy “có thực mới vực được đạo”.

Một bác sỹ (xin được giấu tên) trước đây công tác tại một bệnh viện của huyện vùng ven thuộc Tp.Cần Thơ nay đã xin nghỉ để chuyển sang làm việc tại một bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói rất thật lòng : “Dù rất muốn ở lại phục vụ người dân ở bệnh viện công lập nhưng lương không đủ sống, áp lực công việc quá lớn dẫn đến lực bất tòng tâm bởi không thực khó vực được đạo vì còn gánh nặng gia đình với bao lo toan cơm, áo, gạo, tiền”.
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đây chỉ là một trường hợp rất phổ biến diễn ra từng ngày, từng giờ tại khu vực ÐBSCL, nhiều nhất là Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long… Cụ thể tại tỉnh Cà Mau từ đầu năm 2015 đến cuối tháng 03/2018 có 105 viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập nghỉ, bỏ việc, gồm chín mươi bảy bác sĩ và tám dược sĩ. Trong số đó, ba mươi tám bác sĩ chuyên khoa I, một bác sĩ chuyên khoa II, hai thạc sĩ và bốn dược sĩ chuyên khoa I. Tại tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này, có tổng cộng bảy mươi tám người có trình độ từ đại học trở lên xin ra khỏi hệ thống y tế công lập hoặc rời địa phương. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, ngành y tế Kiên Giang đã phải giải quyết cho sáu bác sĩ, một dược sĩ cao cấp và một thạc sĩ xin ra khỏi cơ sở y tế công lập. Tại Vĩnh Long đã có ba mươi bác sĩ ở các cơ sở y tế, bệnh viện công lập đã làm đơn xin nghỉ việc dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng. 

Hiện còn nhiều bác sĩ đã gửi đơn xin nghỉ việc chờ xem xét. Nếu như một bác sỹ, dược sỹ phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng chi phí theo học suốt quá trình từ sáu năm rưỡi đến bảy năm thì khi ra trường nếu xin việc được tại một bệnh viện nhà nước thì mức lương xấp xỉ 3 triệu đồng/tháng, đó là chưa kể đến việc phải “chạy việc làm” tại các bệnh viện công với những khoản tiền không hề nhỏ và tất nhiên chuyện chạy “ chợ đen” này rất âm thầm, kín đáo, tinh vi. Nếu như một bác sỹ có thâm niên trên mười lăm năm thì mức lương chính cũng xấp xỉ 6 triệu đồng tại bệnh viện công lập (đã tính thêm các khoản bồi dưỡng) trong khi nếu chuyển sang công tác ở một bệnh viện tư nhân thì mức lương từ 30 triệu/tháng trở lên là chuyện rất bình thường, thậm chí có bác sỹ còn nhận từ 60 đến 100 triệu/tháng tùy thuộc tay nghề và uy tín bản thân.

Ở góc độ lo lắng ngược lại, tại nhiều địa phương đã có mặt rất nhiều bệnh viện tư nhân với trang thiết bị hiện đại, số giường bệnh rất cao; đội ngũ thầy thuốc nhiều kinh nghiệm đã cuốn hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị, và tất nhiên họ phải trả những khoản chi không hề thấp. Xin đơn cử tại Tp.Vĩnh Long có hai bệnh viện tư nhân (quy mô 500 giường bệnh) đang trong giai đoạn hoàn thiện; tại Tp.Cần Thơ có bệnh viện Phụ sản quốc tế Phương Châu, Hoàn Mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ… Theo nhiều chuyên gia y tế cho biết, nhiều bệnh viện tư nhân chủ yếu xây dựng bộ khung chủ lực, còn bác sỹ điều trị là lực lượng mới đầu quân từ các bệnh viện công tại địa phương và các tỉnh lân cận.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Dự, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ bức xúc nói: “Bệnh viện công phải tự chủ về kinh phí nên rất khó khăn trong việc giữ chân bác sĩ, trong khi tâm lý người bệnh luôn đòi hỏi chất lượng từ cơ sở, thiết bị máy móc và hiệu quả điều trị phải cao. Do vậy, dù có nâng cao chất lượng phục vụ thì giá dịch vụ vẫn không thể tăng lên dẫn đến thu nhập của bác sĩ thấp khiến họ rút lui”.

Trước làn sóng nghỉ việc ồ ạt tại bệnh viện công lập hiện nay, hầu hết các bệnh viện công đang rơi vào cảnh lực bất tòng tâm và đang lâm vào cảnh ngộ: động viên, níu kéo, thuyết phục lực lượng thầy thuốc nhưng xem ra kết quả như muối bỏ biển bởi ông bà ta có dạy “Có thực mới vực được đạo”.

Xem ra bài toán nhân lực ngành y tế đã và đang là bài toán khó chưa thể có lời đáp thỏa đáng.

Phan Thị Anh Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm